ỨNG PHÂN HẠCH
4.1. Xác định mục tiêu của bài
Theo sách giáo viên Vật lí 12 NC, mục tiêu của bài học được xác định [4, tr. 284]: - Về kiến thức:
“+ Nêu được phản ứng phân hạch là gì và viết được một ví dụ về phương trình phản ứng này.
+ Nêu được phản ứng dây chuyền là gì và các điều kiện để phản ứng này xảy ra. + Nêu được các bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân.”
Dựa vào mục tiêu bài dạy và những tài liệu, những hiểu biết của tôi, tôi tổ chức hoạt động nhằm sử dụng lịch sử vật lí vào bài dạy sao cho phù hợp, trước hết tôi xác định nội dung của bài có thể sử dụng lịch sử vật lí vào dạy học, nội dung lịch sử vật lí cần đưa vào bài.
4.2. Xác định nội dung của bài để sử dụng lịch sử vật lí vào dạy học và nội dung lịch sử vật lí cần đưa vào bài dung lịch sử vật lí cần đưa vào bài
Trong SGK, mục 2 trình bày “Phản ứng phân hạch dây chuyền” và mục 3 trình bày nội dung về “Lò phản ứng hạt nhân”.
Dựa vào mục tiêu bài học là giúp HS nêu được thế nào là sự phân hạch, điều kiện để xảy ra phản ứng phân hạch dây chuyền, hiểu sơ lược về lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân. Trong phần này, SGK có trình bày:
- Phản ứng phân hạch dây chuyền, điều kiện để xảy ra phản ứng phân hạch dây chuyền.
- Kiến thức về lò phản ứng hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân ở trường Đại học Chicago (Mĩ).
- Sơ đồ lò phản ứng nơtron nhiệt.
Theo tôi, đây là cơ hội có thể sử dụng lịch sử vật lí vào bài dạy nhằm giúp cho HS dễ dàng ghi nhớ bài học, có niềm đam mê với khoa học và nhất là cung cấp kiến thức về lịch sử lò phản ứng hạt nhân đầu tiên trên thế giới, về lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
SVTH: Tiêu Tín Nguyên 83 SP. Vật lí K36 Nhận thấy, mẩu chuyện ngắn về Enrico Fermi và lò phản ứng nguyên tử đầu tiên đã khái quát về lò phản ứng hạt nhân. Ngoài ra, trong SGV có đề cập về lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, về quả bom nguyên tử mà Mĩ ném bom xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) có thể là cơ hội để sử dụng lịch sử vật lí vào giảng dạy tùy thuộc vào đối tượng HS, phụ thuộc vào thời gian và kiến thức cần mở rộng.
MỤC TIÊU NỘI DUNG BÀI HỌC NỘI DUNG LSVL
Nêu được phản ứng dây chuyền là gì và các điều kiện để phản ứng này xảy ra.
Mục 2. Phản ứng phân hạch dây chuyền.
Tôi dùng mẩu chuyện về quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản (Xem phụ lục 6) để dẫn dắt giảng dạy mục 2, vừa tốn ít thời gian, vừa tạo cảm hứng tò mò, thú vị của câu chuyện, góp phần lồng ghép giáo dục tư tưởng cho HS.
Mục tiêu đề nghị: - HS nắm được một cách sơ lược nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của lò phản ứng hạt nhân.
- HS hiểu thêm cuộc đời và sự nghiệp của Enrico Fermi. Từ đó, HS có cái nhìn đúng đắn về cuộc đời ông, phấn đấu vì khoa học.
Mục 3: Lò phản ứng hạt nhân. - Tổ chức trò chơi “Hái hoa vật lí” với chủ đề “Enrico Fermi và lò phản ứng nguyên tử đầu tiên”
(Xem phụ lục 7) dựa vào mẩu chuyện cùng tên.
- Nội dung trò chơi. (Xem phụ lục 8)
- Giới thiệu về cấu tạo của lò phản ứng hạt nhân bằng video.
SVTH: Tiêu Tín Nguyên 84 SP. Vật lí K36
4.3. Xác định phương pháp để sử dụng lịch sử vật lí vào dạy học và hình thức tổ chức dạy học tổ chức dạy học MỤC TIÊU ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ ĐỂ SỬ DỤNG LSVL VÀO DẠY HỌC NỘI DUNG LỊCH SỬ VẬT LÍ PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC - HS có hứng thú trong học tập, hiểu biết thêm về quả bom nguyên tử rơi xuống thành phố Hiroshima, có thái độ đúng đắn về sử dụng vũ khí hạt nhân, tôn trọng hòa bình và có ý thức bảo về nền hòa bình của đất nước.
- HS có hiểu biết thêm về phản ứng phân hạch dây chuyền, dễ dàng ghi nhớ điều kiện xảy ra phản ứng phân hạch dây chuyền.
Nội dung 1. GV tóm tắt mẩu chuyện về quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. (Xem phụ lục 6)
Vậy vì sao quả bom có khi lại nổ, có khi lại không nổ? Có điều kiện gì để bom nổ không? Chúng ta cùng nhau nghiên cứu mục 2. Phản ứng phân hạch dây chuyền.
Mục 2. Phản ứng phân hạch dây chuyền.
Tôi dùng PPDG tích cực để giới thiệu mẩu chuyện để dẫn dắt vào mục 2. Tôi đàm thoại gợi mở để HS tìm hiểu điều kiện để phản ứng dây chuyền có thể xảy ra dựa vào mẩu chuyện.
Mục tiêu đề nghị:
- Biết được một cách sơ lược nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của lò phản ứng hạt nhân.
- Biết được cuộc đời và sự nghiệp của Enrico Fermi, quá trình hình thành lò phản ứng nguyên tử đầu tiên.
- Biết được lịch sử hình thành và phát triển của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, lợi ích của lò phản ứng cho đời sống
Nội dung 2. Tôi trao cho HS mẩu chuyện “Enrico Fermi và lò phản ứng nguyên tử đầu tiên” (Xem phụ lục 7), HS tự tìm hiểu về lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. (Xem phụ lục 8)
Mục 5 (Đề nghị). Tổ chức trò chơi “Hái hoa vật lí”. Tôi chuẩn bị một số câu hỏi ngắn về mẩu chuyện đã nêu, kết hợp với những mẩu chuyện do HS cung cấp cho tôi đã được phê duyệt tính đúng đắn và kiến thức bài học có liên quan để thiết kế câu hỏi cho trò chơi “Hái hoa vật lí” (Xem phụ lục 9) với chủ đề “Enrico Fermi và lò phản ứng nguyên tử đầu
SVTH: Tiêu Tín Nguyên 85 SP. Vật lí K36
nhân dân ta. tiên”. Mỗi câu hỏi cần phải
in sẵn, rõ ràng, đảm bảo tính đúng đắn, không quá khó, có thể gắn “bí mật” trên mỗi nhành hoa hoặc mỗi quả bong bóng mang tên một nhà khoa học có công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề hội thi. Có thể chia lớp thành 04 đội lần lượt tham gia bốc thăm để trả lời, mỗi đội phải vượt qua 03 câu hỏi, mỗi câu hỏi đúng sẽ ghi được 10 điểm và một phần quà, điểm số này sẽ được cộng vào điểm chung cuộc của buổi HĐNK để xếp hạng thi đua giữa các đội.
Ngoài ra, tôi lồng ghép chiếu video về lịch sử bom nguyên tử và nguyên tử năng, các quả bom nguyên tử rơi xuống hai thành phố xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật nhằm giáo dục tư tưởng cho các em về chiến tranh, hòa bình, về nguy cơ chạy đua vũ khí hạt nhân, những tác hại to lớn do bom mìn gây ra. (Xem phụ lục 13 và 14)
- Giới thiệu bài báo “30 năm Lò phản ứng hạt nhân
SVTH: Tiêu Tín Nguyên 86 SP. Vật lí K36 Đà Lạt: Những thành tựu”.
(Xem phụ lục 18)