0
Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Thủ pháp lắp ghép, phân mảnh

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TỔ CHỨC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG (Trang 50 -50 )

trên những cơ sở lí luận đó, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu cụ thế những đặc sắc của tổ chức trần thuật trong tiểu

3.3.1. Thủ pháp lắp ghép, phân mảnh

“Lắp ghép” (tiếng Anh: montage) vốn là một thuật ngữ của điện ảnh. Chuyển sang văn học, thuật ngữ này có thế được hiếu như cách thức phổ biến cấu kết nên tác phẩm.

Thủ pháp phân mảnh hay còn gọi là thủ pháp tạo mảnh vỡ, ở đó nhân vật, cốt truyện, diễn ngôn, không gian và thời gian nghệ thuật đề bị chia cắt thành mảnh vụn rời rạc, lỏng lẻo. Nhìn vào tưởng chừng như không hề có một sợi dây liên kết nào, nhưng đó chính là thủ pháp nghệ thuật đặc săc làm nên thành công của tác phâm.

5 0

Chính tính ghép mảnh này làm cho thao tác tóm tắt tác phẩm gặp nhiều trở ngại và sự tóm tắt không làm ta thỏa mãn.

Tâm niệm nghệ thuật tiếu thuyết “ l à s ự n o i k ế t c á c đ i ế m c h í n h v ớ i n h a u c h ứ k h ô n g p h ả i n h â n n ạ i đ i t h e o t u ầ n t ự đ ê u đ ặ n c ủ a t h ờ i g i a n v à s ự k i ệ n ” , Nguyễn Bình Phương thường xuyên sử dụng kiểu kết cấu phân mảnh trong tác phẩm của mình. T h o ạ t k ỳ t h ủ y là cuốn tiểu thuyết biếu hiện rõ kiểu kết cấu phân mảnh của nhà văn trên nhiều cấp độ, trong đó biểu hiện đầu tiên là sự phân mảnh trên bề mặt văn bản. Sự không liền mạch trong kết cấu T h o ạ t k ỳ t h ủ y biểu hiện ngay trong việc tác phẩm được chia làm ba phần (và lại là ba phần tách bạch): A. T i ể u s ử , B.

C h u y ê n và c. P h ụ c h ú . Giữa các phần dung lượng phân bố không đồng đều: phần A gồm 4 trang, phần B gồm 152 trang và phần c gồm 6 trang. Phần P h ụ c h ú lại được chia nhỏ hơn nữa với một sự rạch ròi và mạch lạc đến mức “đáng ngờ” bởi đơn thuần là sự liệt kê tác phẩm và các giấc mơ của nhân vật được đánh số I, II, 1,2... Phần T i ể u s ử gồm 18 nhân vật được đánh số thứ tự từ 1 đến 18 nhưng sự sắp xếp này lại không theo một tiêu chí nào cả. Người già lẫn người trẻ, thế hệ trước chung với thế hệ sau, người xếp lẫn với loài vật... Phần này được tác giả đặt tên là tiểu sử nhưng cách viết lại hoàn toàn phi tiếu sử. Tác giả không hề chú ý đến các mốc thời gian mà lối viết tiểu sử thường dùng như năm sinh, năm mất... mà lại chú ý miêu tả ngoại hình nhân vật, những thói quen hay sở thích đặc biệt của nhân vật. Nói cách khác, Nguyễn Bình Phương đã làm nhòe mờ, ảo hóa những chi tiết thuộc về tiếu sử. Với phần T i ể u s ử này, nhà văn đã bước đầu gợi cho ta một tâm lí hoang mang bởi sự lộn xộn, bừa bộn nằm ngay trong cái tưởng như rõ ràng, quy củ. cốt truyện của T h o ạ t k ỳ t h ủ y chủ yếu nằm ở phần B - C h u y ệ n , gồm hai mạch truyện chạy song song, độc lập với nhau, không liên quan tới nhau nhưng lại đan xen, lồng khớp với nhau. Mạch truyện thứ nhất kể về con cú và mạch truyện thứ hai xoay quanh cuộc đời Tính - một con người điên loạn sống hoàn toàn theo bản năng. Như vậy, phần C h u y ệ n

đặt nối tiếp sau phần T i ể u s ử nhưng lại không phát triển T i ể u s ử . Những điều được tác giả dụng công xây dựng ở T i ế u s ử không trở lại trong C h u y ệ n , T i ế u s ử không phải là cơ sở của C h u y ệ n . Những con người trong C h u y ê n cũng là những mảng màu của

bức tranh lập thế. Con người bị phân tán trở thành những chủ thế phi trung tâm, những mảnh vỡ và tất cả đều bị hòa tan trong bối cảnh xám xịt xung quanh. Con người ở đây phần lớn là những kẻ dở khùng dở dại, hoặc là điên hoặc có triệu chứng điên. Họ tồn tại bên cạnh nhau, rời rạc, cô lập. Bên cạnh thế giới người điên của làng Linh Sơn, ta bắt gặp thế giới của một Tính nửa điên, nửa vật, của một Phước suốt ngày g ặ m đ í t c h é n l á c h c á c h, của một Phùng trốn quê đi và luôn nằm mơ giải thưởng văn học, và một Hiền chấp nhận cuộc hôn nhân với gã dở điên dở vật để thành một cái bóng khao khát không bến bờ... Ngoài ra còn là thế giới của Bồi què, của vợ chồng bà Xuân toét, của nhà Lan lác,... Mỗi người một cuộc đời vật vờ đều vô nghĩa. Phần P h ụ l ụ c bao gồm truyện ngắn “Và cỏ” của ông Phùng và mười một giấc mơ của Hiền, Tính.

Sự phân mảnh trên bề mặt bố cục tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng là dấu hiệu của sự phân rã cốt truyện. Tiểu thuyết truyền thống đề cao vai trò của cốt truyện, coi đó là yếu tố cơ bản góp phần quyết định thành công của tác phẩm. Trong khi đó, tiếu thuyết Việt Nam từ sau đối mới lại thiên về xu hướng giản lược cốt truyện cùng nhân vật và đến tiếu thuyết đương đại, sự giản lược đó còn được đấy đến một cực khác: sự phân mảnh, phân rã. Tự sự đương đại lại chủ trương đập vỡ các mảng văn bản trần thuật thành những mảnh vụn rời rạc, xô lệch, không theo một trật tự nhân quả rõ rệt nào, và tương ứng với mỗi mảnh vụn ấy là mỗi mảnh của hiện thực đời sống được biểu hiện và thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính, tự sự tan vỡ thành một chuỗi lắp ghép các phân đoạn, các “mảnh vỡ” của cuộc đời nhân vật chính. Có thể nhận thấy trong tiểu thuyết T h o ạ t k ỳ t h ủ y , Nguyễn Bình Phương không hề có ý định xây dựng một nhân vật, tính cách điển hình mà hiển hiện đậm nét trong tác phẩm của nhà văn là những mảnh vụn của hiện thực: mảnh ám ảnh, mảnh tưởng tượng, mảnh giấc mơ, mảnh điên loạn...

Nhà phê bình Đoàn cầm Thi đã từng nhận định Thoạt kỳ thủy là cuốn tiểu thuyết của vô thức: “vô thức chiếm vị trí trọng tâm ”, “Nguyên Bình Phương có lẽ là nhà văn đương đại đã đây cuộc thăm dò vê vố thức đi xa nhât”. Những phiên đoạn vô thức của nhân vật Tính trong tiêu thuyêt được biêu hiện rõ qua những đoạn in nghiêng được xen lẫn một cách đột ngột trong bức

5 2

tranh hiện thực của tác phẩm khiến cho văn bản tác phâm bị xẻ nhỏ, bị phân mảnh (có 7 đoạn miêu tả vô thức của Tính). Tính là nhân vật sống trong vô thức, một con người không bình thường, luôn ám ảnh với sự đam mê bạo lực và giết chóc, ám ảnh một cách lạ lùng với trăng và “mắt chó”. Đời sống tâm lí của nhân vật này bị cắt thành các phiến đoạn, rải rác suốt trong phần C h u y ê n và những giấc mơ được đặt trong phần P h ụ c h ú (Những giấc mơ của Tính). Lắp ghép các giấc mơ, các mảnh nhỏ của vô thức, chúng ta từng bước đi vào khám phá những ẩn ức sâu xa trong con người Tính.

Một biểu hiện rất dễ nhận ra của hiện thực phân mảnh trong tiếu thuyết T h o ạ t k ỳ t h ủ y của Nguyễn Bình Phương đó là cách dựng lời thoại. Những lời thoại trong tác phấm hầu hết đều không nhằm mục đích thiết lập quan hệ, cũng không làm cho đối tượng giao tiếp xích lại gần nhau. Chẳng hạn, đoạn đối thoại của Tính với Hiền:

Cắn công cong thích lắm. -Bó anh còn gặm chén khống? - Mắt chỏ vàng như trăng. - Em về đây Ị

Tính nuốt nước bọt:

- Dạo ây, nhà em cháy to nhỉ” [15, tr. 36].

Mỗi lời thoại của nhân vật như thu mình lại trong thế giới của chính nó, chúng rời rạc, thiếu ăn nhập, phi logic. Rõ ràng mối liên hệ giữa các nhân vật ngày càng trở nên lỏng lẻo trong một thế giới rời rã, phân mảng, biệt lập, họ hoàn toàn không hiêu nhau và không hiêu cả chính mình.

Với kết cấu phân mảnh, Nguyễn Bình Phương đã tạo nên những tầng hiện thực khác nhau khiến người đọc phải rất khó khăn đế đi tìm mối dây liên hệ giữa chúng. Thông qua kiểu kết cấu này, nhà văn muốn thể hiện một thế giới hỗn loạn, mù mờ, “đẫm máu và nước mắt, đẫm tang thương và đầy huyễn mộng” của buổi thoạt kì.

Việc sử dụng kiểu kết cấu phân mảnh đã thể hiện nỗ lực của Nguyễn Bình Phương nhằm cách tân tiếu thuyết, phá vỡ khung tự sự truyền thống; đồng thời, nhà văn cũng thế hiện quan niệm mới về hiện thực. Đó là một hiện thực không toàn vẹn, một hiện thực rời rạc, đổ vỡ, rạn nứt, một cuộc sống đang tan rã dần, một cuộc sống không dễ tìm mối tương

giao, liên kết. Từ đó, đòi hỏi độc giả phải có một thái độ tiếp nhận thực sự tích cực, chủ động, phải có một vốn văn hóa nhất định để biết tìm ra mạch ngầm của văn bản nhờ sự kết nối những mảnh cốt truyện rời rạc lại với nhau.

Như vậy, có thể thấy, thủ pháp lắp ghép, phân mảnh là cách để tạo nên những cấu trúc nghệ thuật độc đáo, đem đến sự hấp dẫn, mới mẻ cho lối trần thuật trong tiểu thuyết

T h o ạ t k ì t h ủ y của Nguyễn Bình Phương.

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TỔ CHỨC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG (Trang 50 -50 )

×