5. Cấu trúc đề tài
2.1.5. Nguyên tắc hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật
Tại Điều 5 Pháp lệnh của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số 21/2004/PL-
UBTVQH11 ngày 18/6/2004 về tín ngưỡng, tôn giáo quy định tại: “Nhà nước đảm bảo
quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật”. Các hoạt
động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ được đảm bảo, những hoạt dộng tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân được khuyến khích. Nhưng các hoạt
động tôn giáo phải tuân theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được Nhà nước đảm bảo nhưng phải tuân theo pháp luật. Mọi tổ chức cá nhân hoạt động tín ngưỡng tôn giáo phải luôn được thực hành trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ gìn độc lập chủ quyền quốc gia. Các hình thức kỳ
thị, phân biệt đối xử về tự do tín ngưỡng, mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện dưới hình thức nào phải bị phản đối, hoạt động mê tín dị đoan bị phê phán và loại bỏ. Tổ chức tôn giáo thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Những hành vi lợi dụng tôn giáo nhằm chống lại Nhà nước, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ
công dân, phá hoại sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân đều bị xử lý theo pháp luật. Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 của Pháp lệnh của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội số
21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/6/2004 về tín ngưỡng, tôn giáo được quy định:
“1.Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; 2. Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dịđoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác”.
Và trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
ởĐiều 8 được quy định rõ hơn, tính cưỡng chế cao hơn, không phải là “không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo…” nữa mà cụ thể là “nghiêm cấm việc phân biệt
đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo...”, và “nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo…”
“Điều 8
1. Nghiêm cấm việc phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
2. Nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; tác động xấu đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; gây rối trật tự công cộng; ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; cản trở
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Nghiêm cấm các hoạt động tà đạo”
Cũng trong dự thảo tại Khoản 3 Điều có quy định thêm về tà đạo là gì: “Tà đạo là hoạt động mang hình thức tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân hay nhóm người trái pháp luật, xâm phạm an ninh trật tự, trái với thuần phong mỹ tục, xuyên tạc lịch sử, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam”.
Quy định nghiêm cấm các hoat động tà đạo là để có căn cứ xử lí đối với các hoạt
động của cá nhân, nhóm người lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Trong khuôn khổ pháp luật thì chức sắc, nhà tu hành ngoài thực hiện quyền và công việc thuộc chức vụ của mình, mà còn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo quy
định, là phải thường xuyên giáo dục tín đồ lòng yêu nước, có ý thức chấp hành pháp luật. Theo quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh: “Chức sắc, nhà tu hành và công dân có tín ngưỡng, tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ
công dân.Chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ lòng
yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật”. Nhưng so với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thì quy định cụ thể hơn đối với người là chức sắc, chức việc, nhà tu hành và ngoài trách nhiệm giáo dục tín đồ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thì còn phải xây dựng đất ngước ổn định hạnh phúc: “Chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam hoặc người nước ngoài hoạt động tôn giáo ở Việt Nam có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, đoàn
kết giữa các tôn giáo, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật
Qua các quy định mới ở dự thảo Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một sốđiều của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo ta thấy được sự thể hiện quan điểm cởi mở hơn đối với tôn giáo, tạo nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động tôn giáo.