Marie Skłodowska-Curie

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu lịch sử vật lí phục vụ cho việc dạy học chương ix. vật lí 12 nâng cao (Trang 53)

4. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU LỊCH SỬ VẬT LÍ

4.1.3. Marie Skłodowska-Curie

Marie Skłodowska-Curie (07 tháng 11 năm 1867 – 04 tháng 7 năm 1934) là một nhà vật lí và hóa học người Ba Lan - Pháp, nổi tiếng về việc nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ. Bà là người đầu tiên vinh dự nhận được hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, vật lí và hóa học. Marie Curie là giảng viên đại học nữ đầu tiên tại Đại học Paris (Sorbonne) và vào năm 1995 thi thể của bà được mai táng tại điện Panthéon ở Paris vì những đóng góp to lớn cho nhân loại. [24]

Bà sinh tại thủ đô Vacsava của Vương quốc Ba Lan. Bà học tập tại Đại học Floating một cách bí mật và bắt đầu nghiên cứu khoa học tại Vacsava.

Marie là con út trong số 5 người con của hai GV nổi tiếng Bronisława và Władysław Skłodowski. Marie biết đọc lúc chỉ có 4 tuổi, lúc nào cũng đứng đầu lớp và có rất nhiều thành tích xuất sắc và học giỏi nhiều môn. Nhưng Marie chẳng thấy vui vì thời đó người Ba Lan bị cấm đọc, viết tiếng Ba Lan và phải tuân thủ theo các luật lệ của Nga. Hơn nữa, bố của Marie bị đuổi việc, gia đình phải chuyển đến một khu tập thể. Chị cả của Marie, Sophie, qua đời vì bệnh thương hàn. Sau đó, mẹ của Marie cũng qua đời vì bệnh phổi, năm Marie 11 tuổi.

SVTH: Tiêu Tín Nguyên 48 SP. Vật lí K36 Marie cố gắng học thật tốt, nhiều lúc, Marie còn quên cả ăn, cả ngủ. Ít lâu sau, Marie đỗ thủ khoa, nhưng do không có tiền, Marie phải đi làm gia sư để có tiền đi học. Khi làm gia sư cô đã từng có người yêu, nhưng do hoàn cảnh nên tình yêu đã không đến với cô. Cô đã bỏ lại tất cả để chị gái thứ ba - Bronisława Skłodowska được vào Đại học Y ở Paris.

Marie tiếp tục đi kiếm tiền và cuối cùng cũng đến Paris như mong ước của mình. Ở đó, cô học rất nhiều môn ở trường Sorbonne, và cô cũng mượn rất nhiều sách từ thư viện để học thâu đêm. Do học nhiều, Marie bị suy nhược thần kinh một năm. Thời đó, phụ nữ luôn bị coi thường cho nên Marie cố gắng học nhiều. Và thành công đã đến với cô: Marie đỗ đầu trường Sorbonne và trở thành cử nhân. Sau đó, Marie về thăm quê một năm để thăm cha. Rồi Marie lại đi học ở trường.

Marie đã được gặp gỡ Pie Curie, một nhà khoa học thiên tài. Marie rất vui khi được gặp Pie. Tuy nhiên, Pie cũng có quan điểm là phụ nữ không thể trở thành nhà khoa học. Nhưng sau một thời gian, Pie đã nhận ra, ai cũng có thể trở thành nhà khoa học và đã tỏ tình thật lãng mạn đến với Marie. Lần đầu, Marie còn lưỡng lự vì Tổ quốc Ba Lan của mình, người cha của mình và gia đình còn ở Ba Lan,… Nhưng sau đó, Marie chấp thuận lời ngỏ của Pie và, từ tên Mariea Salomea Skłodowska, Mariea tự đổi tên mình thành Marie Curie.

Sau khi tiến sĩ Henri Becquerel phát hiện ra urani có tính phóng xạ (phát sáng), Marie và Pie cùng nhau nghiên cứu về sự xuất hiện của các vật chất phóng xạ, đặc biệt là quặng urani uraninit, có tính chất kì lạ là phóng xạ hơn chất urani được chiết ra. Đến năm 1898, họ đã có giải thích hợp lí: uraninit có một chất phóng xạ hơn urani và ngày 26 tháng 12 Marie Curie tuyên bố sự hiện hữu của chất này. [2]

Sau nhiều năm nghiên cứu, họ đã tinh chế vài tấn uraninit, ngày càng tập trung các phần phóng xạ, và cuối cùng tách ra được chất muối clorua (rađium chloride) và hai nguyên tố mới, có tính phóng xạ mạnh hơn cả urani. Pie và Marie quyết tìm ra nguyên tố ấy bằng cách phân tích khoáng vật pichblend. Sau khi làm thí nghiệm nhiều lần, ngoài nguyên tố phóng xạ trên còn có một nguyên tố nữa mà Marie phát hiện ra là pôlônium theo tên quê hương của Marie (Pologne theo tiếng Pháp, Polska theo tiếng Ba Lan), và nguyên tố kia tên rađi vì khả năng phóng xạ của nó (radiation). [24]

Tuy nhiên, lúc đầu công bố, do lượng rađi trong pichblend quá nhỏ nên Pie và Marie chưa thể lọc ra được, vì thế rađi không được công nhận. Sau lần đó, Pie và Marie

SVTH: Tiêu Tín Nguyên 49 SP. Vật lí K36 quyết định lọc rađi ra khỏi pichblend, và trong tám tấn pichblend thì chỉ có một gram rađi nhỏ. Vì thế, nó rất quí.

Năm 1903 bà được nhận giải Nobel Vật lí cùng với chồng Pie Curie và Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải này. Tám năm sau, bà nhận giải Nobel Hóa học trong năm 1911 cho việc khám phá ra hai nguyên tố hóa học rađium và pôlônium. Bà cố ý không lấy bằng sáng chế tiến trình tách rađium, mà để các nhà nghiên cứu tự do sử dụng nó. [24]

Bà là người đầu tiên đoạt và chia cùng người khác hai giải Nobel. Bà là một trong hai người duy nhất đoạt hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau (người kia là Linus Pauling). Năm 1906, Pie Curie bị một chiếc xe ngựa đè lên khi đang đi trên phố.

Sau khi chồng bà qua đời, dư luận đồn thổi bà có một cuộc tình với nhà vật lí Paul Langevin, một người đã có vợ và bỏ vợ. Bà là một nhà bác học được coi trọng tại Pháp, dư luận Pháp xem bà là một người nước ngoài, từ một nơi ít người biết đến (lúc ấy Ba Lan là một phần của Nga) và có nhiều người gốc Do Thái (Marie là một người vô thần lớn lên trong một gia đình Công giáo), nhưng việc đó không ảnh hưởng đến dư luận. Hơn nữa, Pháp lúc đó hãy còn rung động về vụ Dreyfus. Điều ngẫu nhiên là sau này cháu trai của Paul Langevin là Michel đã kết hôn với cháu gái của Marie Curie là Hélène Langevin-Joliot.

Trong Đệ nhất thế chiến, bà vận động để có các máy chụp tia X di động để có thể điều trị các thương binh. Những máy này được cung cấp lực từ xạ khí rađium, một khí không màu, phóng xạ từ rađium, sau này được nhận ra là radon. Marie đã lấy khí này từ rađium bà đã tinh chế. Ngay sau khi chiến tranh bắt đầu, bà đã bán giải Nobel làm bằng vàng của mình và của chồng để giúp đỡ đất nước trong chiến tranh. [2]

Năm 1921, bà đã đến Hoa Kì để gây quĩ trong cuộc nghiên cứu rađium. Bà được đón tiếp nồng hậu. Trong những năm cuối cùng, bà thất vọng vì nhiều nhà thuốc và người làm thẩm mĩ đã không thận trọng khi dùng các vật chất phóng xạ.

Bà qua đời gần Sallanches, Pháp trong năm 1934 vì ung thư bạch cầu, chắc chắn là vì bà đã tiếp xúc với một số lượng bức xạ quá cao trong các nghiên cứu. Con gái lớn nhất của bà, Irène Joliot-Curie, cũng được trao một giải Nobel Hóa học trong năm 1935, một năm sau khi Marie Curie qua đời. Con gái út của bà, Eve Curie, viết một cuốn tiểu sử về Marie sau cái chết của mẹ mình.

SVTH: Tiêu Tín Nguyên 50 SP. Vật lí K36 Năm 1995, tro xương của bà được đưa vào điện Panthéon, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên được an nghỉ tại đây vì cống hiến của mình.

Trong một thời gian siêu lạm phát trong đầu thập niên 1990, tờ giấy bạc 20.000 Zloty của Ba Lan có hình bà. Hình bà cũng đã hiện diện trong tờ 500 Phrăng của Pháp cũng như nhiều tem thư và tiền kim loại.

Nguyên tố số 96, Curium, kí hiệu Cm, được đặt tên để tôn vinh bà và Pie. Ở Việt Nam có 3 ngôi trường mang tên bà, một ở thành phố Hồ Chí Minh, một ở Hà Nội và một ở Hải Phòng. [24]

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu lịch sử vật lí phục vụ cho việc dạy học chương ix. vật lí 12 nâng cao (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)