4. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU LỊCH SỬ VẬT LÍ
4.2.1. Hoạt động ngoại khóa
Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chương trình chính khóa, đồng thời với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của HS với tính kế hoạch của chương trình. Để giải quyết mâu thuẫn này, người ta tổ chức các HĐNK nhằm tạo điều kiện cho mỗi HS có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân và kích thích thiên hướng của các em về một mặt hoạt động nào đó. [15]
HĐNK là một hình thức tổ chức dạy học có đặc điểm:
+ HĐNK được thực hiện ngoài giờ học, nó không mang tính bắt buộc mà tùy thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi HS trong khuôn khổ khả năng và điều kiện tổ chức có được của GV, bộ môn và nhà trường. [26]
+ HĐNK có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể cả lớp, dạng nhóm theo năng khiếu, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng thường kì, dạng đột xuất nhân dịp kỉ niệm hay lễ hội. [26]
+ HĐNK có thể được tổ chức theo những hình thức như: tổ ngoại khóa, câu lạc bộ, dạ hội khoa học, dạ hội nghệ thuật,... [26]
+ Nội dung ngoại khóa rất đa dạng, bao gồm cả mặt văn hóa, khoa học - công nghệ, thể dục - thể thao, kĩ thuật,... nhằm giúp HS mở rộng, đào sâu, làm phong phú thêm những điều đã được học trong các giờ nội khóa của môn học tương ứng. [26]
+ Ngoại khóa do GV bộ môn, GV chủ nhiệm, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, HS của một lớp hay một số lớp,... thực hiện. [26]
Để tiến hành các HĐNK đạt hiệu quả tốt đẹp đòi hỏi phải có sự tổ chức chặt chẽ, tỉ mỉ của GV, sự giúp đỡ của nhà trường, của Hội phụ huynh HS và những tổ chức đỡ đầu, kết nghĩa,...
Bên cạnh đó, GV cần động viên được sự tham gia nhiệt tình của tập thể HS, của mỗi cá nhân, cần tạo dựng được những hạt nhân nòng cốt trong mỗi dạng HĐNK. [26]
SVTH: Tiêu Tín Nguyên 54 SP. Vật lí K36