Niels Henrik David Bohr

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu lịch sử vật lí phục vụ cho việc dạy học chương ix. vật lí 12 nâng cao (Trang 50)

4. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU LỊCH SỬ VẬT LÍ

4.1.2. Niels Henrik David Bohr

Niels Henrik David Bohr (7 tháng 10 năm 1885 – 18 tháng 11 năm 1962) là nhà vật lí học người Đan Mạch với những đóng góp nền tảng về lí thuyết cấu trúc nguyên tử và cơ học lượng tử sơ khai, nhờ đó mà ông nhận giải Nobel Vật lí năm 1922. Bohr còn là nhà triết học và tích cực thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học. [24]

Ông phát triển mô hình Bohr cho cấu trúc nguyên tử, với đề xuất mới đó là các mức năng lượng của êlectron trong nguyên tử bị gián đoạn, và chúng tồn tại trên những

SVTH: Tiêu Tín Nguyên 45 SP. Vật lí K36 quĩ đạo ổn định quanh hạt nhân nguyên tử, cũng như có thể nhảy từ một mức năng lượng (hay quĩ đạo) tới mức khác. Mặc dù sau đó có những mô hình khác đúng đắn hơn thay thế cho mô hình Bohr, nhưng những nguyên lí cơ sở của nó vẫn còn giá trị. Bohr đưa ra nguyên lí bổ sung trong cơ học lượng tử rằng thực tại có thể được phân tích theo những tính chất mâu thuẫn với nhau, lúc thì hành xử giống như sóng hay như dòng hạt. Ý niệm về tính bổ sung đã ảnh hưởng đến tư tưởng của ông trong cả khoa học và triết học.

Năm 1920, Bohr sáng lập ra Viện Vật lí lí thuyết tại Đại học Copenhagen, mà ngày nay đổi tên thành Viện Niels Bohr. Các cộng sự của ông bao gồm các nhà vật lí Hans Kramers, Oskar Klein, George de Hevesy và Werner Heisenberg. Bohr cũng tiên đoán sự tồn tại của một nguyên tố mới có tính chất giống zirconi, tên gọi trong tiếng Latinh của thủ đô Copenhagen. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố Bohrium mang tên của ông.

Trong thập niên 1930, Bohr giúp đỡ những người trốn chạy khỏi chủ nghĩa phát xít. Sau khi Đan Mạch bị Đức chiếm đóng, ông đã có cuộc gặp mặt với Heisenberg, lúc đó là người đứng đầu của Dự án năng lượng hạt nhân Đức. Tháng 9 năm 1943, khi biết tin mình đang bị người Đức truy bắt, Bohr đã bay sang Thụy Điển. Từ đây, ông bay sang Anh, và gia nhập vào dự án vũ khí hạt nhân của nước này, nó là phần trách nhiệm của người Anh tham gia vào Dự án Manhattan. Sau chiến tranh, Bohr kêu gọi quốc tế hợp tác trong vấn đề năng lượng hạt nhân. Ông tham gia vào quá trình thành lập ra tổ chức CERN và Ủy ban năng lượng nguyên tử Đan Mạch, trở thành chủ tịch đầu tiên của Viện Vật lí lí thuyết Bắc Âu năm 1957.

Niels Bohr là con của nhà sinh lí học Christian Bohr và bà Ellen Adler. Niels cũng là anh của nhà toán học Harald Bohr (giáo sư trường Đại học Copenhagen). Niels Bohr được đào tạo tại trường Đại học Copenhagen. Năm 1911, được cấp bằng tiến sĩ với luận án Studier over Metallernes Elektronteori (Nghiên cứu về lí thuyết điện tử của các kim loại), sau đó Bohr sang Đại học Manchester nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà hóa học nổi tiếng Ernest Rutherford. Năm 1913, Bohr công bố bản mô tả cấu trúc của nguyên tử trên tạp chí Philosophical Magazine, bản mô tả này sau đó được gọi là mô hình Bohr.

SVTH: Tiêu Tín Nguyên 46 SP. Vật lí K36 Năm 1916 Bohr được bổ nhiệm làm giáo sư Đại học Copenhagen. Điều kiện làm việc lúc đó hơi kém, vì vậy người ta đã quyên tiền để thành lập một cơ sở tương đối hiện đại hơn. Cơ sở mới được khánh thành năm 1921 do Bohr lãnh đạo, được đặt tên là Viện Vật lí lí thuyết của Đại học Copenhagen, nhưng thường có tên thông dụng là Viện Niels Bohr (đến năm 1965, được đổi tên chính thức là Viện Niels Bohr).

Bohr luôn mơ ước về một sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học. Với cơ sở mới này, đã có thể thực hiện chút mơ ước như vậy tại Đan Mạch. Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã tới viện này trao đổi quan điểm cùng các ý tưởng với Bohr, nhiều người trong số họ sau này đã được giải Nobel về các công trình của mình.

Trong thời Đệ nhị thế chiến, Viện này đã là một cơ sở khá lớn trong ngành vật lí lí thuyết. Người ta đã nói đến trường phái Copenhagen và đã có nhiều tên tuổi rất lớn trong ngành vật lí thời đó tới thăm và làm việc, trong số đó có Erwin Schrödinger, nhà vật lí người Áo (giải Nobel Vật lí năm 1933). Werner Heisenberg - nhà vật lí người Đức, đứng đầu chương trình vũ khí nguyên tử của Đức, giải Nobel Vật lí năm 1932 - đã làm phụ tá cho Niels Bohr trong một thời gian tại đây. Kết quả nghiên cứu của trường phái này đã đóng góp chủ yếu cho một trong các lí thuyết vật lí tiên tiến của thế kỉ XX: môn cơ học lượng tử.

Lúc đầu Bohr không quan tâm tới chính trị, nhưng sau khi Đức quốc xã lên nắm quyền ở Đức năm 1933 thì Bohr đã thay đổi thái độ, trong các năm tiếp theo Bohr đã giúp cho nhiều khoa học gia ra khỏi nước Đức. Sau khi Đan Mạch bị Đức chiếm đóng vào năm 1940, Bohr đã chọn ở lại quê hương vì cho rằng mình có thể làm điều có ích tại đây. Nhưng tới tháng 9 năm 1943 có tin tình báo cho biết là Bohr sẽ bị bắt giải sang Đức, nên Bohr đã chạy sang Thụy Điển và đầu tháng 10 năm 1943 đi tiếp sang Anh. Tại đây, Bohr được cho biết các bí mật quanh Dự án Manhattan, nhằm chế tạo vũ khí nguyên tử, Bohr được yêu cầu tham gia dự án này và ngày 6 tháng 12 năm 1943, Bohr tới làm việc tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, bang New Mexico, Hoa Kì (cùng với Robert Oppenheimer).

Sau Đệ nhị thế chiến, Bohr trở thành người truyền bá say sưa việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích hòa bình và việc giải tỏa căng thẳng giữa các quốc gia trong việc công khai hóa kiến thức về vũ khí nguyên tử mà nhiều nước đã thu được.

Năm 1955, do tác động của Bohr, Đan Mạch đã lập trung tâm nghiên cứu việc áp dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích hòa bình.

SVTH: Tiêu Tín Nguyên 47 SP. Vật lí K36 Ngoài giải Nobel Vật lí, Niels Bohr còn được các phần thưởng sau: Huy chương Matteucci năm 1923, Huy chương Franklin năm 1926 của Viện Benjamin Franklin (Hoa Kì), Huy chương Faraday lectureship năm 1930 của Hội Hoàng gia Luân Đôn, Huy chương Copley năm 1938 của Hội Hoàng gia Luân Đôn, Giải Nguyên tử vì Hòa bình năm 1957 của Viện Ford (Hoa Kì).

Niels Bohr cũng là một trong bốn người không thuộc Hoàng gia Đan Mạch được tặng thưởng Huân chương hiệp sĩ Con Voi (huân chương cao quí nhất của Đan Mạch) và cũng là một trong số rất hiếm người Đan Mạch được in hình trên tiền tệ (đồng 500 kr. Đan Mạch) và trên tem thư Đan Mạch. Nguyên tố Bohri (số nguyên tử 107) cũng được gọi theo tên Bohr. Khi qua đời, Niels Bohr được an táng tại nghĩa trang Assistans ở Copenhagen. [24]

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu lịch sử vật lí phục vụ cho việc dạy học chương ix. vật lí 12 nâng cao (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)