5. Cấu trúc đề tài
2.4. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo
2.4.1. Các hoạt động về tín ngưỡng và tôn giáo
Trong quản lý của Nhà nước ta bao giờ cũng tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân. Thực hiện quản lý hoạt động tôn giáo, trên cơ sở luật pháp và đặc điểm của hoạt động tôn giáo, Nhà nước tạo ra các khung pháp lý để theo đó người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mình, để các tổ chức tôn giáo thực hiện các hoạt động tôn giáo của mình. Và như vậy, quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo không có nghĩa là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo mà chính là tôn trọng và đảm bảo bằng luật pháp quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 3 trong Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo có quy định: “Hoạt
động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với đất nước, thờ cúng thần thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu chi những giá trị văn hóa tốt đẹp về lịch sử,
đạo đức xã hội.
Và hoạt động tôn giáo là hoạt động mang tính xã hội như việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo”.
Trong dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có
bổ sung khoản 12 vào Điều 3 như sau: “Sinh hoạt tôn giáo là việc thực hành nghi thức
thờ cúng, cầu nguyện, bày tỏ niềm tin tôn giáo”.
Chứng tỏa trong hoạt động tín ngưỡng hay hoạt động tôn giáo thì chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo được thực hiện các lễ nghi trong phạm vi phụ trách và được giảng
đạo truyền đạo tại cơ sở tôn giáo. Có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của người khác.
Trong thực tế các hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo được diễn ra rất sôi động và ngày càng gia tăng như các lễ hội của các tôn giáo: Lễ Phật đảng của đạo Phật, lễ Noen
của Thiên Chúa giáo, trong phạm vi gia đình có thờ cúng tổ tiên gỗ những người đã
khuất, trong phạm vi cả nước có gỗ Tổ Vua Hùng mùng mười tháng ba hàng năm…ngoài
ra còn có rất nhiều hoạt động tôn giáo khác như lễ cúng đình…
Và cơ sở tôn giáo muốn tổ chức sinh hoạt tôn giáo thì người phụ trách tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng ký chương trình hoạt động hàng năm diễn ra tại cơ sở tôn giáo
đó với Ủy ban nhân dân cấp xã như lễ hội tín ngưỡng được tổ chức ần đàu; lễ hội tín ngưỡng được khôi phục lại sau thời gian gián đoạn; lễ tín ngưỡng được tổ chức định kỳ
nhưng có thay đổi nhưng có thay đổi nội dung, thời gian so với trước. Và hoạt động tôn giáo phải đảm bảo an toàn tiết kiệm, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn môi trường.
Tuy nhiên cũng có những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị pháp luật nghiêm cấm gồm:
- Ép buộc công dân theo đạo, bỏđạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
để phá hoại hoà bình, độc lập thống nhất đất nước;
- Kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước;
- Chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo;
- Gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
- Hoạt động mê tín dịđoan hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2.4.2. Cơ sở tín ngưỡng tôn giáo và tài sản của tôn giáo
Theo Khoản 2 và Khoản 7 Điều 3 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, cơ sở tôn giáo được hiểu như sau: Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng, bao gồm đình, đền, miếu, am, từđường, nhà thờ họ và những cơ sở tương tự
khác. Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận. Nơi thờ tự, tu hành bao gồm: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, tu viện…thuộc tổ
chức tôn giáo. Nơi đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo bao gồm: học viện, trường cao đẳng, trường trung cấp phật học, đại chủng viện của đạo Công giáo, Viện thánh kinh thần học của đạo Tin lành.
Nhưng ngoài cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trên còn có cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh như trong dự thảo có bổ sung Điều 10a vào sau Điều
10 và tại Khoản 3 Điều 10a quy định như sau: “Hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng dân
cư nơi có cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và pháp luật về di sản văn hóa”.
Tại Điều 4 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, quy định tài sản thuộc các cơ sở
tôn giáo: “chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, đình, đền, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, các cơ sởđào tạo của tổ chức tôn giáo, những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp khác, kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ”.
Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo. Cơ sở tín ngưỡng còn là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, từ đường, nhà họ…Trong dự thảo thì Điều 4 được sửa đổi ngắn gọn hơn nhưng không làm thay đổi quy định của pháp luật, vẫn đảm bảo
được sự bảo hộ của luật pháp đối với cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và đối với các đồ
dùng thờ cúng và dễ hiểu hơn đối với người đọc: “Cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, kinh sách và các đồ dùng thờ cúng được pháp luật bảo hộ”. Ngoài ra tại Khoản 1, 2, 3 Điều 27 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy
định:“1. Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt
động được sử dụng ổn định lâu dài; 2. Đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họđược sử dụng ổn định lâu dài;3. Việc quản lý và sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật vềđất đai”.
Nhưng trong dự thảo thìa điều này được sửa dổi, bổ sung như sau: “1. Đất có các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo hợp pháp được sử dụng ổn định lâu dài; 2. Việc quản lý và sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai”. Cũng như những quy định khác trong dự thảo đã đề
cập ở trên thì tại điều này cũng thể hiện được sự rõ ràng cụ thể, góp phần thực thi pháp luật dễ dàng hơn.
Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, được Nhà nước cho phép hoạt động được sử dụng lâu dài. Luật Đất đai 2013 có một số quy định trong liên quan đến việc quản lý và sử dụng tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của tổ chức tôn giáo tại các điều: “Khoản 4 Điều 5 của Luật đất đai 2013 đã quy định: Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ
sở khác của tôn giáo.”
Nhà nước cũng đã quy định đất của cơ sở tôn giáo là loại đất thuộc đất giao không thu tiền sử dụng đất tại Khoản 5 Điều 54 của Luật Đất đai 2013 “Cộng đồng dân cư sử
dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 159 của Luật này”.
Trong Luật Đất đai cũng có quy định đất của cơ sở tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cú vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, và việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Cụ thể hơn là
được quy định tại Điều 159 và Điều 160 của Luật Đất đai 2013: “Điều 159. Đất cơ sở tôn giáo
1. Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh
đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết
định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.
Điều 160. Đất tín ngưỡng
1. Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từđường, nhà thờ họ.
2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ
họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Từ một số quy định của pháp luật trên quy định vềđất đai liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất của tổ chức tôn giáo thấy rằng, quyền sử dụng đất là một trong những tài sản của tổ chức, nhưng với những diện tích được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng
đất thì tổ chức tôn giáo không được sử dụng khi tham gia các giao dịch về bất động sản trong các quan hệ pháp luật của tổ chức tôn giáo16; đặc biệt, với tài sản gắn liền trên đất là các công trình phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo như nhà thờ, nhà chùa, thánh thất, thánh
đường…về vật chất, các cơ sở tôn giáo được xác định là tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng17; về tinh thần, cơ sở thờ tự của các tôn giáo là nơi tôn nghiêm, chỉ dành cho việc thờ phượng và sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng dân cư là tín đồ; về lịch sử, trong
đời sống tôn giáo của các tôn giáo ở Việt Nam hầu như chưa có tiền lệ nào về việc tài sản giao dịch trong các quan hệ pháp luật của tổ chức tôn giáo là các cơ sở thờ tự.
Bên cạnh tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là đất đai thì còn có tài sản khác như tiền dâng cúng, cơ sở vật chất khác. Thì trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều
16 Khoản 5 Điều 54, Luật Đất đai 2013. 17Điều 220, Bộ Luật Dân sự 2005.
của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có quy định bổ sung khoản 4 vào Điều 28 như sau: “Tiền, tài sản được dâng cúng, công đức tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải được sử dụng đúng mục đích và phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và của cộng đồng khu vực có cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo”. Nhưng qua quy định này lại làm nảy sinh một vấn đề chưa rõ ràng, làm cho người đọc có nhiều cách hiểu khác nhau, và nếu thực thi pháp luật sẽ gặp khó khăn ở chỗ là về yêu cầu tài sản của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là tiền và tài sản dâng cúng là “phải được sử dụng đúng mục đích” và “phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và của cả cộng đồng khu vực có cơ sở tín ngưỡng tôn giáo”. Yêu cầu này rất đúng, nhưng ở đây lại phát sinh câu hỏi “mục đích” được “sử
dụng đúng” đó là mục đích gì?, và “cộng đồng khu vực” là gì? bao gồm những ai? Và người hiểu có thể hiểu là khu vực dân cư, hay thôn, ấp, làng,…thì yêu cầu đương nhiên của một văn bản pháp luật là sự rõ ràng, chặt chẽ, chính xác sẽ không còn18.
18 Chùa Phúc lâm, Sửa đổi Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo: Mong sự diễn đạt rõ ràng, chặt chẽ, Minh Thạnh,
http://chuaphuclam.vn/index.php?/phat-giao-trong-nuoc/sua-doi-phap-lenh-tin-nguong-ton-giao-mong-su-dien-dat- ro-rang-chat-che.html, [truy cập ngày 07/11/2014].
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
3.1. Thực trạng trong quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động tôn giáo 3.1.1. Sơ lược về tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay
Việt Nam nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp với nhiều nước, giao thông thuận lợi. Tạo điều kiện cho việc giao lưu của nhiều luồng tư tưởng, văn hóa trong khu vực và các nước trên thế giới, nước ta còn chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh lớn là Trung Hoa và Ấn Độ. Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, thiên nhiên vừa ưu đãi vừa thách thức trước những khó khăn và chịu thiệt hại nặng nề của thời tiết khắc nghiệt như mưa nhiều, bão lũ, hạn hán… thường xuyên xảy ra cho nên con người nảy sinh tâm lý sợ hãi thường tìm đến sự chở che của thế
lực siêu nhiên.
Việt Nam còn là quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có các hình thức tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, vì thếđời sống tâm linh của dân tộc Việt rất phong phú và đa dạng. Việt Nam cũng là nước có bề dày lịch sử lâu đời, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ
nước, nên ý thức chống giặc ngoại xâm luôn thường trực trong mỗi con người Việt Nam, trong tâm thức luôn chứa đựng đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, điều này thể hiện rõ trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Người Việt
ngoài thờ cúng tổ tiên, còn thờ cúng những anh hùng – những người có công trong công
cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Người Việt Nam luôn có tính cởi mở, khoan dung nên cùng lúc họ có thể tiếp nhận nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Từ những hình thức tôn giáo sơ khai đến những hình thức tôn giáo hiện đại, từ phương
Đông cổ đại đến phương Tây cận, hiện đại tất cảđã và đang tồn tại cùng với tín ngưỡng dân gian, bản địa của các dân tộc khác nhau.
Có thể coi Việt Nam là bảo tàng tôn giáo, tín ngưỡng của thế giới, có đủ các tín ngưỡng truyền thống, có các tôn giáo ngoại nhập, tôn giáo nội sinh. Việt Nam có những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Nho giáo; có tôn giáo có nguồn
gốc từ phương Tây. Hiện nay Việt Nam có 6 tôn giáo lớn nhung trong đó có 4 tôn giáo
du nhập từ bên ngoài (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành và Hồi Giáo); có tôn giáo
được sinh ở Việt Nam như: Đạo Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh về
hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi cũng như tổ chức giáo hội. Giáo hội các tôn giáo khi
được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đều được chính quyền các cấp quan tâm và
tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động bình thường trong khuôn khổ của pháp