0
Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Sự di chuyển điểm nhìn trần thuật trao điểm nhìn cho nhân vật

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TỔ CHỨC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG (Trang 28 -28 )

trên những cơ sở lí luận đó, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu cụ thế những đặc sắc của tổ chức trần thuật trong tiểu

2.1.2. Sự di chuyển điểm nhìn trần thuật trao điểm nhìn cho nhân vật

2 8

Đan xen với mạch truyện về cuộc sống của người dân xóm Soi được trần thuật từ điếm nhìn bên ngoài của người kể chuyện ngôi thứ ba, T h o ạ t k ỳ t h ủ y còn một mạch truyện khác được trần thuật bởi điếm nhìn bên trong của nhân vật Tính với người kế chuyện ngôi thứ nhất. Với mạch truyện này, T h o ạ t k ỳ t h ủ y thực sự đã đấy cuộc thăm dò vô thức đi xa nhất vốn đã được manh nha từ những tiếu thuyết đầu tay của Nguyễn Bình Phương. Ở đây, Nguyễn Bình Phương đã trao điểm nhìn trần thuật cho một nhân vật dị biệt - thường xuyên trong trạng thái của một người điên là Tính.

Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, Nguyễn Bình Phương không phải là người duy nhất đưa hình ảnh người điên vào trong văn học. Có thể kế đến một số nhân vật điên trong các sáng tác như: Tốn trong K h ô n g c ó v u a của Nguyễn Huy Thiệp, cô gái điên - con bồ câu trắng - thiên sứ trong Đ i t ì m n h â n v ậ t của Tạ Duy Anh, người đàn bà điên vô danh trong X u â n t ừ c h i ề u của Y Ban,... Đen với Nguyễn Bình Phương, nhà văn đã xem người điên như một đối tượng trung tâm của tác phẩm. Họ hiện diện trong sáng tác của anh như một thế giới của những con người bí ẩn, có tiếng nói và suy nghĩ riêng.

Nghiên cứu về người điên trong văn chương, Đoàn cầm Thi đã khái quát thành hai loại:

Thứ nhất, kiểu điên - “vĩ đại” là “những bậc hiền triết chỉ tồn tại với thiên hướng duy nhất là tra tấn vũ trụ và thời đại mình” như Don Quichotte của Xecvantec hay Thằng Ngốc của Lỗ Tấn.

Thứ hai, kiếu điên “con bệnh” là hậu quả của sự ức chế, không thỏa mãn về tình dục, tình yêu” như Nga trong L á n g ọ c c à n h v à n g của Nguyễn Công Hoan.

Nhân vật điên của Nguyễn Bình Phương không thuộc hai loại trên. Nhà văn đã sáng tạo thế giới nhân vật người điên của mình theo một bút pháp riêng. Nhân vật người điên của Nguyễn Bình Phương vẫn có tâm hồn, có bản thể trong suy nghĩ và hành động. Trong

T h o ạ t k ỳ t h ủ y , xuất hiện nhiều người điên, có khi là cả một lũ điên, một làng “nhiều người điên”, khi là người điên ở hiện thực cũng có khi là người điên trong vô thức, có những người điên hoàn toàn, có những người điên chỉ từng lúc. Họ là những kẻ dị tật, tàn khuyết về tâm lí. Ở tiểu thuyết này, nhân vật điển hình hơn cả là Tính, một con người dị

biệt, tiêu biếu cho một con bệnh tâm thần mắc chứng điên loạn. Lựa chọn nhân vật này, Nguyễn Bình Phương đã thực sự

dẫn dắt người đọc đi vào thám hiếm cõi vô thức, mơ mị của người điên - những con người mà nội tâm của họ cho đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn.

Tính là một con người dị biệt. Dị biệt từ tuối ấu thơ đến lúc trưởng thành. Tính mang nhiều điểm khác biệt so với đồng loại từ hình dáng bề ngoài cho đến nội tâm, cảm xúc bên trong. Cái dáng vẻ nửa người, nửa ngợm của Tính gợi nhắc thuở sơ khai của loài người trong cõi hỗn mang nguyên thủy: “ T a y d à i , l ư n g d à i , c h â n n g ắ n . L ô n g t a y đ ỏ h ồ n g , n g ó n k h ô n g p h â n đ ố t . L ô n g m à y n h ạ t , h ì n h v ồ n g c u n g Ồ m n ử a m ắ t . T a i n h ỏ , m o m r ộ n g , r ă n g c ả i m ả . T i ê n g n ó i đ ụ c . Đ i n h ư v ư ợ n , n g ô i n h ư g â u . K h ô n g b i ê t c h ữ ” [15, tr. 7]. Ngay từ nhỏ Tính đã “ t h í c h l ê l a m ộ t m ì n h , b ạ g ì c ũ n g c ầ m , b ạ g ì c ũ n g l i ê m , c ũ n g c h o v à o m ồ m ”

[15, tr. 15]. Tâm hôn Tính luôn bị rình rập bởi nỗi sợ hãi về một thứ ánh trăng hắc ám. Ngay từ khi lọt lòng mẹ Tính đã phải sống trong sự cô đơn lạnh lẽo, không vành nôi, không câu hát, không háo hức chờ đợi của người cha bởi “t h i ế u đ ế c h g ì , c ò n k h ổ r .

Những lạnh lẽo, đe dọa, khiếp sợ mà thuở lọt lòng Tính đã chứng kiến cứ ám ảnh vây bủa Tính mà trước hết là ánh trăng: “ T í n h n g ợ p t r o n g t h ứ á n h s á n g v à n g t r ắ n g , l ạ n h l ẽ o , r ê n x i ế t ” [15, tr. 15]. Cứ thế, ánh trăng lạnh lẽo ấy bủa vây, bám diết lấy cuộc đời Tính như một định mệnh. Chính vì sợ trăng mà sau này do lầm tưởng ánh sáng từ

chiếc thánh giá làtrăng,

Tính đã giết ông Khoa như một hành vi tự vệ:

“Ông Khoa xoay sang trải, chiếc thánh giá bắt nắng vụt lóe lên rọi thăng vào mắt Tính.

- Trăng!

Tính lắp băp rút phắt con dao sau lưng ra, sân lại chô ông khoa, vung mạnh... Mắt Tỉnh đỏ giật, nháy liên tục... Chiếc thánh giá trên cỏ ông Khoa vân lóe sảng rung rinh. Tính vươn tay giật mạnh” [15, tr. 156-157].

3 0

Trong toàn tiểu thuyết, có đến 22 lần điểm nhìn dịch chuyển vào nhân vật Tính. Đó là những đoạn tự sự được in nghiêng, có khi dài đến hai trang văn bản nhưng có khi chỉ một câu văn ngắn ngủi, đó có thể là những đoạn độc thoại nội tâm hoặc có thể chỉ là những giấc mơ của Tính. Có thế nói đó là những phiến đoạn, những trang văn đầy máu và trăng, dù được diễn đạt vô cùng lộn xộn nhưng chúng đã phản ánh những trạng thái khác nhau của tâm hồn Tính. Đó là nỗi cô đơn: “ N ó đ ấ y . L ạ n h ( . . . ) L ạ n h l a m m ẹ ạ ” [15, tr. 27]; những hoang tưởng: “ E m đ â m n á t b é t m ặ t t r ă n g c ủ a c h ủ n g n ó . Đ â m t ê c ả t a y , c ò n r ă n g t h ì n g ứ a r a n l ê n m ô i k h i n h ì n t h â y c ỏ ” [15, tr. 104]; những nhu cầu nhục dục: “ Đ ậ p , H i ề n c ứ n á t r a , v ỡ r a , k ê u r ê n k h o á i t r á . S a o m á u H i ể n l ê n h l á n g t h ế h ả m ẹ ( . . . ) H i ể n c ó b ả v a i t r ò n . T r ò n s á n g q u ắ c ” [15, tr. 51]; dục vọng hủy diệt: “ Đ ậ p đ ậ p đ ậ p đ ậ p đ ậ p c h o n ó v ở r a , c h o k ê u r ê n q u ằ n q u ạ i ” [15, tr. 89]; rồi ao ước, cầu mong: “ H i ề n đ ừ n g b ỏ đ i . T r ă n g đ e n , t r ă n g đ e n k h ô n g t h ấ y đ ế n ” [15, tr. 89]. Những câu văn đầy ám ảnh, phi logic, lộn xộn xen lẫn cả mộng du và cuồng loạn của một người điên được phát ngôn từ chính điểm nhìn bên trong của nhân vật tự xưng “tôi”, “tao”, đó cũng là cách mà Nguyễn Bình Phương chạm vào đáy sâu của vô thức. Chính ở đây, nhà nghiên cứu Đoàn cầm Thi khẳng định nhà văn đương đại này đã thành công khi để nhân vật “điên” tự nói lên cái điên của mình bằng chính ngôn ngữ điên chứ không phải bằng cái nhìn mô tả từ bên ngoài, bằng một kinh nghiệm của cái nhìn tỉnh táo như ở nhiều mẫu hình người điên trong văn học truyền thống. Tính trong T h o ạ t k ỳ t h ủ y hiện lên như một kẻ muốn từ chối, đập phá và đương nhiên là thất bại. Qua nhân vật này, Nguyễn Bình Phương đã nhìn thấu nỗi đau trong tâm hồn những người điên cùng sự giày vò về tinh thần của họ. ơ Tính, nhà văn không đặt ra những câu hỏi lớn, không lấy nhân vật làm loa phát ngôn để truyền đạt tư tưởng, không tiên đoán điều gì ở nhân vật. Nhưng tử tưởng của Nguyễn Bình Phương làm cho người đọc phải suy ngẫm rằng thế giới của họ sống là thế giới không tròn trịa, bản thân mỗi người cũng không hoàn thiện, nói như nhà văn “ai cũng có một người điên trong chính mình”.

Khai thác điểm nhìn nhân vật người điên, Nguyễn Bình Phương đã thực sự dẫn dắt người đọc thám hiểm chiều sâu vô thức của con người. Qua nhân vật người điên, Nguyễn Bình Phương muốn cho người đọc nhận thức được thế giới mà chúng chưa phải đã tròn đầy, tươi đẹp. Đâu đó còn ẩn chứa những phần khiếm khuyết, còn những số phận thiệt thòi, những mảnh đời không nguyên vẹn cần thấu hiểu và cải thiện.

Không chỉ khai thác điêm nhìn của nhân vật Tính, Nguyễn Bình Phương còn đi vào khai thác điếm nhìn của Hưng - nhân vật tha hóa. Hưng chính là chân dung của người lính tha hóa sau chiến tranh. Ở Hưng, người đọc không tìm thấy bóng dáng của người anh hùng chiến trận như văn chương thời kì trước ca ngợi mà chỉ thấy còn lại bóng dáng của một con người tàn tạ, bị thương tích nặng nề về thế xác và tâm hồn. Trở về sau chiến tranh, Hưng mang theo tác phong du đãng, ngông cuồng:

“Qua bãi tha ma, Hưng vạch quẩn đái ngay lên mộ. Bà Sinh nói: - Cậu làm thế, thất đức chết.

Hưng quẳc mắt: - Cái gì?

Bà Sinh rúm người. Hưng lại nhe răng: - Tôi thât đức hay bà thât đức?

- (...) ừ, bà nói phải. Tôi đã từng hy sinh xương máu vì dấn vì nước, đức ây ai sánh được” [15, tr. 87].

Chiến tranh đã để lại trong đời sống tinh thần của Hưng những tàn tích bạo lực. Dưới con mắt của Hưng, chiến tranh chỉ là trò “khoặp cổ”, “cắn cổ” mà thôi. Trong tâm lí Hưng luôn thường trực ý muốn giết người, khát vọng thi hành thứ bạo lực mà anh ta đã tiếp thu được từ trong cuộc chiến. Hưng cũng chính là người khơi dậy thú tính và khuyến khích tâm lí thích giết chóc của Tính “ M à y s ợ g ì , h ồ i ở c h i ế n t r ư ờ n g , t a o g i ế t n g ư ờ i n h ư n g ó e ” [15, tr. 83]. Có thế nói, với nhân vật này, Nguyễn Bình Phương đã thực hiện công việc giải thiêng lịch sử. Hình ảnh Hưng để lại trong lòng người đọc nỗi xót xa về sự băng hoại nhân tính của con người sau chiến tranh. Qua nhân vật Hưng, Nguyễn

3 2

Bình Phương còn giúp độc giả nhận ra một thực tế đau lòng: chiến tranh đã đi qua nhưng nhưng những tàn tích và hậu quả mà nó để lại thật đau đớn, nặng nề.

Như vậy, trong tiểu thuyết T h o ạ t k ỳ t h ủ y hai kiểu người kể chuyện cùng hai kiểu điểm nhìn được phối hợp đan xen lẫn nhau, sự di chuyển lối trần thuật nhiều khi không có sự chuyển tiếp, không có một ranh giới rõ rệt. Có những đoạn trần thuật dường như bị “vỡ vụn” bởi sự dịch chuyển liên tục giữa hai kiểu trần thuật này. Có thể thấy, nếu như người kể chuyện hàm ẩn với điểm nhìn bên ngoài mang lại một cái nhìn khách quan về hiện thực thì việc sử dụng người kế chuyện lộ diện ngôi thứ nhất và điếm nhìn bên trong lại khơi sâu, khám phá đến tận cùng những ngóc ngách bí ẩn trong tâm hồn nhân vật. Bức tranh xã hội xóm Soi tăm tối, u mê, đầy bạo lực và kích động cùng với con người Tính luôn chìm đắm trong vô thức của những cô đơn, hoảng loạn, những thú tính độc ác xen lẫn những khát vọng đáng thương ấy rốt cuộc là những hệ lụy của nhau. Chính môi trường phi nhân tính ấy đã nuôi dưỡng những con người ấy và cũng chính bầu không khí ấy giết chết họ, khi mà cái phần lương thiện, tốt đẹp le lói chưa có cơ hội được lớn lên, được bồi đắp để lấn át đi phần thú tính vốn đã chiếm hữu quá lâu. Tiểu thuyết sử dụng hai lối trần thuật đối lập nhưng lại soi chiếu cho nhau, đó là cách góp phần tái hiện những mảng hiện thực bất thường, vượt ra ngoài ranh giới và kiểm soát của kiểu người kể chuyện thuần nhất.


Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TỔ CHỨC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THOẠT KỲ THỦY CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG (Trang 28 -28 )

×