5. Cấu trúc đề tài
2.3.4. Viêc đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động tôn giáo
Theo quy định của pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay thì tổ chức tôn giáo hợp pháp được thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo. Việc chiêu sinh của trường đào tạo tôn giáo phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, tự nguyện của thí sinh và điều lệ hoạt động của trường đã
được phê duyệt. Môn học về lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam là các môn học chính khóa trong chương trình đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự
chấp thuận của Chỉ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi mở lớp.
Được quy định cụ thể tại Điều 24 của Pháp lệnh và tại Điều 15 Nghị định số
92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo, việc quản lý đối với trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo:
- Trước khi tuyển sinh, Ban lãnh đạo nhà trường có trách nhiệm gửi bản thông báo chỉ tiêu tuyển sinh đến cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương. Nội dung bản thông báo nêu rõ số lượng học viên dự kiến tuyển và các điều kiện bảo đảm. Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày gửi bản thông báo hợp lệ, nếu cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương không có ý kiến khác thì nhà trường được thực hiện tuyển sinh theo nội dung đã thông báo.
- Công dân Việt Nam theo học tại trường đào tạo những người chuyên hoạt động
tôn giáo là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp
luật.
- Về trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hành chính đối với trường đào tạo những người chuyên hoạt
động tôn giáo trên địa bàn; Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ
Nội vụ, các cơ quan liên quan hướng dẫn chương trình, nội dung và kiểm tra việc giảng dạy môn lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam là các môn học chính khóa trong chương trình đào tạo tại trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo..
Và trình tự thủ tục được quy định như sau: Tổ chức tôn giáo hợp pháp thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơđến Thủ
tướng Chính phủ. Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị thành lập trường.
- Đề án thành lập trường, trong đó nêu rõ tên tổ chức tôn giáo đề nghị thành lập trường, sự cần thiết thành lập trường, tên trường, địa điểm dự kiến đặt trường kèm theo hồ sơ về đất đai, cơ sở vật chất, khả năng đảm bảo về tài chính, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, quy mô, chương trình, nội dung giảng dạy, dự thảo quy chế hoạt động, dự thảo quy chế tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, dự kiến Ban giám hiệu hoặc Ban giám đốc (gọi
chung là Ban lãnh đạo) kèm theo danh sách trích ngang, dự kiến đội ngũ tham gia giảng
dạy. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và trả lời bằng văn bản cho tổ chức tôn giáo; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cũng trên tinh thần nhằm bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng của mọi người, phù hợp quy định tại Hiến pháp 2013, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, bên cạnh giữa lại quy định hiện hành thì tại dự thảo ở Điều 24 quy định cụ
thể hơn giữa việc thành lập trường đào tạo và việc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo là hai việc cụ thể. Và quy định về thẩm quyền chấp nhận thành lập trường, cũng như mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cũng cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu như thế sẽ giúp ích cho các tổ chức tôn giáo cũng như cán bộ làm công tác tôn giáo dễ thực thi pháp luật hơn.
"Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Tổ chức tôn giáo được thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo; mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ.
2. Việc chiêu sinh của trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo thực hiện theo nguyên tắc công khai và điều lệ hoạt động của trường đã được phê duyệt.
Môn học về lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam là các môn học chính khoá trong chương trình đào tạo tại trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.
3. Thẩm quyền chấp thuận thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo; mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc thành lập trường do tổ chức tôn giáo thành lập và quản lý.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận việc thành lập trường do tổ chức tôn giáo trực thuộc thành lập và quản lý .
c) Cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh chấp thuận việc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.