Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của tôn giáo (Trang 47)

5. Cấu trúc đề tài

3.1.3. Những mặt hạn chế

Tuy nhiên tình hình hoạt động tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định. Hoạt động tuyền giáo trái pháp luật và sự phát

21Đỗ Quang Hưng. Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam – Lý luận và thực tiễn. NXB Chính trị Quốc gia,Hà Nội 2005, tr.513.

22, 24 Ban Tôn Giáo Chính Phủ, Hoạt động đối ngoại của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới,

http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/4568/Hoat_dong_doi_ngoai_cua_cac_to_chuc_ton_giao_o_Viet_ Nam_thoi_ky_doi_moi, [truy cập ngày 28/8/2014].

24 Ban Tôn Giáo Chính Phủ, Hoạt động đối ngoại của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới,

http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/4568/Hoat_dong_doi_ngoai_cua_cac_to_chuc_ton_giao_o_Viet_ Nam_thoi_ky_doi_moi, [truy cập ngày 28/8/2014].

triển của những tôn giáo mới lạ, hoạt động ngoài khuôn khổ pháp luật hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp. Một số người chưa tuân thủ pháp luật, còn tổ chức truyền đạo trái phép; còn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan. Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai và cơ sở vật chất của tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt, phức tạp. Ở một số nơi, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối, kích động tín đồ

nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị. Tiêu biểu ở

vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới phía Bắc, ở Tây Nguyên, và kể cảở miền Tây.

Một vài nơi cấp chính quyền địa phương, cán bộ làm công tác tôn giáo chưa nhận thức đúng đắn chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà mước, chưa làm tốt công tác hướng dẫn, vận động chức sắc tín đồ tôn giáo dẫn đến một số tin đồn thất thiệt của tín

đồ Thiên Chúa giáo gây hoang mang trong quần chúng như tin đồn “Đức Mẹ khóc”, một

số phần tử quá khích trong một số tôn giáo đã móc nối với nước ngoài hoạt động tôn giáo phức tạp. Những vấn đề này hiện nay việc xử lý cũng như quy định của pháp luật còn lúng túng.

Trong việc kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức; đời sống và thu nhập cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác tôn giáo so với mặt bằng chung còn thấp.

Trong quy định của pháp luật chưa cụ thể, chưa rõ ràng như: tại Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ở Điều 3 và Điều 12 chỉ quy định những tổ chức tôn giáo cơ sở phải

đăng ký hoạt động tôn giáo hàng năm, còn tổ chức tôn giáo trên cơ sở huyện, tỉnh, miền không đăng ký hoạt động tôn giáo hàng năm nên đã gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Và tại Điều 15 của Pháp lệnh có quy định về việc đình chỉ tín ngưỡng, tôn giáo khi có vi phạm pháp luật nhưng lại không quy định cơ quan nào có thẩm quyền đình chỉ. Cũng ở Pháp lệnh tại Điều 34 quy định chưa cụ thể như người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tại những cơ sở tôn giáo hợp pháp, nhưng chưa quy định về nơi sinh hoạt tôn giáo đối với trường hợp người nước ngoài theo những quy định tôn giáo mà ở Việt Nam chưa có hoặc không có nơi thờ tự25.

Còn trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thì Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 12

25 Lê Văn Lợi, Hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Tạp chí quản lý nhà nước, số 219, tháng 4 năm 2014, tr 32-37.

1. Tổ chức tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo chương trình hoạt động tôn giáo diễn ra hàng năm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp hoạt động ngoài chương trình, nội dung đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Một phần của tài liệu pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của tôn giáo (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)