5. Cấu trúc đề tài
3.3.1. Phương hướng chủ yếu
Đểđẩy mạnh hơn nữa công tác Quản lý nhà nước về tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng như toàn ngành quản lý nhà nước về tôn giáo đã đề ra nhiệm vụ công tác tôn giáo như:
- Trước mắt quán triệt sâu rộng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về công tác tôn giáo, thực hiện sự chỉđạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ
Nội vụ. Tiếp tục tổ chức các Hội nghị công tác tôn giáo theo vùng miền, theo chuyên đề
làm cơ sởđề xuất chính sách, giải pháp quản lý phù hợp vùng miền, tổ chức nghiên cứu khoa học quản lý nhà nước về tôn giáo, công tác tôn giáo.
- Tham mưu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo phù hợp với
điều kiện thực tiễn. Hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức, cá nhân tôn giáo, tổ chức và thực hiện các hoạt động tôn giáo theo quy định. Tăng cường công tác thông tin đối ngoại tôn giáo, công tác phối hợp đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo, bảo vệ và đấu tranh nhân quyền và củng cố tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp và để làm tốt hơn nữa công tác tôn giáo, bên cạnh việc tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về tôn giáo, triển khai thực hiện Nghị định 92/2012/NĐ-CP (Nghị định thay thế Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp
lệnh tín ngưỡng, tôn giáo) sau khi được Chính phủ ban hành, tham mưu cho Bộ trưởng
Bộ Nội vụ ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh, tham mưu Chính phủ đề
nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Lãnh đạo các địa phương cần duy trì và thực hiện thường xuyên việc gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào có đạo, của những người đứng đầu các tôn giáo. Cùng với Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ Ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, các thủ tục hành chính trong công tác tôn giáo
ởđịa phương được quy định cụ thể đem lại sự đổi mới về cải cách hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Các thủ tục này cũng sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước về
tôn giáo ngày càng hiệu quả, cũng như tạo điều kiện thuận tiện cho tổ chức, cá nhân tôn giáo trong quá trình hoạt động. Các thủ tục đó bao gồm:
16 thủ tục hành chính cấp tỉnh gồm:
- Chấp thuận việc tổ chức các lễ hội tín ngưỡng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP;
- Cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho tổ chức có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc (tổ chức tôn giáo cơ sở) đối với các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;
- Cấp đăng ký cho hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Chấp thuận việc mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo; - Đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghịđịnh số 92/2012/NĐ-CP;
- Tiếp nhận thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghịđịnh số 92/2012/NĐ-CP;
- Đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành vi phạm pháp luật về tôn giáo;
- Chấp thuận hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm có sự tham gia của tín đồ ngoài huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc ngoài tỉnh;
- Chấp thuận tổ chức hội nghị thường niên, đại hội của tổ chức tôn giáo không thuộc quy định tại Điều 27, 28 Nghịđịnh số 92/2012/NĐ-CP;
- Đăng ký hiến chương, điều lệ sửa đổi của tổ chức tôn giáo quy định tại Điều 29 Nghịđịnh số 92/2012/NĐ-CP;
- Chấp thuận việc tổ chức cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ đến từ nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc từ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Chấp thuận việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo vượt ra ngoài phạm vi một huyện;
- Chấp thuận sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại cơ sở tôn giáo hợp pháp
09 thủ tục hành chính cấp huyện gồm:
- Cấp đăng ký cho hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động trong một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động trong một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Tiếp nhận thông báo thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành;
- Đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành;
- Chấp thuận hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm có sự tham gia của tín đồ trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Chấp thuận tổ chức hội nghị thường niên, đại hội của tổ chức tôn giáo cơ sở; - Chấp thuận việc tổ chức cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Chấp thuận việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ngoài cơ sở tôn giáo;
- Chấp thuận việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo vượt ra ngoài phạm vi một xã nhưng trong phạm vi một huyện.
07 thủ tục hành chính cấp xã gồm:
- Tiếp nhận thông báo người đại diện hoặc Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng;
- Tiếp nhận thông báo dự kiến hoạt động tín ngưỡng diễn ra vào năm sau tại cơ sở
tín ngưỡng;
- Chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo;
- Đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở; - Tiếp nhận đăng ký người vào tu;
- Tiếp nhận thông báo về việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải xin cấp giấy phép xây dựng;
- Chấp thuận việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo trong phạm vi một xã.