Công tác khai thác bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội (Trang 40)

II- Thực trạng triển khai nghiệpvụ bảo hiểm thiết bị điện tử tại bảo việt Hà nội.

1.Công tác khai thác bảo hiểm.

Khai thác là khâu đầu tiên của quá trìng kinh doanh bảo hiểm nó có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của công ty bảo hiểm noi chung và đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng. Đặc biệt đối với những nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai. Xuất phát từ nguyên tắc chung của bảo hiểm là lấy số đông bù số ít. Cho nên muốn tạo lập đợc một quỹ bảo hiểm đủ lớn trớc hết công ty phải thực hiện tốt khâu khai thác. Khai thác bảo hiểm không chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội, mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế. Khai thác càng đợc nhiều thì lợi nhuận của công ty sẽ càng tăng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu tiếp theo của quá trình kinh doanh bảo hiểm.

Để đáp ứng nhu cầu cấp bách của các nhà đầu t và của các tầng lớp nhân dân về bảo hiểm, nhà nớc ta đã có chủ trơng phát triển thị trờng bảo hiểm Việt Nam, đa dạng hoá hoạt động bảo hiểm và ban hành nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Ngay sau khi có nghị định 100/CP của chính phủ, một loạt các Công ty bảo hiểm ra đời các hình thức khác nhau (Nh Bảo Minh, PJICO, Bảo Long, PVIC, Công ty cổ

phần bảo hiểm bu điện ... ) đã tạo nên một thị trờng bảo hiểm sôi động. Do có nhiều công ty bảo hiểm cạnh tranh nhau nên đã ảnh hởng không nhỏ đến việc tổ chức triển khai nghiệp vụ của công ty. Trong tình hình đó, công ty đã có nhiều biện pháp để đứng vững và phát triển trong cạnh tranh. Ban giám đốc kịp thời chỉ đạo các văn phòng quận, huyện luôn bám sát khách hàng, giữ vững địa bàn hoạt động thông qua sử dụng đại lý viên, công tác viên đồng thời công ty đa ra chính sách khách hàng hợp lý, đặc biệt đối với những khách hàng lâu năm bằng các u đãi về phí bảo hiểm, những dịch vụ hỗ trợ đối với tất cả các khách hàng. Thực hiện sự chỉ đạo đó, trên các địa bàn trong thành phố, các văn phòng đại diện đã làm tới khâu phân công cụ thể cho từng cán bộ quản lý khách hàng, tập trung vào những khách hàng lớn nh Tổng công ty 90, 91, thờng xuyên theo dõi để phản ánh với lãnh đạo nắm đợc tình hình khách hàng và những thông tin mới nhất đa ra để thâm nhập thị trờng.

Để thu hút khách hàng tham gia bảo hiểm, công ty luôn coi trọng các biện pháp, chiến lợc tuyên truyền quảng cáo, truyền thông giúp cho khách hàng nhận thức đợc ý nghĩa, tác dụng của bảo hiểm thiết bị điện tử. Trong những năm qua Bảo Việt Hà Nội luôn chủ động kết hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành có liên quan nh đài phát thanh, truyền hình, các Bộ đặc biệt là Tổng công ty điện tử tin học, đây là các đầu mối có tiềm năng khai thác bảo hiểm lớn, mang lại nhiều doanh thu phí bảo hiểm cho công ty. Mặt khác, công ty cử cán bộ xuống từng đơn vị kinh doanh, các doanh nghiệp có sử dụng thiết bị điện tử để giải thích vận động mua bảo hiểm chứ không thụ động ngồi chờ khách hàng đến mua và cũng không đơn thuần chỉ là gửi công văn, quy tắc biểu phí cho họ chờ họ trả lời vì khách hàng thờng ngại đọc và cũng do là dân ta cha có thói quen mua bảo hiểm. Chính vì vậy, cán bộ khai thác bảo hiểm cần phải trực tiếp trả lời những thắc mắc của khách hàng và hớng dẫn họ những loại tài sản nào cần bảo hiểm, loại nào thì không. Ví dụ nh thiếc, kẽm, nhôm.... là một trong những bộ phận của thiết bị điện tử đều có

dễ gây ra đoản mạch. Về phí bảo hiểm thì do đơn bảo hiểm thiết bị điện tử bảo hiểm rất nhiều rủi ro nên đơng nhiên phí bảo hiểm phải cao hơn đơn bảo hiểm cháy. Ví dụ, cũng một đối tợng rủi ro thì theo đơn bảo hiểm cháy tỷ lệ phí có thể từ 0,2 - 0,3 % nhng theo đơn bảo hiểm thiết bị điện tử mức tỷ lệ phí này có thể lên đến 0,4% - 0,6% hoặc có thể cao hơn. Việc một số doanh nghiệp cha nhận thức đợc chính xác những rủi ro điển hình đối với thiết bị điện tử của họ cộng với những nhận thức về bảo hiểm còn hạn chế khiến họ quyết định mua các loại bảo hiểm khác với số phí ít hơn nhằm “ tiết kiệm “ đ- ợc chi phí. Do vậy cán bộ khai thác đã phải tiếp cận và thuyết phục khách hàng tin tởng tham gia bảo hiểm TBĐT tại công ty.

Bớc tiếp theo là việc cấp giấy chứng nhận bảo hiểm: Khi khách hàng có nhu cầu tham gia bảo hiểm, cán bộ bảo hiểm của công ty nhanh chóng tiếp xúc với khách hàng để hớng dẫn họ viết giấy yêu cầu bảo hiểm một cách chi tiết đầy đủ. Đối với các thiết bị điện tử đã điều tra rủi ro thì công ty có thể lập ngay giấy chứng nhận bảo hiểm. Nếu không cán bộ khai thác trực tiếp sẽ cùng ngời tham gia bảo hiểm nghiên cứu và khảo sát thực tế, thu thập đầy đủ tình hình và các số liệu cần thiết để đánh giá rủi ro: Xem xét thực tế số tài sản tham gia bảo hiểm có giá trị bao nhiêu? Thiết bị có đợc bảo dỡng theo hớng dẫn của công ty chế tạo thiết bị không? Hệ thống EDP đặt ở khu vực có khả năng lũ lụt không? Có các phơng tiện phòng cháy chữa cháy không? Để có thể đánh giá rủi ro đợc chính xác cơ sở cho việc xác định phí bảo hiểm sau này, cán bộ khai thác bảo hiểm cần tìm cách trả lời mọi câu hỏi trong bản câu hỏi điều tra rủi ro. Sau khi đã kiểm tra phần kê khai của khách hàng trong bảng danh mục tài sản và dựa trên phân tích các nhân tố ảnh hởng, khả năng gia tăng mức độ rủi ro cho thiết bị, công ty sẽ xác định mức phí bảo hiểm cho khách hàng. Sau đó công ty thông báo cho khách hàng biết tổng số phí bảo hiểm mà họ phải trả, Nếu khách hàng chấp nhận thì công ty sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho họ. Ngoài ra cán bộ khai thác bảo hiểm theo dõi việc nộp phí bảo hiểm của khách hàng đồng thời phải luôn luôn kiểm tra thờng xuyên

các thiết bị điện tử đã đợc bảo hiểm nhằm thu thập thôngtin nh khả năng gia tăng rủi ro để có thể tăng ( hoặc giảm ) phí bảo hiểm cho khách hàng. Điều này còn thể hiện mức độ phục vụ khách hàng một cách tận tìn, chu đáo của công ty, không những khiến cho khách hàng tin tởng vào công ty mà còn nâng cao uy tín của công ty trên thị trờng.

Hiện nay, nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử do Phòng bảo hiểm rủi ro kỹ thuật và Phòng bảo hiểm cháy chịu trách nhiệm khai thác. Nhng thực tế qua theo dõi cho thấy, việc khai thác các đơn bảo hiểm thiết bị điện tử có một khó khăn sau đây:

- Đối tợng khách hàng tơng đối hạn chế trong giai đoạn đầu triển khai nghiệp vụ ( Chỉ một số đơn vị có khối lợng tài sản thiết bị điện tử cao nh các đài phát thanh và truyền hình, bu điện, bệnh viện....). Các văn phòng làm việc, các cá nhân có sử dụng một số thiết bị điện tử ( Nh máy vi tính, điện thoại, các thiết bị văn phòng...) đều hầu nh cha có nhu cầu bảo hiểm cho thiết bị của họ hoặc họ chỉ thấy bảo hiểm theo đơn bảo hiểm cháy là đủ.

- Phần lớn các đơn vị có khối lợng tài sản lớn đều là đơn vị nhà nớc, một số các đơn vị liên quan đến chuyển tải thông tin vẫn còn chế độ bao cấp của nhà nớc, mua thiết bị thay thế ngay khi bị hỏng ( vì việc duy trì mạng thông tin liên lạc liên quan đến cả an ninh quốc gia). Vì vậy ý thức mua bảo hiểm để tự bảo vệ mình của những đơn vị này rất kém. Trờng hợp thứ hai là không có kinh phí mua bảo hiểm. Rất nhiều trờng hợp tiếp xúc và làm việc với khách hàng, khách hàng đều viện dẫn lý do là không tìm đâu ra kinh phí để mua bảo hiểm mặc dù có nhận thức đợc tầm quan trọng của bảo hiểm. Vì thế, có tình trạng công ty bảo hiểm địa phơng nào có quan hệ tốt với khách hàng và chính quyền sở taị thì công ty đó vận động đợc tỉnh duyệt cấp kinh phí để cho khách hàng đó mua bảo hiểm. Ngợc lại, địa phơng nào không quan hệ tốt với khách hàng và chính quyền điạ phơng, thì không có cách nào vận động đ- ợc tỉnh duyệt kinh phí mua bảo hiểm.

- Cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn rất kém, khối lợng các thiết bị có thể bảo hiểm theo đơn bảo hiểm thiết bị điện tử là rất ít. Thậm chí có những đơn vị nghe tên tởng khối lợng thiết bị điện tử của họ phải rất lớn nhng thực tế chỉ có khoảng một vài tỷ ( ví dụ một số đài phát thanh và truyền hình địa phơng ).

- Loại hình bảo hiểm này còn mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp. Trớc đây họ thờng tham gia loại hình bảo hiểm cháy. Có một vài trờng hợp tổn thất xảy ra do những rủi ro không đợc bảo hiểm theo đơn bảo hiểm cháy ( ví dụ nh do sét đánh gián tiếp), nhng công ty vẫn xem xét và thanh toán một phần khiếu nại cho khách hàng theo hình thức bồi thờng thiện chí ( ex - gratia) và tất nhiên đó là những khách hàng lớn, đã tham gia bảo hiểm nhiều năm liên tục, nhng cha có tổn thất. Việc này là hợp lý và không trái với luật định. Tuy nhiên nếu không đợc giải thích kỹ, khách hàng có thể nhầm lẫn là những tổn thất dạng đó vẫn đợc bảo hiểm, vì thế đơn bảo hiểm mới này với phạm vi bảo hiểm rộng hơn nhiều cũng giảm bớt tính hấp dẫn.

Mặc dù đây là một nghiệp vụ mới triển khai, còn hết sức mới mẻ ngay cả đối với cán bộ khai thác bảo hiểm nhng với sự cố gắng nỗ lực của công ty nói chung cũng nh cán bộ làm nghiệp vụ nói riêng, ngày 28/10/1996 đơn bảo hiểm thiết bị điện tử đầu tiên đã đợc cấp cho trung tâm sản xuất chơng trình đài truyền hình Việt Nam với số thiết bị giá trị khoảng 70 tỷ VNĐ, số phí thu đợc 134388000VNĐ. Trong thời gian qua, công ty luôn luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lợng phục vụ khách hàng tham gia bảo hiểm của công ty nên số đơn bảo hiểm cấp ngày càng gia tăng, đối tợng là khách hàng tham gia bảo hiểm ngày càng nhiều đa dạng. Ví dụ nh:

- Công ty viễn thông quốc tế khu vực I.

- Văn phòng Tổng công ty hàng không Việt Nam - Thông tấn xã Việt Nam

- Trung tâm trắc địa bản đồ biển.

- Công ty phát triển cơ sở hạ tầng V-Trac. ...

Để hiểu rõ tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử ở công ty ta xem xét bảng sau:

Bảng 2 : Tình hình khai thác BHTBĐT ở Bảo Việt Hà Nội 1996 – 1999. Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999

1. Số đơn BHTBĐT cấp Đơn 1 3 13 18

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội (Trang 40)