Phát triển doanh nghiệp trong cụm là phương pháp phổ biến trong việc thúc đẩy phát triển thị trường DVHTKD ở Châu Á. Sự tập trung nhiều doanh nghiệp giống nhau trong cùng một khu vực địa lý nhất định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những can thiệp hỗ trợ từ phía nhà nước. Đây là phương pháp được UNIDO (United Nations Industrial Development Organization) hỗ trợ thực hiện tại Ấn Độ để xây dựng mô hình cho việc hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có việc hỗ trợ DVHTKD (Hào, 2010).
Phát triển doanh nghiệp trong cụm sẽ giải quyết được sự thiếu hụt về kiến thức, thiếu sự hợp tác và cùng hành động giữa các doanh nghiệp.Điều này thể hiện ở nhiều khía cạnh như sau:
- Thứ nhất vấn đề chủ yếu không phải là tính hiệu quả của các thị trường DVHTKD mà là việc không có khả năng đạt được một định hướng cho các cụm một cách tổng do thiếu hụt những dạng thị trường DVHTKD nhất định (chẳng hạn như tư vấn xuất khẩu, công nghệ internet, marketing…). Đây là những lĩnh vực mà các nhà cung cấp tiềm năng thường không muốn đưa ra dịch vụ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi các khách hàng tiềm năng lại không rõ về nhu cầu của mình đối với dịch vụ này.
43
- Thứ hai vấn đề không chỉ là cung cấp các dịch vụ còn thiếu cho khách hàng mà mục tiêu là can thiệp từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ có cơ hội tiếp xúc với các DVHTKD.
- Thứ ba, cần phải tránh việc bao cấp chi phí về các loại hình DVHTKD cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ nhận thức được ý nghĩa của việc sử dụng và cảm nhận được đầy đủ giá trị của các dịch vụ đó. Các khoản trợ cấp chỉ nên tập trung chủ yếu vào giai đoạn đầu cung cấp các DVHTKD (chẳng hạn như tiếp cận công nghệ mới cần đến đào tạo, quản lý chất lượng…)
Qua đó, phương pháp này đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cụm công nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, nâng tỷ lệ tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các cụm doanh nghiệp nhỏ ở Pune, Ludhiana, Jaipur tại Ấn Độ.