Những yêu cầu khách quan đối với hoạt động quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt

Một phần của tài liệu pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của tôn giáo (Trang 50)

5. Cấu trúc đề tài

3.2.Những yêu cầu khách quan đối với hoạt động quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt

hoạt động tôn giáo

Với tình hình thế giới và trong khu vực khá căng thẳng hiện nay và Việt Nam là một nước đang phát triển thì Việt Nam đang đứng trước cả thời cơ, thuận lợi, lẫn khó khăn thách thức.Nên Đảng và Nhà nước ta phải có những chủ trương, chính sách để lãnh

đạo, quản lý đất nước đưa nước ta ngày càng phát triển vững mạnh.

Tôn giáo luôn là vấn đề nhạy cảm là một trong những nhân tố tiềm ẩn nguy cơ

gây mất ổn định ở các quốc gia trong đó có Việt Nam. Với những diễn biến hết sức phức tạp và căng thẳng về an ninh, quốc phòng, chính trị xã hội… và cả nền hòa bình thế giới nói chung ,Việt Nam nói riêng thì việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tôn giáo chúng ta phải đặc biệt quan tâm, và một số yêu cầu bấp bách cần đề ra trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay là:

- Trước tiên cần kiện toàn bộ máy nhà nước trong lĩnh vực quản lý về tôn giáo,

đào tạo bồi dưỡng những cán bộ có chuyên môn làm công tác tôn giáo. Kiện toàn bộ máy Ban Tôn giáo các cấp chính quyền đểđảm báo chất lượng hoạt động.

- Ban tôn giáo các cấp cần tham mưu với Ủy ban nhân dân và với cấp trên (Ban Tôn giáo Chính phủ) để đề ra các phương hướng, nhiệm vụ, hướng dẫn các tôn giáo hoạt

động theo phương châm “tốt đời đẹp đạo”.

- Bảo đảm nhu cầu tín ngưỡng chân chính của quần chúng có đạo và đảm bảo nhu cầu ấy luôn được giải quyết hợp lý, đáp ứng được nguyện vọng người dân. Để đảm bảo cho sinh hoạt tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ pháp luật.

- Cần có những biện pháp khắc phục tình trạng buôn lỏng quản lý nhà nước về

hoạt động tôn giáo. Cần thẩm tra xác minh để gải quyết các khiếu nại còn tồn động liên quan đến cơ sở vật chất tài sản của tôn giáo. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ

biến các quan điểm, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về tôn giáo.

- Cần phối hợp giữa các ngành chức năng, các cấp chính quyền để ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật, nhất là âm mưu diễn biến hòa bình mà các thế lực thù đich đã lợi dụng tôn giáo gây rối, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh các yếu tố trên chúng ta còn cần phải xây dựng lực lượng chính trị

ở cơ sởđủ mạnh để đấu tranh chống lại những hành động phá hoại đoàn kết dân tộc, lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm trái pháp luật.

3.3. Phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động tôn giáo

3.3.1. Phương hướng chủ yếu

Đểđẩy mạnh hơn nữa công tác Quản lý nhà nước về tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng như toàn ngành quản lý nhà nước về tôn giáo đã đề ra nhiệm vụ công tác tôn giáo như:

- Trước mắt quán triệt sâu rộng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về công tác tôn giáo, thực hiện sự chỉđạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ

Nội vụ. Tiếp tục tổ chức các Hội nghị công tác tôn giáo theo vùng miền, theo chuyên đề

làm cơ sởđề xuất chính sách, giải pháp quản lý phù hợp vùng miền, tổ chức nghiên cứu khoa học quản lý nhà nước về tôn giáo, công tác tôn giáo.

- Tham mưu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo phù hợp với

điều kiện thực tiễn. Hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức, cá nhân tôn giáo, tổ chức và thực hiện các hoạt động tôn giáo theo quy định. Tăng cường công tác thông tin đối ngoại tôn giáo, công tác phối hợp đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo, bảo vệ và đấu tranh nhân quyền và củng cố tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp và để làm tốt hơn nữa công tác tôn giáo, bên cạnh việc tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về tôn giáo, triển khai thực hiện Nghị định 92/2012/NĐ-CP (Nghị định thay thế Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp

lệnh tín ngưỡng, tôn giáo) sau khi được Chính phủ ban hành, tham mưu cho Bộ trưởng

Bộ Nội vụ ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh, tham mưu Chính phủ đề

nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Lãnh đạo các địa phương cần duy trì và thực hiện thường xuyên việc gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào có đạo, của những người đứng đầu các tôn giáo. Cùng với Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ Ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, các thủ tục hành chính trong công tác tôn giáo

ởđịa phương được quy định cụ thể đem lại sự đổi mới về cải cách hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Các thủ tục này cũng sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước về

tôn giáo ngày càng hiệu quả, cũng như tạo điều kiện thuận tiện cho tổ chức, cá nhân tôn giáo trong quá trình hoạt động. Các thủ tục đó bao gồm:

16 thủ tục hành chính cấp tỉnh gồm:

- Chấp thuận việc tổ chức các lễ hội tín ngưỡng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP;

- Cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho tổ chức có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc (tổ chức tôn giáo cơ sở) đối với các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

- Cấp đăng ký cho hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Chấp thuận việc mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo; - Đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghịđịnh số 92/2012/NĐ-CP;

- Tiếp nhận thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghịđịnh số 92/2012/NĐ-CP;

- Đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành vi phạm pháp luật về tôn giáo;

- Chấp thuận hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm có sự tham gia của tín đồ ngoài huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc ngoài tỉnh;

- Chấp thuận tổ chức hội nghị thường niên, đại hội của tổ chức tôn giáo không thuộc quy định tại Điều 27, 28 Nghịđịnh số 92/2012/NĐ-CP;

- Đăng ký hiến chương, điều lệ sửa đổi của tổ chức tôn giáo quy định tại Điều 29 Nghịđịnh số 92/2012/NĐ-CP;

- Chấp thuận việc tổ chức cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ đến từ nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc từ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Chấp thuận việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo vượt ra ngoài phạm vi một huyện;

- Chấp thuận sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại cơ sở tôn giáo hợp pháp

09 thủ tục hành chính cấp huyện gồm:

- Cấp đăng ký cho hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động trong một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động trong một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Tiếp nhận thông báo thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành;

- Đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành;

- Chấp thuận hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm có sự tham gia của tín đồ trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Chấp thuận tổ chức hội nghị thường niên, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở; - Chấp thuận việc tổ chức cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Chấp thuận việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo;

- Chấp thuận việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo vượt ra ngoài phạm vi một xã nhưng trong phạm vi một huyện.

07 thủ tục hành chính cấp xã gồm:

- Tiếp nhận thông báo người đại diện hoặc Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng;

- Tiếp nhận thông báo dự kiến hoạt động tín ngưỡng diễn ra vào năm sau tại cơ sở

tín ngưỡng;

- Chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo;

- Đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở; - Tiếp nhận đăng ký người vào tu;

- Tiếp nhận thông báo về việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải xin cấp giấy phép xây dựng;

- Chấp thuận việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo trong phạm vi một xã.

3.3.2. Giải pháp chủ yếu

Để công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo có hiệu quả tốt hơn và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo hiện nay ở nước ta, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

nước ta. Hiện nay tôn giáo trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng thì ít nhiều đang bị các thế lực phản động lợi dụng để thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình nhằm phá hoại công tác đổi mới, công cuộc xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp. Vì vậy đoàn kết tôn giáo ởđây là bộ phận quan trọng trong đoàn kết toàn dân. Trước đây và hiện nay và sau này cũng vậy, vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo luôn luôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta. Muốn thực hiện đoàn kết toàn dân phải thực hiện đoàn kết tôn giáo, ngược lại, đoàn kết tôn giáo sẽ góp phần làm tăng thêm sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Để tăng cường khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền sinh hoạt tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào các tôn giáo và những người không theo tôn giáo cống hiến sức người, sức của vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh công bằng văn chủ văn minh.

- Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị

và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan

điểm, chủ trương về chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo.

- Tăng cường công tác vận động quần chúng, xây dựng hệ thống chính trịở cơ sở. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo điều kiện và động viên các tổ chức tôn giáo tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động y tế, văn hóa – xã hội, giáo dục…của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Sớm ban hành các pháp lệnh về tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thực hiện,chuẩn bị tiến tới xây dựng luật về tín ngưỡng tôn giáo. Cần rà soát lại các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay.

- Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo có thể chia thành ba nội dung: + Quản lý nhà nước về lĩnh vực lễ hội tín ngưỡng.

+ Quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức tôn giáo. + Quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động tôn giáo.

Và tương ứng với mỗi lĩnh vức quản lý thì cần có đội ngủ cán bộ được đào tạo

chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

- Đối với các hội đoàn tôn giáo thực hiện theo nguyên tắc: mọi tổ chức tôn giáo

được Nhà nước công nhận và hoạt động đúng pháp luật.

- Đầu tư và thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội năng cao đời sống vật chất và văn hóa cho

nhân dân các vùng khó khăn, đặc biệt quan tâm các vùng có đông tín đồ tôn giáo và vùng dân tộc thiểu số miền núi còn nhiều khó khăn. Toàn ngành quản lý nhà nước về tôn giáo và toàn thể đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết, chung sức chung lòng, đồng bào các tôn giáo thực hiện đúng phương châm, mục đích hành đạo của mỗi tôn giáo là đồng hành cùng dân tộc, chúng ta nhất định sẽ giành thắng lợi.

- Phải kết hợp hài hòa giữa các yếu tố chuyên môn để không gây ra ức chế phản cảm, xóa thành kiến và quan trọng hơn là tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của tín đồ tôn giáo, chức sắc. Phải thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, vận động chức sắc các tôn giáo. Bên cạnh đó cần phải xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở đủ mạnh để đấu tranh chống lại những hành động phá hoại sựđoàn kết toàn dân trong đó có sự lợi dụng tím ngưỡng tôn giáo. Ởđây lực lượng trong hệ thống chính trị là các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi….tập hợp trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam mà hạt nhân lãnh đạo là

Đảng Cộng sản Việt nam.

- Chúng ta cần tổ chức các lớp tập huấn, tìm hiểu thực tếở các cơ sở tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn giáo để quản lý hoạt động tôn giáo tốt hơn.

KT LUN

Trên cơ sở tổng kết những thành tựu và hạn chế của quá trình quản lý nhà nước về

hoạt động tôn giáo ta thấy tư tưởng xuyên suốt trong quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, và công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, lấy mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh làm nền tảng cho

đoàn kết dân tộc.

Tôn giáo luôn là vấn đề phức tạp nhạy cảm của mỗi quốc gia, còn tồn tại lâu dài và có những vấn đề biến động động nhất định ảnh hưởng đến chính trị và xã hội, cũng

Một phần của tài liệu pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của tôn giáo (Trang 50)