Tạo những hình ảnh và mô típ trần thuật mang ý nghĩa biếu tượng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 54)

trên những cơ sở lí luận đó, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu cụ thế những đặc sắc của tổ chức trần thuật trong tiểu

3.3.2. Tạo những hình ảnh và mô típ trần thuật mang ý nghĩa biếu tượng

3.3.2.1. Hình ảnh biêu tượng

Theo nhà phân tâm học Freud, “hiếu tượng diên đạt một cách gián tiếp, bỏng gió và ít nhiêu khó nhận ra niêm ham muôn hay các xung đột. Biêu tượng là môi liên kêt thông nhât nội dung rõ rệt của một hành vỉ, một tư tưởng, một lời nói với ỷ nghĩa tiềm ân của chủng... Khi ta nhận ra, chăng hạn trong một hành vi, ít nhât là có hai phần ỷ nghĩa mà phần này thê chô cho phẩn kia băng cách vừa che lâp vừa bộc lộ phần kia ra; ta có thế gọi moi quan hệ giữa chúng có tính biến tượng” [4, tr. 24].

Tiểu thuyết T h o ạ t k ỳ t h ủ y của Nguyễn Bình Phương chứa đựng rất nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng như: trăng, máu, cú mèo... Đó là những hình ảnh thuộc về một miền vô thức, gây ám ảnh về bạo lực, diệt vong và chết chóc cho nhân vật. Hệ thống những hình ảnh biểu tượng đã tạo nên cấu trúc siêu thực cho tác phẩm đồng thời thế hiện quan niệm nhân sinh của tác giả.

* Hình tượng trăng

T h o ạ t k ỳ t h ủ y , hình tượng trở đi trở lại nhiều lần và ám ảnh nhất là trăng. Trăng gắn chặt với cuộc đời Tính như hình với bóng. Xuyên suốt tác phẩm, hình ảnh trăng xuất hiện dày đặc:

■ “Vừa ra đời, Tính đã thấy trăng. Mặt trăng to bằng chiếc nong lừ lừ rọi qua vách liếp tạo thành một quầng trong suốt... Trăng không đi hình vòng cung lên cao. Trăng tiến theo đường thẳng, lừng lững áp lại. To bằng miệng giếng, bằng cái hủng, rồi trăng choán kín bầu trời. Tính ngợp trong thứ ánh sáng vàng trắng, lạnh lẽo, rên xiết” [15, tr. 14-15].

5 4

■ “Đêm. Tính không ngủ được vì trăng. Trăng làm Tính lạnh, càng bịt tai, co người, càng đau đớn khố sở. Trăng rơi u u, miên man, rên xiết” [15, tr. 26].

■ Trăng u u rơi xuống mặt sông. Sương lên, sương lên... Trăng không xuống được tóc, chỉ lơ lửng trên đầu. Trăng cười, vàng sắp thành đen rồi” [15, tr. 36].

■ “Nghe người lục bục lắm, có lẽ trăng sẽ vỡ mất. Mắt chó vàng như trăng. Nó giàn giụa sáng. Mẹ ạ, phải làm gì bây giờ” [15, tr. 37].

■ “Biết nó là trăng, trăng xanh đen, rỗ chi chít. Mặt trăng nằm trên cỏ, hơi võng ở giữa làm các ngọn cỏ run lên run lên” [15, tr. 42].

■ “Nó bị rỗ. Trăng đen, trăng đen, trăng đen” [15, tr. 51].

■ “Trăng đen, sao mày cứ... choán hết mặt mẹ tao. Rét bỏ cha đi chứ lỵ” [15, tr. 53]. ■ “Trăng đi rồi chẳng lạnh nữa...” [15, tr. 69].

■ “Trăng đen, trăng đen không thấy đến cũng chẳng rõ nữa. Bao nhiêu là yết hầu” [15, tr. 89].

■ “Trăng đen, trăng đen sao mày dập dềnh trôi mãi không hết. Lông mày hoa mơ, mỏ mày khoằm nhọn. Bao giờ mày đi ?” [15, tr. 90].

■ “Em đâm nát bét mặt trăng của chúng nó. Đâm tê cả tay, còn răng thì ngứa ran lên mỗi khi nhìn thấy cỏ” [15, tr. 104].

■ “Hiền về thì về đi, trăng đến rồi, đang đến, chậm rãi, lập cập làm người tôi lục bục lắm... Trăng đen, trăng vàng, mày to bằng quả bưởi, bằng cái nồi, bằng cái mâm, bằng cái hủng, mày che hết tất cả tã lót làm tao rét ” [15, tr. 143].

■ “Đi hết cả rồi. Đi hết cả rồi. Lạy mày đừng vàng nữa. Lạnh lắm ” [15, tr. 155]. ■ “Hiền đâu, Hiền đâu, sợ lắm. Nó sắp đến rồi. Vàng vàng lạnh lạnh” [15, tr. 156]. ■ “Ông Khoa xoay sang trái, chiếc thánh giá bắt nắng vụt lóe lên rọi thẳng vào mắt

Tính.” Trăng!

Tính lắp bắp rút phắt con dao sau lưng ra, sấn lại chỗ ông Khoa, vung mạnh” [15, tr. 156].

Dưới con mắt của Tính, trăng đã mất đi vẻ lung linh thơ mộng vốn có của nó. Đó chỉ còn là ánh trăng hắc ám. Vừa chào đời, Tính đã bị ám ảnh bởi trăng, “ T í n h n g ợ p

t r o n g t h ứ á n h s á n g v à n g t r ắ n g , l ạ n h l ẽ o , r ê n x i ế t ” . Có một nỗi sợ hãi vô hình từ ánh sáng trong suốt lạnh lẽo đó. Từ đó, theo suốt cuộc đời Tính, trăng ám ảnh như một định mệnh. Trăng ám ảnh, đuổi bắt Tính, Tính vùng vẫy, giẫy giụa nhưng rồi bị tê liệt. Có thể nói, cả cuộc đời Tính là hành trình chạy trốn tuyệt vọng, là cuộc trả thù bất thành với trăng. Trăng đã vượt lên sức biểu đạt của một hình tượng để trở thành một biểu tượng, biểu tượng cho sức mạnh kỳ bí, man dại của cõi vô thức siêu hình. Nó là phần nguyên thủy trong con người, là nơi chứa đựng sự vô thức và cái huyền ảo. Neu biếu tượng có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ thì từ góc độ tâm lí, mối quan hệ của trăng và Tính cũng chính là sự giằng co giữa vô thức và ý thức, giữa ẩn ức và hiện thực. Chính vì vậy, đến với trăng trong T h o ạ t k ỳ t h ủ y là đến với hành trình khám phá một thế giới nội tâm điên loạn độc đáo, đến với một thân phân cô độc bị dồn đuổi và đến với cõi vô thức siêu hình được Nguyễn Bình Phương dày công dàn dựng.

Cùng với trăng là hình tượng máu. Có thể nói, toàn bộ tác phẩm ngập trong sắc máu: máu đổ trong chiến tranh; máu từ trong câu chuyện “khoặp cổ” của Hưng, máu từ cổ lợn “phun ra đỏ rực” dưới bàn tay của ông Điện, ông Thụy, của Tính; máu từ miệng ông Xuân, cô Nheo thổ ra trước khi chết; máu phun thành tia từ yết hầu thằng bé điên; máu trong giấc mơ của bà Liên; máu rớm từ vú Hiền cà mạnh trên đá; máu nhuộm đỏ mặt Hưng; máu trào từ cổ ông Phùng, ông Khoa, Tính; máu từ ngực con cú trên sông... Đặc biệt ám ảnh hơn cả là máu trong những giấc mơ của Tính. Giấc mơ nào của Tính cũng ít nhiều vấy máu, ngay cả trăng và đá cũng như thê tuôn máu. “ Q u ả n ú i b ị k h o é t v ẹ t m ộ t n ử a , t r ô n g n h ư c ơ t h ê m â t t h ị t , l ộ r a m à u t r a n g p h a c h ú t đ ỏ c ủ a m á u ” , “ M ô i h ò n đ ả b ị v ỡ l à m á u t ủ a r a ” , “ G i ó t h ô i . T ả n g đ ả n â u n ô i g â n h ồ n g . M á u l ê n h l á n g t r à n t ừ n ú i x u ố n g d ì m n g ậ p đ ấ t ” [15, tr. 166]. Máu tứa ra từ những vô thức bám lấy giấc mơ của Tính làm cho màu sắc siêu thực, dị thường của tác phẩm tăng lên.

* Hình tượng con cú

Hình ảnh con cú cũng được tái hiện nhiều lần trong tiểu thuyết ở tất cả các trạng thái kế từ khi nó bị rơi xuống dòng sông Cái.

5 6

■ “Mười một giờ mười lăm. Con cú giật mình chới với rơi từ vòm lá sung xuống” [15, tr. 9].

■ “Con cú dang rộng đôi cánh màu hoa mơ, cố cất lên nhưng không được” [15, tr. 9]. ■ “Nước ngấm qua lông, chạm vào da, khiến con cú tỉnh táo lạ thường” [ 15, tr. 10].

■ “Đôi chân con cú thu gọn lại, áp sát vào ức. Và nó thấy khoan khoái vì trạng thái dập dềnh nhè nhẹ” [15, tr. 10].

■ “Con cú tròn xoe mắt nhìn hai bên bờ. Nó trôi theo dòng nước, chậm rãi, lờ đờ” [15, tr. 10].

■ “Dòng sông trườn dưới bụng con cú mèo. Những chiếc móng ngâm nước bắt đầu có cảm giác. Con cú thở nhè nhẹ. Đôi mắt mở to, tròn, dửng dưng, vô cảm” [15, tr. 49].

■ “Con cú khẽ động cánh. Máu vẫn rỉ ra liên tục” [15, tr. 50]. ■ “Con cú dập dềnh trên nước, đôi mắt dửng dưng” [15, tr. 83].

■ “Con cú lim dim. Mạch máu tăng dần. Mỏ con cú mấp máy đầu hơi lúc lắc... Nó bắt đầu chú ý tới xung quanh” [15, tr. 88].

■ “Hiền ra bờ sông, thấy con cú vẫn dập dềnh. Lông nó không ướt. Trong ánh sáng lờ mờ, hai mắt con cú di chuyển” [15, tr. 102].

■ “Con cú mèo kêu mấy tiếng nhỏ. Mắt nó đảo thành vòng, cánh co vào, xoãi ra” [15, tr. 113].

■ “ Con cú hơi ngoái cổ... Con cú vẩy mỏ, rùng mình” [15, tr. 1 14].

■ “Gần sáng, con cú đập cánh một hai lần, sóng nước loang ra mờ mờ bí ẩn” [15, tr. 121].

■ “Ngoài sông, con cú vật cánh oành oạch” [15, tr. 130].

■ “Con cú nhắm mắt, sau đó lại mở... Con cú bay, chẳng cần biết tới phương nào. Bay, cứ bay, miễn là bay” [15, tr. 160-161].

Trong T h o ạ t k ỳ t h ủ y , con cú là một hình ảnh biểu tượng. Nó mang ý nghĩa như một sự cảnh báo về những tai họa bất ngờ, sự chết chóc không lường trước được trong

cuộc sống con người. Nó xuất hiện dọc theo chiều dài tác phấm. Trong suốt 45 phút tồn tại của mình, con cú là nhân chứng cho sự tồn tại và diệt vong của một ngôi làng. Chuỗi thời gian con cú trôi trên sông đã được ảo hóa, nhập vào thời gian lịch sử tồn tại của ngôi làng. Có thế nói, sự xuất hiện của con cú như tiếng gõ cửa của định mệnh chết chóc. Cú bị bắn nhưng không chết, nó vẫn lẩn khuất và như thế, các điềm báo vẫn diễn ra báo hiệu bi kịch chưa bao giờ dứt. Hình ảnh con cú góp phần làm cho không gian câu chuyện đậm chất huyền thoại và phi lí.

3.3.2.2. Mô típ trần thuật

Mô típ là “thành tô bên vững, vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn bản vãn học; mô típ có thê được phân xuât ra từ trong một hoặc một sô tác phẩm vãn học, của một nhà văn, hoặc trong vãn cảnh một khuynh hướng văn học, một thời đại văn học nào đó” [1, tr. 204]. Mô típ trần thuật được Nguyễn Bình Phương sử dụng phổ biến trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy là mô típ giấc mơ.

Văn học ở mọi thời đại người ta đều mượn giấc mơ để thể hiện quan niệm nhân sinh, nhân thế. Tâm lý con người càng phát triển thì giấc mơ càng nhiều dạng, phức tạp bởi “ G i â c m ơ l à b i ê u t ư ợ n g c ủ a c u ộ c p h i ê u l ư u c ả t h ê , đ ư ợ c c â t s â u t r o n g t â m k h ả m . . . C h i ê m m ộ n g h i ệ n r a v ớ i c h ú n g t a n h ư m ộ t đ i ê u b í â n c ủ a c h í n h m ì n h ” [4, tr. 17]. Theo định nghĩa này, giấc mơ chính là sự phản ánh, tái hiện những suy nghĩ, những ám ảnh của con người về quá khứ, về những điều đã xảy ra và sẽ xảy ra một cách không tự giác.

Thế giới tinh thần của con người vốn bí mật và phức tạp. Ngoài phần ý thức con người còn có vô thức, tiềm thức và tâm linh. “ G i ấ c m ơ t h ư ờ n g đ ư ợ c c o i l à s ự t á i h i ệ n s u y n g h ĩ c ủ a c o n n g ư ờ i d ư ớ i d ạ n g k h ô n g t ự g i á c , g i â c m ơ c ò n l à đ i ê m b á o t r ư ớ c t ư ơ n g l a i ” [4, tr. 49].

Trong công trình nghiên cứu Các bài viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ,

S. Freud đã chia giấc mơ thành hai phần: nội dung biểu hiện và nội dung tiềm ẩn, trong đó, nội dung biểu hiện là cảnh mộng mà người nằm mơ thấy được bao gồm một hệ thống các hình ảnh, một chuỗi bức tranh, tình tiết, ngôn từ... Hệ thống hình ảnh này là hình thức biểu hiện của giấc mơ, thường có mối liên hệ với các sự kiện diễn ra ban ngày. Phần nội

5 8

dung tiềm ân bao gồm những ước muốn, những khát khao mà chính người nằm mơ cũng không thấy được, nó vốn bị nhấn chìm trong vô thức, nó là bờ bên kia của trí tưởng tượng nhưng vẫn chứa đựng bóng dáng cuộc đời thực. Và đây chính là nguyên nhân, động lực của giấc mơ.

Trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương, giấc mơ với những điềm báo, dự báo xuất hiện thường xuyên. Ở T h o ạ t k ỳ t h ủ y , mô típ giấc mơ trở đi trở lại nhiều lần. Nguyễn Bình Phương như đang nhập thân vào chính linh hồn vô thức cùng lảm nhảm bất định trong những độc thoại nội tâm, cùng rên xiết theo từng trạng thái mơ của nhân vật. Nhân vật của Nguyễn Bình Phương luôn sống trong những giấc mơ biến ảo chập chờn. Tính mơ đứng mơ nằm, mơ đêm mơ ngày, đang ngồi cũng mơ: “ T ỉ n h n g ồ i c ắ m c ú i n h ặ t k i ế n d i t a n h t á c h . T í n h n h ắ m m ă t , t r o n g b ó n g t ô i l ả o đ ả o , h i ệ n r a m ộ t c ả i t a i c ư ỡ i t r ê n l ư n g c o n n g ự a g i à đ u ô i t h e o m ộ t c h ú l ợ n . C á i t a i x á m , m ơ m à n g , t a y h ư ơ h ư ơ c o n d a o c h ọ c t ỉ ê t l ợ n s á n g q u ă c . . .

[15, tr. 41].

Với Tính, mơ còn lồng trong mơ: “Gần sảng, Tỉnh mơ. Trong giấc mơ của Tính, Hiền đang ngủ mơ thấy hai con bọ ngựa cắn nhau. Đầu đã rơi, thân còn quấn chặt. Tỉnh dậy, thây nằm đè lên bông hoa cải... Ba năm sau, Hiển lây chồng mới biết mình bị mất trinh. Không hiếu từ khi nào ” [15, tr. 55]. Như vậy, trong giấc mơ của Tính còn có cả giấc mơ của Hiền như “lời báo trước” về một đôi uyên ương chuẩn bị kết duyên. Và ngay sau đó là sự kiện đám cưới của Tính và Hiền.

Trong tác phẩm, Tính là một nhân vật luôn bị ám ảnh bởi bạo lực. Nó thấm vào máu, đi vào cả những giấc mơ của Tính. Câu chuyện mà Tính được biết và say mê đầu đời không phải là một bài học, một câu chuyện cổ tích mà đó là những chuyện “khoặp”, “cắn cổ” Mỹ của Hưng. Vật mà Tính say mê cũng không phải là cây bút hay đồ chơi mà đó là con dao chọc tiết lợn sáng quắc của ông Điện. Lời động viên mà Tính lưu tâm nhất là câu nói của Hưng “ M à y s ợ g ì . H ồ i ở c h i e n t r ư ờ n g t a o g i ế t n g ư ờ i n h ư n g ó e ”

[15, tr. 83]. Chính bởi vậy, càng về sau giấc mơ nào của Tính cũng đều vấy máu, ngay cả trăng và đá cũng như thế tuôn máu: “ m ỗ i h ò n đ á b ị v ỡ l à m á u t ủ a r a ” , “ n ó c ứ t r ô i , d a t h ị t v à m á u c ứ t r ô i . . . ” [15, tr. 37-38]. “ G i ó t h ô i . T ả n g đ á n â u

n ô i g â n h ồ n g . M á u l ê n h l á n g t r à n t ừ n ú i x u ỏ n g d ì m n g ậ p đ ấ t ” [15, tr. 166].

Khi mô tả giấc mơ, Nguyễn Bình Phương thật kiệm lời, không bình phẩm hoặc diễn giải, tuyệt đối tôn trọng ngôn ngữ riêng của mơ. Thường đó là những hình ảnh, âm thanh được lắp ghép một cách phi lí. Qua những cơn mơ của Tính, thường là những cơn ác mộng với tiếng “cười”, “kêu thét”, “gào vở”, khiến người ta xúc động trước một tâm hồn bị chấn thương, bị bỏ rơi, bị đào thải: “ Đ ê m q u a n ó l ạ i v ề . N ó ô m c o c ư ờ i s ằ n g s ặ c ”

[15, tr. 90]; “ B o c ư ờ i , t a y h u ơ h u ơ c h a i r ư ợ u đ ò i n h ố t T í n h v à o t r o n g . T í n h s ợ , t h é t l ê n ” [15, tr. 165].

Ngoài Tính, Hiền cũng là một cô gái đáng thương đầy đau khổ với những khao khát rất người, rất đời, rất đàn bà nhưng trắng tay khi cô phải lắp ghép đời mình với một kẻ dở điên dở vật như Tính. Hiền vẫn thường mơ về bố mẹ và cả những giấc mơ mang ẩn ức của một người con gái đẹp lấy phải chồng khờ. Nguyễn Bình Phương đã đẩy miền vô thức đi xa nhát ở nhân vật này qua bốn giấc mơ ở cuối truyện. Giấc mơ của Hiền thật kì quái, nó tịnh tiến từ thực đến nhòe ảo: một con trâu mặt người, ông Bồi và Vinh, một người râu tóc màu vàng cởi trần, đóng khố nhìn Hiền; cuối cùng là hình ảnh một cái tai trong suốt cưỡi trên lưng trâu cũng ngoảnh về phía Hiền: “ B ã i n g h i ề n s à n g t r ô i n g h i ê n g . N h i ề u n g ư ờ i l ạ đ ứ n g c ù n g H i ề n . K h ô n g a i n ó i g ì . T r o n g s ư ơ n g t h â p t h o á n g m ộ t c á i t a i c ư ỡ i t r ê n l ư n g t r â u t h o n g t h ả đ i . C ả i t a i t r o n g s u ố t . H i ề n t h ấ y c á i t a i n g o ả n h v ề p h í a m ì n h . . . ” [15, tr. 167]. Giấc mơ của Hiền chính là hậu quả của nỗi sợ hãi cứ ngày càng lớn dần ở cô. Không một lời bình giá, chỉ có những biểu tượng trong giấc mơ vẫy gọi người đọc cùng khám phá bao khát vọng yêu đương, bao ẩn ức tính dục ở nhân vật này.

Những giấc mơ lặp đi lặp lại trong tiểu thuyết T h o ạ t k ỳ t h ủ y gợi cho ta thấy số phận bé nhỏ, đơn độc và xót xa của con người. Qua những giấc mơ bị biến dạng ấy, chúng ta thấu hiếu những tâm sự, trăn trở, ám ảnh của nhân vật. Con người bên trong con người được phơi bày một cách chân thực, cụ thế qua những hình ảnh mang ý nghĩa ân dụ. Nguyễn Bình Phương đã thực hiện một hành trình tìm kiếm con người bên trong con người, tìm kiếm những sự thật tiềm ẩn bên trong con người, giấc mơ đã nói “thật hồn nhiên” những

6 0

góc khuất tâm hồn con người. Giấc mơ thực chất cũng là thứ ngôn ngữ nội tâm dưới dạng vô thức, bởi đó là nơi ghi lại những ám ảnh, những xúc cảm nào đó của nhân vật trong

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w