0
Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Trần thuật ngôi thứ ba

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TỔ CHỨC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG (Trang 26 -26 )

trên những cơ sở lí luận đó, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu cụ thế những đặc sắc của tổ chức trần thuật trong tiểu

2.1.1. Trần thuật ngôi thứ ba

Khước từ những kĩ thuật của tiểu thuyết truyền thống, T h o ạ t k ỳ t h ủ y là một nỗ lực của Nguyễn Bình Phương trong việc sáng tạo, đổi mới tư duy tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Với kĩ thuật gia tăng và di động điểm nhìn trần thuật, nhưng bằng cách đi sâu khám phá điểm nhìn từ vô thức nhân vật, Nguyễn Bình Phương đã khẳng định sự sáng tạo độc đáo của mình. Có thể hình dung vấn đề người kế chuyện trong tiểu thuyết T h o ạ t k ỳ t h ủ y như sau:

Mạch truyện Kiêu người kê chuyện và các điêm nhìn

Tiểu sử và Phụ chú Người kế chuyện ngôi thứ ba với điếm nhìn bên ngoài Chuyện

Ket hợp người kể chuyện ngôi thứ ba với điểm nhìn bên ngoài và người kế chuyện ngôi thứ nhất với điếm nhìn nhân vật.

Giống như nhiều tiểu thuyết Việt Nam đương đại, với T h o ạ t k ỳ t h ủ y Nguyễn Bình Phương đã lựa chọn lối trần thuật với sự phức hợp của nhiều người kế chuyện, nhiều điếm nhìn. Mang dáng dấp của một kịch bản, tiếu thuyết được “phân mảnh” thành nhiều phân đoạn, và mỗi phân đoạn lại được trần thuật theo một cách riêng. Tiểu thuyết mở đầu bằng phần T i ể u s ử và kết thúc bằng phần P h ụ c h ú , cả hai phần này được trần thuật bởi người kế chuyện ngôi thứ ba hàm ấn với điểm nhìn bên ngoài. Phần T i ế u s ử đi vào giới thiệu vắn tắt về 18 nhân vật có mặt trong tiểu thuyết bằng lối viết ngắn gọn, súc tích:

2 6

“ Ô n g P h ư ớ c : N g ư ờ i n h ỏ , đ ầ u n h ỏ , t ó c c ứ n g . C a o 1 m é t 5 0 , t i ê n g k h à n , d a t á i , c ó b a n ồ t d u ô ỉ ở d á i t a i p h ả i . N g u ồ n g ô c g i a đ ì n h k h ô n g r õ . C h ê t v ì c ả m l ạ n h . T h ọ 5 3 t u ô i ” ; B à L i ê n : C a o , đ â y , t ó c d à i , c ă m n h ọ n , m ặ t n h i ề u n ế p n h ă n . . . ” [15, tr. 5]. Ớ đây, người kể chuyện chỉ cung cấp cho người đọc những thông tin mang tính khách quan, trung tính, điếm nhìn bên ngoài thế hiện ở sự giới hạn thông tin kiểu như: " n g u ồ n g ố c g i a đ ì n h k h ô n g r õ ( . . . ) , n g h e đ ồ n h y s i n h ở T r ù n g K h ả n h ( . . . ) , k h i b à L i ê n c h ế t , H i ề n b ỏ đ i đ â u k h ô n g a i r õ ( . . . ) , b a y l ê n l ú c 1 2 h , k h ô n g r õ b a y t ớ i đ â u ”

[15, tr. 5-7]. Cũng giọng điệu khách quan, trung tính này, trong phần P h ụ c h ú , người kể chuyện cũng làm một thao tác liệt kê và diễn giải lại tác phẩm của nhà văn Phùng cùng những giấc mơ của Tính và Hiền, tất cả đều được đánh số thứ tự một cách rõ ràng, trong đó còn có cả những dòng lưu ý về tác phẩm của ông Phùng, tất cả đều không có một lời bình giá.

Ở phần chính của tiểu thuyết - C h u y ệ n đã tái hiện lại cuộc sống của những con người ở xóm Soi xoay quanh 20 năm cuộc đời nhân vật Tính tiếp tục được trần thuật từ điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện ngôi thứ ba. Neu như ở những tiểu thuyết đầu tay, Nguyễn Bình Phương vẫn lựa chọn lối trần thuật của người kể chuyện hàm ẩn toàn năng thì đến T h o ạ t k ỳ t h ủ y đã được thay thế bằng người kể chuyện hàm ấn với điếm nhìn bên ngoài. Với một điếm nhìn mang tính khách quan, trung tính, thế giới hiện thực trong T h o ạ t k ỳ t h ủ y hiện lên trần trụi, phô bày tất cả những gì vốn có của nó. Cuộc sống của những con người ở xóm Soi gợi lên cho ta thấy hình ảnh của một cõi hỗn mang, sơ khai, tăm tối, một nơi mà sự sống bị bao phủ bởi những toan tính, dục vọng, hiếu sát, thô tục lẫn những huyễn hoặc, hoảng loạn, điên cuồng. Ở đó có người bố như Phước: nghiện rượu, coi thường mạng sống của chính đứa con ngay từ trong bụng mẹ; có những người phụ nữ nhẫn nhục, chịu đựng và phải kiềm chế những khát vọng bản năng như Liên, Hiền; có những kẻ mang trong mình những ham muốn thú tính như Tính, Hưng hay những người luôn ám ảnh bơi tình dục như Vinh, Thương, Nam, Mười; ở đó có cả một tập thể người điên và rất đông những người đang “ở thế rộn rạo của một sự nhập cuộc vào thế điên

loạn” như Tính, Hưng, Phùng... Lối kể chuyện khách quan rõ nét, đậm đặc trong T h o ạ t k ỳ t h ủ y . Không một lời bình luận, không một đánh giá, nhận xét, toàn bộ hiện thực được tái hiện trong C h u y ệ n như được phát ra từ ống kính camera, được trưng ra một cách chân thực nhất tất cả những mảng màu của cuộc sống. Vì thế, phần lớn tiểu thuyết sử dụng lối hành văn ngắn gọn, gần như bị tước bỏ hết các tính từ, định ngữ: “Liên bưng mâm cơm từ bêp lên. Khi lách qua cửa nhà, cạnh mâm chạm vào thành cửa, xô nghiêng. Một đôi đũa rơi xuống. Một chiếc bát trượt ra mép tay. Liên lúng túng cô chỉnh mâm cho cân. Phước, chồng Liên đang ngồi trên giường, tay mân mê cái chén, nhắc vợ:

- Cẩn thận.

Bát rơi. Tiếng vỡ thô, đanh.

Liên hạ mâm, toan quay lại nhặt mảnh vở, bị Phước đạp thôc vào bụng. Liên căn răng ôm bụng ngôi bậc cửa, đẩu tỳ lên cánh tay. Bụng Liên to, vông tròn [15, tr. 10-11].

“Bom đánh trúng xã. Có khoảng hai mươi quả bom rơi quanh khu cột sô. Trường lái xe Tiên Bộ bị thả bom chùm, chêt nhiêu người. Ông Tường, đại tá ghé qua nhà ngủ, bị trúng bom, xác văng lên ngọn tre” [15, tr. 17].

“Tính nhìn Hưng chằm chằm. Đang say sưa, bị mắt Tính rọi thăng, Hưng lỉu lưỡi thô ra một câu (...) Chưa dứt lời, Hưng lắc đẩu đuôi Tính vê. Đên cóng, Tính không vào vỏng sang nhà ong Điện. Tính gõ cửa. Không có tiếng thưa. Tính hộc lên, chạy vê bêp nhà mình, vơ bao diêm, cho vào tủi, rồi lộn sang. Tính ngoi đầu nhà ông Điện. Đêm vắng lặng. Tiêng thuyêt minh phim thoảng đên rời rạc, đứt quãng” [15, tr. 33].

Với điểm nhìn bên ngoài, với lối trần thuật khách quan này, người kể chuyện ở đây có vai trò như một người ghi chép và truyền đạt lại thông tin một cách trung thực. Một thế giới con nguời còn nhuốm màu hồng hoang, sơ khai, tăm tối đến khó tin là có thể còn tồn tại trong thời hiện đại nhưng lại được kể “như thật” bởi một điểm nhìn hoàn toàn trung tính khách quan. Chọn cách trần thuật này, Nguyễn Bình Phương đã định hướng và khẳng định người đọc cần một tâm thế mới để đón nhận tiểu thuyết khác với cách đọc truyền thống.

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TỔ CHỨC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG (Trang 26 -26 )

×