5. Cấu trúc đề tài
3.3.2. Giải pháp chủ yếu
Để công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo có hiệu quả tốt hơn và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo hiện nay ở nước ta, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Hiện nay tôn giáo trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng thì ít nhiều đang bị các thế lực phản động lợi dụng để thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình nhằm phá hoại công tác đổi mới, công cuộc xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp. Vì vậy đoàn kết tôn giáo ởđây là bộ phận quan trọng trong đoàn kết toàn dân. Trước đây và hiện nay và sau này cũng vậy, vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo luôn luôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta. Muốn thực hiện đoàn kết toàn dân phải thực hiện đoàn kết tôn giáo, ngược lại, đoàn kết tôn giáo sẽ góp phần làm tăng thêm sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Để tăng cường khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền sinh hoạt tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào các tôn giáo và những người không theo tôn giáo cống hiến sức người, sức của vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh công bằng văn chủ văn minh.
- Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị
và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan
điểm, chủ trương về chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo.
- Tăng cường công tác vận động quần chúng, xây dựng hệ thống chính trịở cơ sở. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo điều kiện và động viên các tổ chức tôn giáo tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động y tế, văn hóa – xã hội, giáo dục…của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Sớm ban hành các pháp lệnh về tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thực hiện,chuẩn bị tiến tới xây dựng luật về tín ngưỡng tôn giáo. Cần rà soát lại các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay.
- Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo có thể chia thành ba nội dung: + Quản lý nhà nước về lĩnh vực lễ hội tín ngưỡng.
+ Quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức tôn giáo. + Quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động tôn giáo.
Và tương ứng với mỗi lĩnh vức quản lý thì cần có đội ngủ cán bộ được đào tạo
chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Đối với các hội đoàn tôn giáo thực hiện theo nguyên tắc: mọi tổ chức tôn giáo
được Nhà nước công nhận và hoạt động đúng pháp luật.
- Đầu tư và thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội năng cao đời sống vật chất và văn hóa cho
nhân dân các vùng khó khăn, đặc biệt quan tâm các vùng có đông tín đồ tôn giáo và vùng dân tộc thiểu số miền núi còn nhiều khó khăn. Toàn ngành quản lý nhà nước về tôn giáo và toàn thể đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết, chung sức chung lòng, đồng bào các tôn giáo thực hiện đúng phương châm, mục đích hành đạo của mỗi tôn giáo là đồng hành cùng dân tộc, chúng ta nhất định sẽ giành thắng lợi.
- Phải kết hợp hài hòa giữa các yếu tố chuyên môn để không gây ra ức chế phản cảm, xóa thành kiến và quan trọng hơn là tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của tín đồ tôn giáo, chức sắc. Phải thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, vận động chức sắc các tôn giáo. Bên cạnh đó cần phải xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở đủ mạnh để đấu tranh chống lại những hành động phá hoại sựđoàn kết toàn dân trong đó có sự lợi dụng tím ngưỡng tôn giáo. Ởđây lực lượng trong hệ thống chính trị là các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi….tập hợp trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam mà hạt nhân lãnh đạo là
Đảng Cộng sản Việt nam.
- Chúng ta cần tổ chức các lớp tập huấn, tìm hiểu thực tếở các cơ sở tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn giáo để quản lý hoạt động tôn giáo tốt hơn.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở tổng kết những thành tựu và hạn chế của quá trình quản lý nhà nước về
hoạt động tôn giáo ta thấy tư tưởng xuyên suốt trong quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, và công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, lấy mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh làm nền tảng cho
đoàn kết dân tộc.
Tôn giáo luôn là vấn đề phức tạp nhạy cảm của mỗi quốc gia, còn tồn tại lâu dài và có những vấn đề biến động động nhất định ảnh hưởng đến chính trị và xã hội, cũng nhưđời sống của nhân dân. Trong quá trình tồn tại và phát triển tôn giáo ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, luôn là vấn đề nóng trong chính sách đối nội, đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta. Sự thật lịch sử ngày càng chúng minh, tôn giáo là một hiện tượng xã hội có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của người dân.
Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách cũng như những chỉđạo kịp thời cho công tác quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt
động của tôn giáo. Đổi mới công tác vận động quần chúng nhân dân, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, có nhiều chính sách, chủ trương cho các tổ
chức tôn giáo, cũng như các tín đồ tôn giáo yên tâm hoạt động. Trong công cuộc công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đứng trước những cơ hội và thách thức, ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập có thể nảy sinh tiêu cực trong đời sống xã hội. Các thế lực thù địch vẫn đang âm mưu tiến hành diễn biến hòa bình, lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nước, chống phá khối đại đòa kết toàn dân của dân tộc ta. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta thực hiện theo lời Bác dạy “tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” đã đề ra chủ trương, chính sách để nâng cao công tác quản lý Nhà nước
đối với tôn giáo để giữ vững nền hòa bình, độc lập, tự chủ mà nhân dân ta có công đấu tranh giành được, đảm bảo cho tín đồ tôn giáo thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, và hoạt động của các tổ chức tôn giáo diễn ra ổn định. Vì vậy mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn chủ, văn minh, phát huy những giá trịđạo đức tốt đẹp của tôn giáo, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc ngày càng được củng cố và phát huy.
Nhìn chung đồng bào tôn giáo phấn khởi tạo được niềm tin đối với chính sách tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đề ra. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ trương của Nhà nước, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp, góp phần giữđược sựổn định chính trị.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp 2013.
2. Bộ luật dân sự năm 2005. 3. Luật Đất Đai năm 2013.
4. Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004.
5. Nghị định 92/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Nghịđịnh số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
8. Quyết định số 134/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ
Nội vụ.
9. Thông tư số 04/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ : Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
10. Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ Ban hành và hướng
dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Danh mục tài liệu khác
1. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức IX, Nxb
Chính trị Quốc gia, 2011.
2. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI, Nxb
Chính trị quốc gia, 2011.
3. Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004.
4. Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà đất liên quan đến tôn giáo
Sách, báo, tạp chí
1. C.Mác - Ăngghen, tập 1, Nxb Sự Thật, HN 1980.
2. Đặng Nghiêm Vạn, Những vấn đề lý luận về thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, Nxb
3. Đỗ Quang Hưng, Những hiểu biết mới của vấn đề tôn giáo – dân tộc trong tình hình hiện nay, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 2 năm 2003.
4. Đỗ Quang Hưng. Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam – Lý luận và thực
tiễn. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
5. Đỗ Quang Hưng, Vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam, Tạp chí cộng
sản, số 11 năm 2005.
6. Hoàng Công Khôi, Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo từ thực tiễn của thành phố Hà Nội, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5 (217) năm 2006.
7. Lênin toàn tập, tập 12 Nxb Tiến Bộ, Matxcơva 1979.
8. Lê Văn Lợi, Hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Tạp chí quản lý nhà nước, số 219, tháng 4 năm 2014.
9. Nguyễn Đức Lữ, Về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam, Tạp chí quản lý nhà nước, số 142 tháng 11 năm 2007.
10. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2009.
11. Phạm Xuân Thu, Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
ở nước ta hiện nay, Tạp chí quản lý nhà nước, số 211 tháng 8 năm 2013.
Trang thông tin điện tử
1. Ban Tôn Giáo Chính Phủ, Hoạt động đối ngoại của các tổ chức tôn giáo ở Việt
Nam thời kỳ đổi mới,
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/4568/Hoat_dong_doi_ngoai_cu
a_cac_to_chuc_ton_giao_o_Viet_Nam_thoi_ky_doi_moi,
[truy cập ngày 28/8/2014].
2. Chùa Phúc lâm,Sửa đổi Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo: Mong sự diễn đạt rõ ràng,
chặt chẽ, Minh Thạnh, http://chuaphuclam.vn/index.php?/phat-giao-trong-
nuoc/sua-doi-phap-lenh-tin-nguong-ton-giao-mong-su-dien-dat-ro-rang-chat- che.html, [truy cập ngày 07/11/2014].
3. Tuyên giáo Hậu Giang, Một số nét về tình hình tôn giáo
http://www.haugiang.gov.vn/Portal/HtmlView.aspx?pageid=3026&ItemID=13036 &mid=5180&pageindex=6&siteid=59, [truy cập ngày 23/10/2014].
4. Tuyên giáo Hậu Giang, Báo cáo tóm tắt tình hình tôn giáo ở nước ta trong năm
2013; dự báo tình hình năm2014,
http://www.haugiang.gov.vn/Portal/HtmlView.aspx?pageid=3026&ItemID=21648 &mid=5180&pageindex=6&siteid=59, [truy cập ngày 23/10/2014].