5. Cấu trúc đề tài
2.2. Cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động tôn giáo
Cơ quan quản lý Nhà nước được tổ chức theo các ngành và các cấp từ trung ương
đến địa phương. Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền nhà nước, nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, hướng các hoạt động tôn giáo nhằm phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ và nhằm phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về các hoạt động của tôn giáo là10:
Ở cấp Trương ương: Cơ quan có thẩm quyền chung, có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo là Chính phủ cụ thể: thực hiện chính sách tôn giáo bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, bảo đảm sự bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật. Chống mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
Nhưng cơ quan chuyên môn chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
lĩnh vực tôn giáo trên phạm vi cả nước là Ban tôn giáo Chính phủ. Ban tôn giáo Chính
phủ là cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp Bộ Trưởng Bộ Nội vụ
quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trong phạm vi cả nước và thực hiện các dịch vụ
công thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật. Để thực hiện nhiệm vụ trên Ban tôn giáo Chính phủđược trao nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội; dự thảo nghịđịnh của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về tôn giáo; chiến lược, quy hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về tôn giáo.
- Trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định: dự thảo Thông tư và các văn bản khác về công tác tôn giáo; kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về công tác tôn giáo.
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt; Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ
quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức khác có liên quan: Thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước về bảo đảm quyền tự do
10 Quyết định số 134/2009/QĐ-TTg ngày 03/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ.
tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật; bảo đảm sự bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước Việt Nam. Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề cụ thể về
tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn và hỗ trợ chính quyền địa phương các cấp về công tác tôn giáo và giải quyết những vấn đề quan trọng về tôn giáo.
- Thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Thống nhất quản lý về xuất bản các loại sách kinh, các tác phẩm, giáo trình giảng dạy, văn hóa phẩm thuần túy tôn giáo của các tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động; tham gia quản lý các khu di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh liên quan đến tôn giáo.
Ở cấp địa phương: chia làm ba cấp gồm cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. - Cấp tỉnh: Ban Tôn giáo tỉnh (sau đây gọi tắt là Ban Tôn giáo).
Về chức năng: là đơn vị trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo; thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
Và Ban Tôn giáo chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Nội vụ,
đồng thời chịu sự chỉđạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ; Ban
Tôn giáo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Về Nhiệm vụ:
1. Giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh;
2. Giúp Giám đốc Sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo qui định của pháp luật; tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước với chức sắc, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh;
3. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ công tác tôn giáo;
4. Làm đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo trên
địa bàn tỉnh;
5. Tổng hợp tình hình các tôn giáo trên địa bàn tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ, Uỷ ban nhân dân tỉnh theo qui định;
6. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, tài chính, tài sản của cơ quan theo phân cấp và qui định của pháp luật;
7. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở giao.
Về cơ cấu tổ chức, biên chế:
Ban Tôn giáo có Trưởng Ban, 01 Phó Trưởng Ban, 3 phòng nghiệp vụ; biên chế Ban Tôn
giáo trong biên chế hành chính của Sở Nội vụ theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cấp huyện: Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có chức
năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý tôn giáo trên địa bàn của huyện.
- Cấp xã: UBND tỉnh chỉ định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã về công tác tôn giáo trên cơ sở quy định của pháp luật theo đề nghị của Trưởng ban Ban tôn giáo tỉnh. Đối với xã không có tổ chức đọc lập giúp UBND quản lý nhà nước về công tác tôn giáo, phân công một ủy viên kiêm nhiệm theo dõi, tổ chức, thực hiện công tác tôn giáo trên địa bàn.
2.3. Nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo
2.3.1. Đăng ký hoạt động tổ chức tôn giáo
Một tổ chức muốn được công nhận là tổ chức tôn giáo, trước tiên tổ chức đó phải
đăng ký sinh hoạt tôn giáo và đăng ký hoạt động tôn giáo.
Việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo được quy định rất cụ thể ở Điều 5 Nghị định
92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
tại, theo quy định này thì công dân có nhu cầu tập trung để thực hành các nghi thức thờ
cúng, cầu nguyện, bày tỏ đức tin về tôn giáo mà mình tin theo thì người đại điện gửi hồ
sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo đến Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp xã có trác nhiệm trả lời bằng văn bản, và điều kiện đểđược chấp thuận sinh hoạt tôn giáo là phải có tôn chỉ11; có nội dung sinh hoạt tôn giáo không được: lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước, kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước, chia rẽ nhân dân, chia rẽ
các dân tộc, chia rẽ tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tín mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
công dân, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; có địa
điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo; và người đại diện phải là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sựđầy đủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần đoàn kết,
hòa hợp nhân dân.
Sau khi đã được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo thì tổ chức đó phải có sinh hoạt tôn giáo ổn định từ hai mươi năm trở lên kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận sinh
11 Tôn nghĩa là cao quí. Chỉ nghĩa là một hành động nào đó. Tôn chỉ: là một hành động cao quí nhằm đem lại những điều tốt đẹp.
hoạt tôn giáo và thỏa các điều kiện ở Nghịđịnh 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây viết tắt là Nghịđịnh 92/2012/NĐ- CP) tại Khoản 1 Điều 6: “1. Đểđược cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức phải có đủ
các điều kiện sau: a) Có sinh hoạt tôn giáo ổn định từ hai mươi năm trở lên kể từ ngày
được Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận sinh hoạt tôn giáo, không vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 812 và Điều 1513 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;
b) Là tổ chức của những người có cùng niềm tin; có giáo lý, giáo luật, lễ nghi,
đường hướng hành đạo và hoạt động gắn bó với dân tộc, không trái với thuần phong, mỹ
tục và quy định của pháp luật;
c) Không thuộc tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
d) Tên gọi của tổ chức không trùng với tên các tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc tên các danh nhân, anh hùng dân tộc;
đ) Có địa điểm hợp pháp để hoạt động tôn giáo;
e) Có người đại diện là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sựđầy đủ, có uy tín trong tổ chức và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật”.
Và tiến hành gửi hồ sơđăng ký hoạt động tôn giáo đến cơ quan có thẩm quyền cụ
thể: trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Pháp lệnh thì Điều 15 được sửa đổi, bổ
sung như sau:
"Điều 15
1. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm một trong các quy định tại khoản 2 Điều 8 Pháp lệnh này. b) Có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Đối với Khoản 2 Điều 8 và Điều 15 của Pháp lệnh thì ta thấy nghĩa ý nội dung quy
định có sự trùng lắp. Còn trong dự thảo thì ý nội dung của hai quy định trên không có sự
12 Xem trang 24 của Luận văn.
13Điều 15. Hoạt động tín ngưỡng , tôn giáo bịđình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường; 2. Tác động xấu đến đoàn kết toàn dân, đến truyền thống van hóa tốt đẹp của dân tộc;
3. Xâm phạm tính mạng, súc khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người; 4. Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác.
trùng nhau. Tuy Điều 15 này quy định cụ thể hơn những cũng chưa thể hiện được cơ
quan nào có thẩm quyền đình chỉ hoặc tạm đình chỉ đối với những vi phạm trong các trường hợp trên. Và quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh hiện hành cũng không thể hiện
được thẩm quyền đình chỉ thuộc về cơ quan nào. Điều này cũng dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động tôn giáo theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 3 Điều 6 của Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo: “3. Thẩm quyền cấp đăng ký và thời hạn trả lời: a) Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương có trách nhiệm cấp đăng ký cho tổ chức có phạm vi hoạt động
ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả
lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh có trách nhiệm cấp đăng ký cho tổ chức có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp từ chối cấp
đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”. Như vậy sau khi thỏa các điều kiện để đăng ký hoạt động tôn giáo thì tổ chức tôn giáo đó có trách nhiệm gửi hồ sơđăng ký hoạt
động tôn giáo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định, nếu được chấp thuận thì tổ chức
đó được hoạt động tôn giáo”.
2.3.2. Công nhận tổ chức tôn giáo
Sau khi được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, mà tổ chức đó muốn được công nhận là tổ chức tôn giáo (tư cách pháp nhân) thì phải thỏa các điều kiện quy định tại Nghịđịnh
92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
tại Điều 8 khoản 1: “Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức có hoạt động tôn giáo liên tục, không vi phạm các quy định của Nghị định này và đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 16 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là tổ chức tôn giáo”. Nghĩa là sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo thì tổ chức đó có hoạt động tôn giáo liên tục như: tổ chức các lễ hội tôn giáo, thực hiện nghi lễ, truyền đạo, giảng đạo tại địa điểm sinh hoạt tôn giáo đã đăng ký, tổ chức đại hội thông qua hiến chương, điều lệ và các nội dung có liên quan trước khi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, bầu cữ, suy cữ những người lãnh đạo tổ chức, mở lớp bồi dưỡng giáo lý, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình thuộc cơ sở tôn giáo, và hoạt
động từ thiện nhân đạo, Đảng và Nhà nước ta khuyến khích chức sắc, nhà tu hành, tín đồ
các tôn giáo tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo phù hợp với hiến chương, điều lệ
Điều 33 của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo. Căn cứ vào các điều đó các tổ chức tôn giáo
đã thực hiện các hoạt động từ thiện nhân đạo, ủng hộ tài chính, vật phẩm cứu trợ cho
đồng bào bị thiên tai, hổ trợ chăm sóc sức khỏe người nghèo, người tàn tật… Và không vi phạm khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo: “Tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau đây: Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc; Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật; Có đăng ký hoạt động tôn giáo