5. Cấu trúc đề tài
2.3.2. Công nhận tổ chức tôn giáo
Sau khi được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, mà tổ chức đó muốn được công nhận là tổ chức tôn giáo (tư cách pháp nhân) thì phải thỏa các điều kiện quy định tại Nghịđịnh
92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
tại Điều 8 khoản 1: “Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức có hoạt động tôn giáo liên tục, không vi phạm các quy định của Nghị định này và đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 16 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là tổ chức tôn giáo”. Nghĩa là sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo thì tổ chức đó có hoạt động tôn giáo liên tục như: tổ chức các lễ hội tôn giáo, thực hiện nghi lễ, truyền đạo, giảng đạo tại địa điểm sinh hoạt tôn giáo đã đăng ký, tổ chức đại hội thông qua hiến chương, điều lệ và các nội dung có liên quan trước khi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, bầu cữ, suy cữ những người lãnh đạo tổ chức, mở lớp bồi dưỡng giáo lý, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình thuộc cơ sở tôn giáo, và hoạt
động từ thiện nhân đạo, Đảng và Nhà nước ta khuyến khích chức sắc, nhà tu hành, tín đồ
các tôn giáo tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo phù hợp với hiến chương, điều lệ
Điều 33 của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo. Căn cứ vào các điều đó các tổ chức tôn giáo
đã thực hiện các hoạt động từ thiện nhân đạo, ủng hộ tài chính, vật phẩm cứu trợ cho
đồng bào bị thiên tai, hổ trợ chăm sóc sức khỏe người nghèo, người tàn tật… Và không vi phạm khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo: “Tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau đây: Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc; Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật; Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định; Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp; Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận”.
Trong dự thảo thì Khoản 1 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“ 1. Tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng tôn giáo, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc;
b) Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật;
c) Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định, không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh này.
d) Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp;
đ) Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền công nhận hoặc tên các danh nhân, anh hùng dân tộc”.
Ta thấy bên cạnh những quy định cũđược giữ lại thì có điểm khác là ởđiểm c: quy
định cụ thể là đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động và hoạt
động tôn giáo ổn định, không thuộc trông các trường hợp quy định tại Điều 15, so với quy định hiện hành thì chỉ là có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn
định mà thôi chứ chưa được cơ quan thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động.
Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo thuộc về Thủ tướng Chính phủ đối với tổ
chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu từ chối cấp đăng ký thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Còn tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu
ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo
chức tôn giáo hoạt động trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, và trường hợp từ chối cấp đăng ký thì cũng trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.14