Hoạt động ngoại khóa vật lí

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu lịch sử vật lí phục vụ cho việc dạy học chương ix. vật lí 12 nâng cao (Trang 61)

4. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU LỊCH SỬ VẬT LÍ

4.2.3.Hoạt động ngoại khóa vật lí

4.2.3.1. Nội dung ngoại khóa vật lí

Do đặc điểm của bộ môn vật lí, ngoại khóa có tác dụng bổ sung kiến thức lí thuyết, kĩ năng thực hành, giới thiệu những ứng dụng của vật lí vào khoa học - kĩ thuật, quá trình phát triển của vật lí học,... cho HS, làm tăng hứng thú của HS đối với môn học, rèn luyện khả năng phân tích và giải quyết vấn đề của họ. Ngoại khóa vật lí giúp HS hiểu rõ hơn các hiện tượng vật lí, thấy được vai trò to lớn của vật lí trong thực tế đời sống, trong sản xuất và công nghệ. Việc tham gia HĐNK sẽ giúp HS mạnh dạn hơn, tư duy lôgic chặt chẽ hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập môn vật lí.

Nội dung của ngoại khóa vật lí có thể là những kiến thức nằm trong phạm vi chương trình vật lí THPT, hoạt động gắn với chính khóa với mục đích giúp HS nắm chắc hơn các kiến thức, kĩ năng cơ bản. Nội dung của ngoại khóa có thể là những kiến thức mở rộng vượt ra ngoài nội dung chương trình, kiến thức về lịch sử vật lí giúp HS tăng hiểu biết, phát huy óc sáng tạo. [26]

Mặt khác, trong chương trình vật lí THPT hiện nay, một số nội dung chưa có điều kiện đưa vào chương trình hoặc chưa có điều kiện tìm hiểu kĩ như: thiên văn học, vật lí hiện đại, các ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật - công nghệ, nội dung giáo dục kĩ thuật tổng hợp, giáo dục môi trường,... Ngoại khóa vật lí là một biện pháp đưa các nội dung này vào chương trình, bổ sung kiến thức, giúp HS tăng hiểu biết, yêu thích bộ môn. Ví dụ những vấn đề của thiên văn học như: cấu trúc của Hệ Mặt Trời, bốn mùa, thời gian, lịch, nhật thực, nguyệt thực,... hay những kiến thức về cuộc đời, sự nghiệp, các phát minh của các nhà vật lí là những tri thức rất cần thiết cho HS mà chưa được đưa vào giảng dạy. [26]

4.2.3.2. Phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh trong ngoại khóa vật lí Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết những vấn đề học tập - nhận thức. Nó vừa là mục đích hoạt động, vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để đạt được mục đích, vừa là kết quả của hoạt động, vừa là phẩm chất hoạt động của cá nhân.

Tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học là tổ hợp các hoạt động để nhằm thay đổi, chuyển biến vị trí của người học từ chỗ thụ động sang chủ động, từ chỗ là đối tượng tiếp nhận sang chỗ là chủ thể tìm kiếm tri thức, thông qua đó để nâng cao hiệu quả học tập.

SVTH: Tiêu Tín Nguyên 56 SP. Vật lí K36 Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong đời sống và hấp dẫn về mặt tinh thần. Hứng thú học tập là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân.

Như vậy, trong quá trình dạy học, GV cần nắm bắt được nhu cầu, hứng thú, động cơ của HS để thu hút họ vào quá trình học tập tích cực. Trong quá trình dạy học, GV phải đặc biệt chú ý đến vấn đề tạo hứng thú học tập cho HS, vì nếu không có hứng thú thì HS chỉ thực hiện yêu cầu của GV bằng sức mạnh cưỡng bức và nó sẽ giết chết lòng ham muốn học hỏi của cá nhân.

HĐNK dựa trên tinh thần tự nguyện của từng HS là một biện pháp kích thích thái độ học tập tích cực của HS. Qua HĐNK, HS được hoạt động, vui chơi, độc lập suy nghĩ, tạo cho HS nhu cầu đọc thêm tài liệu tham khảo, sách báo,... Ngoại khóa là điều kiện để HS trao đổi những ý tưởng, nguồn tri thức, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra, phát triển tư duy độc lập, tính tích cực, tự lực, chủ động của cá nhân.

Hoạt động nhận thức của con người chỉ thực sự bắt đầu khi con người gặp phải mâu thuẫn: Một bên là trình độ hiểu biết đang có, bên kia là nhiệm vụ mới phải giải quyết một vấn đề mà những kiến thức, kĩ năng đã có không đủ. Hoạt động nhận thức của HS trong học tập thực chất là hoạt động giải quyết vấn đề nhận thức.

Trong HĐNK, để kích thích tính tích cực nhận thức của HS, một việc làm cần thiết là đưa HS vào các tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề ở đây được hiểu là tình huống mà khi HS tham gia thì gặp một khó khăn, HS ý thức được vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề đó và cảm thấy khả năng của mình hi vọng có thể giải quyết được, do đó bắt tay vào giải quyết vấn đề đó. Việc nêu ra các tình huống có vấn đề sẽ cuốn hút HS vào hoạt động tích cực thực hiện nhiệm vụ (có tiềm ẩn vấn đề) mà HS nhận được, kích thích lòng ham muốn hiểu biết tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn nhằm tiếp cận tri thức khoa học. [26]

4.2.3.3. Sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí

Phương tiện kĩ thuật dạy học là tổ hợp cơ sở vật chất kĩ thuật trường học, nó bao gồm các thiết bị kĩ thuật các phương tiện nghe nhìn, các phương tiện kĩ thuật chương trình hóa: máy thông tin, máy kiểm tra, máy dạy học,... trong số những loại phương tiện

SVTH: Tiêu Tín Nguyên 57 SP. Vật lí K36 đó, phương tiện nghe nhìn [3] chiếm vị trí quan trọng nhất. Các phương tiện nghe - nhìn bao gồm:

- Các giá mang thông tin như: Bảng trong, phim, băng từ âm, băng từ âm - hình, đĩa ghi âm, đĩa ghi hình,...

- Các máy móc chuyển tải thông tin như: Đèn chiếu, Rađio, máy chiếu, video, máy quay phim,...

Hiện nay, cùng với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào dạy học, các phương tiện nghe nhìn, đặc biệt là máy vi tính, máy chiếu (Projector), bảng điện tử,... ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Trên đây là một số phương tiện kĩ thuật dạy học có thể dùng trong tổ chức HĐNK vật lí. Trong sử dụng cần lưu ý đây chỉ là các phương tiện, công cụ để chuyển tải thông tin, vấn đề chính là việc GV khai thác, lựa chọn và sử dụng thông tin thế nào cho phù hợp. Mặt khác, các phương tiện này hầu hết là nhiều tiền, vì vậy cần giữ gìn, bảo quản cẩn thận.

Để sử dụng có hiệu quả các phương tiện kĩ thuật dạy học trong tổ chức HĐNK vật lí, GV cần soạn thảo kế hoạch tổ chức ngoại khóa có sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học, phân chia và xác định loại phương tiện và thiết bị cần sử dụng, xác định thời điểm sử dụng sao cho đúng lúc, đúng chỗ với thời lượng thích hợp, để bằng chính hoạt động của mình, HS có thể tiếp cận, khai thác nội dung thông tin của phương tiện, tìm ra các mối quan hệ có tính qui luật về bản chất của đối tượng nghiên cứu, kích thích tính tích cực nhận thức của HS. Một điều phải chú ý là: Bất kì phương tiện kĩ thuật dạy học nào cũng chỉ mang những thông tin khoa học nhất định và có chức năng sư phạm riêng biệt. Cần lựa chọn và sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt và kết hợp với các phương tiện dạy học truyền thống để đạt được hiệu quả cao trong tổ chức HĐNK vật lí.

4.2.3.4. Xây dựng giáo án ngoại khóa vật lí

Ngoại khóa vật lí có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nói chung việc tổ chức ngoại khóa vật lí có thể tiến hành theo các bước: [26]

- Bước 1: Lập dự thảo kế hoạch tổ chức, chọn chủ đề ngoại khóa, các yêu cầu của buổi ngoại khóa, hình thức tổ chức, địa điểm, đối tượng,...

- Bước 2: Chuẩn bị nội dung, cơ sở vật chất - kĩ thuật, con người, kinh phí tổ chức,...

SVTH: Tiêu Tín Nguyên 58 SP. Vật lí K36 - Bước 3: Tổ chức thực hiện.

- Bước 4: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.

Thành công của buổi ngoại khóa phụ thuộc vào việc xây dựng GA ngoại khóa. GA càng chi tiết, cụ thể thì chất lượng buổi ngoại khóa càng cao.

GA ngoại khóa nói chung có hình thức tương tự giống GA lên lớp. Tuy vậy do sự khác nhau về qui mô tổ chức, thời lượng, nội dung, cách tiến hành,... đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và có nhiều phương án xử lí các tình huống đặt ra.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu lịch sử vật lí phục vụ cho việc dạy học chương ix. vật lí 12 nâng cao (Trang 61)