Henri Becquerel

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu lịch sử vật lí phục vụ cho việc dạy học chương ix. vật lí 12 nâng cao (Trang 49)

4. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU LỊCH SỬ VẬT LÍ

4.1.1.Henri Becquerel

Henri Becquerel (1852 - 1908) nhà bác học vĩ đại Pháp đã mở đầu thời kì mới trong vật lí, thời kì hiện tượng bức xạ [24]. Ông sinh năm 1852 trong một gia đình vật lí. Cha ông, Alexandre Becquerel nghiên cứu quang phổ cực tím, từ tính và lân quang. Do đó từ buổi ấu thơ, Becquerel đã sống trong một môi trường nghiên cứu khoa học, cậu bé có năng lực trí tuệ quan sát đặc biệt và ý trí kiên trì, thường ở trong phòng thí nghiệm của cha mẹ ông. Người ông của Becquerel thấy cháu nội thích khoa học thường nói: “Đứa con trai này sẽ tiến xa”, không ngờ rằng đó lại là một lời tiên tri. Tên tuổi của ông có một vị trí danh dự bên cạnh tên tuổi của cha và ông nội.

Tốt nghiệp đại học, ông được cử làm giáo sư vật lí ở Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên.

Vào thời kì này, ngành vật lí đang vượt qua “cơn sốt về các tia”. Tất cả các nhà bác học đều điên đầu do khám phá của Röntgen và mỗi người đều thấy hoặc cho rằng các nơi đều có các tia. Becquerel chuyên nghiên cứu lân quang. Nhà bác học cũng phát ốm vì cơn sốt thời thượng lúc bấy giờ, ông có ý tưởng muốn tìm xem phải chăng không có sự liên quan nào giữa lân quang và các tia X, hay nói một cách khác, phải chăng những tia này có thể xuất phát từ một chất được kích động không phải do tia âm cực mà do ánh sáng.

Ông bắt đầu một loạt thí nghiệm. Đầu tiên ông thử một muối uranium và thấy rằng ánh sáng ban ngày phát triển trong khoáng chất này một lân quang được nhìn thấy rõ trên các ảnh chụp. Và ngày 24 tháng 02 năm 1896, Becquerel đọc báo cáo tại Viện Hàn lâm Khoa học, tuyên bố rằng những chất phát lân quang, như các muối uranium, để ra ngoài ánh sáng Mặt Trời, tỏa ra những tia giống tia X. Nhà bác học tiếp tục các thí nghiệm của mình. Những ngày cuối tháng 02, Becquerel sửa soạn vài gương ảnh và muốn đem ra phơi ngoài trời. Nhưng lại gặp những ngày không nắng, ông đành phải cất các gương ảnh vào ngăn kéo. Ngày 01 tháng 3, thời tiết thật tốt, nhà bác học muốn đem phơi ra ánh sáng

SVTH: Tiêu Tín Nguyên 44 SP. Vật lí K36 Mặt Trời các gương ảnh đã chuẩn bị từ hai hôm trước. Nhưng trí tuệ của nhà thí nghiệm làm ông nghĩ cần phải đem “rửa” các gương ảnh. Và … ngạc nhiên làm sao! Những gương ảnh cất kĩ trong tủ, không có ánh sáng lại ăn ảnh. Người ta thấy rõ một vết ở chỗ có để muối. Như vậy ông đạt đến một khám phá to lớn: Uranium và hợp chất của nó phát ra một bức xạ đặt biệt bắt được trên gương ảnh. Phát minh này một lần nữa làm đảo lộn những tư tưởng, vốn đã bị đảo lộn, của các nhà bác học vì hiện tượng khám phá trái ngược với tất cả những nguyên lí đã được thừa nhận từ trước. Một vấn đề mới được đặt ra: Vậy bản chất của những bức xạ này là gì? Để phân tích bản chất của chúng, Becquerel làm thí nghiệm sau: Ông đặt một nam châm sau một mẫu uranium và nhờ từ trường phát sinh. Ông xác định rằng bức xạ này chia làm ba nhánh: Một nhánh lệch sang bên phải, một nhánh lệch sang bên trái và nhánh thứ ba không lệch. Bản chất của bức xạ này về sau được Rutherford xác nhận.

Khám phá này thực sự là một đại biến động trong khoa học: Như vậy nguyên tử vốn được cho là không thể tách được và vĩnh cửu lại “có thể chết”,… vì sự bức xạ, có nghĩa là sự biến chất của các nguyên tố, tức là sự thay đổi của chính bản thân nguyên tử. Những gì từ trên hai nghìn năm qua đã được các nhà bác học xác nhận bỗng sụp đổ. Một thế giới mở ra, một kỉ nguyên mới bắt đầu trong tiểu sử của hạt tạo nên vật chất này. Như vậy, ngày 01 tháng 3 năm 1896 sẽ mãi mãi được ghi trong lịch sử khoa học như ngày sinh của một ngành vật lí mới: Vật lí nguyên tử. Các nhà bác học đoán rằng hạt chất này - nguyên tử, còn ẩn giấu nhiều bí mật và chứa đựng những sức mạnh phi thường.

Giải thưởng Nobel được trao cho Becquerel ngày 11 tháng 12 năm 1903. Nhà bác học luôn luôn không mệt mỏi, tiếp tục nghiên cứu. Mùa hè 1908 ngột ngạt, Becquerel thấy cần nghĩ ngơi. Ông đi nghĩ ở Anh nhưng lại lâm bệnh và trong vài ngày đã qua đời. Nhà bác học vĩ đại này đã yêu khoa học vô cùng, đã hiến dâng trọn đời mình cho khoa học, trong di chúc ông đã tặng 100000 Phrăng cho Viện Hàn lâm Khoa học vì “sự tiến bộ của khoa học”. [1]

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu lịch sử vật lí phục vụ cho việc dạy học chương ix. vật lí 12 nâng cao (Trang 49)