THÔNG
2.1. Dạy kiến thức vật lí cho học sinh
Cuộc sống quanh ta, thiên nhiên quanh ta là cả một thế giới vật lí. Song không phải cái gì cũng đưa hết vào SGK được, không phải bất kì cái gì cũng buộc học sinh phải nhớ. Chúng ta có cách làm cho HS không cần biết hết mọi vấn đề có liên quan kiến thức vật lí trong tự nhiên và kĩ thuật, nhưng hễ gặp chúng là HS có thể nhận thức được. Đó là việc dạy cho HS các kiến thức cơ bản về vật lí. [8, tr. 5]
2.2. Phát triển tư duy cho học sinh thông qua dạy vật lí
Tư duy là sản phẩm của bộ não con người. Tư duy cũng là sản phẩm của quá trình rèn luyện. Nhà trường là nơi các em có thể được rèn luyện tư duy cho HS là nhiệm vụ của mình. [8, tr. 6]
Vật lí học là thành quả của những quá trình tư duy nối tiếp nhau, kế thừa nhau của những con người biết tư duy và biết làm việc một cách khoa học. Biết đem đến cho HS cách làm việc của các nhà khoa học vật lí trong quá trình dạy học vật lí cùng với việc rèn
SVTH: Tiêu Tín Nguyên 36 SP. Vật lí K36 luyện các hoạt động tư duy thông qua những nội dung cụ thể trong bài giảng tức là ta đã dần dần tạo cho HS một thói quen tư duy trong học tập. Điều đó cũng chính là nhà trường đã tạo cho HS một tri thức đầy đủ, một tư thế chuẩn bị ra làm việc cho xã hội. Ngày nay, chúng ta hiểu tri thức không chỉ là kiến thức mà còn là phương pháp làm việc và suy nghĩ. [8, tr. 6]
2.3. Giáo dục tư tưởng (dạy người) thông qua dạy vật lí
Nhà trường xã hội chủ nghĩa của chúng ta có mục tiêu cơ bản là: Dạy chữ và dạy người. “Hồng” và “chuyên” là hai mặt của một nhiệm vụ. Vì vậy, sản phẩm do nhà trường làm ra phải là con người có tri thức và là người tốt. [8, tr. 7]
Không ai phủ nhận người tốt phải là người dễ cảm, dễ mến, người làm việc tận tụy cho đất nước. Song, trong thời đại chúng ta, thời đại mà nền kinh tế tri thức đang dần chế ngự toàn bộ sự phát triển của xã hội, khi chúng ta bước vào thế kỉ XXI. Vào những năm 90, UNESCO đã có khuyến cáo cho mọi người về mục đích học tập rằng: “Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để sống với cộng đồng”. Con người “tốt” được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa của chúng ta cũng phải là những người đạt được bốn tiêu chí. Đó là:
- Con người có tri thức.
- Con người yêu nước, yêu dân tộc.
- Con người biết làm việc và làm việc sáng tạo.
- Con người biết hi sinh cho lợi ích chung của loài người hôm nay và mai sau. Người GV vật lí có thể góp phần xây dựng mẫu hình con người tốt như vậy, thông qua dạy học vật lí, miễn là họ luôn coi đó là nhiệm vụ của mình. [8, tr. 7]
2.4. Dạy cho học sinh kĩ năng hành động vật lí
Vật lí học là khoa học thực nghiệm. Trước hết, hành động vật lí mà ta nói ở đây chính là những hành động hằng ngày có liên quan đến việc sử dụng kiến thức vật lí. Chúng bao gồm từ việc thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm, mô hình hóa một hiện tượng, một thực thể vật lí, những hành động chân tay cụ thể như lắp ráp, thực nghiệm vật lí, sử dụng thông thạo các máy đo, lấy số liệu, phán đoán kết quả,... và những hành động thông thường hằng ngày như tháo lắp bóng đèn, sửa chữa, bảo dưỡng đơn giản các phương tiện, dụng cụ gia đình,... [8, tr. 7]