Phóng xạ; Phản ứng hạt nhân; Phản ứng phân hạch và Phản ứng nhiệt hạch.
1. NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VẬT LÍ PHỤC VỤ DẠY HỌC BÀI 52 CẤU TẠO CỦA HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. ĐỘ HỤT KHỐI TẠO CỦA HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. ĐỘ HỤT KHỐI
1.1. Xác định mục tiêu của bài
Theo sách giáo viên Vật lí 12 NC, mục tiêu của bài học được xác định [4, tr. 265]: - Về kiến thức:
“+ Nêu được cấu tạo của hạt nhân, biết kí hiệu hạt nhân và đơn vị khối lượng nguyên tử.
+ Nêu được lực hạt nhân là gì và các đặc điểm của lực hạt nhân.
+ Nêu được độ hụt khối của hạt nhân là gì và viết được công thức tính độ hụt khối.
+ Nêu được năng lượng liên kết hạt nhân là gì và viết được công thức tính năng lượng liên kết hạt nhân.”
Dựa vào mục tiêu bài dạy và những tài liệu, những hiểu biết của tôi, tiếp theo tôi xác định nội dung của bài để có thể sử dụng lịch sử vật lí vào dạy học, từ đó sử dụng lịch sử vật lí vào bài dạy cho phù hợp.
1.2. Xác định nội dung của bài để sử dụng lịch sử vật lí vào dạy học và nội dung lịch sử vật lí cần đưa vào bài dung lịch sử vật lí cần đưa vào bài
Trong SGK, mục 1 trình bày về “Cấu tạo hạt nhân. Nuclôn” trong đó phần a trình bày về “Cấu tạo hạt nhân”; mục 3 trình bày “Đơn vị khối lượng nguyên tử”. Dựa vào mục tiêu bài học là giúp HS nêu được cấu tạo cơ bản của hạt nhân, nêu được các đặc trưng cơ bản của prôtôn và nơtron, biết được đơn vị khối lượng nguyên tử. Trong phần này, SGK có đề cập:
SVTH: Tiêu Tín Nguyên 68 SP. Vật lí K36 - Các đặc trưng cơ bản của prôtôn và nơtron.
- Cấu tạo của hạt nhân.
- Đơn vị khối lượng nguyên tử và hệ thức Einstein.
Theo tôi, đây là cơ hội có thể sử dụng lịch sử vật lí vào bài dạy nhằm giúp cho HS dễ dàng ghi nhớ bài học, có niềm đam mê với khoa học, tạo bầu không khí học tập tích cực bằng cách diễn giảng bằng một câu chuyện nhỏ về LSVL khi ông Ernest Rutherford tìm ra cấu tạo hạt nhân nguyên tử từ thực nghiệm, góp phần hình thành ở các em HS niềm yêu thích đối với thí nghiệm vật lí. Từ đây, tôi đã góp phần đạt được mục tiêu đầu tiên của bài.
MỤC TIÊU NỘI DUNG BÀI HỌC NỘI DUNG LSVL
Nêu được cấu tạo của hạt nhân, biết kí hiệu hạt nhân và đơn vị khối lượng nguyên tử.
Mục 1. Cấu tạo hạt nhân. Nuclôn.
a. Cấu tạo hạt nhân.
Tôi giới thiệu phát hiện vĩ đại nhất của Rutherford: thí nghiệm tìm ra cấu tạo hạt nhân của nguyên tử.
Mục 3. Đơn vị khối lượng nguyên tử.
Tôi tổ chức HĐNK sau bài học với chủ đề là mẩu chuyện Ernest Rutherford “Người khổng lồ nguyên tử”, hoạt động nhằm tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Ernest Rutherford. Từ đó, tôi lồng ghép nội dung về khối lượng nguyên tử.
SVTH: Tiêu Tín Nguyên 69 SP. Vật lí K36
1.3. Xác định phương pháp để sử dụng lịch sử vật lí vào dạy học và hình thức tổ chức dạy học tổ chức dạy học MỤC TIÊU ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ ĐỂ SỬ DỤNG LSVL VÀO DẠY HỌC NỘI DUNG LỊCH SỬ VẬT LÍ PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- HS biết được phát hiện vĩ đại nhất của Rutherford là thí nghiệm tìm ra cấu tạo hạt nhân của nguyên tử. Từ đó, HS yêu thích thực nghiệm, có niềm đam mê với khoa học thực nghiệm.
- HS hiểu được cuộc đời và sự nghiệp gian khó của Ernest Rutherford, sự cống hiến to lớn của ông đối với vật lí và hóa học. Từ đó, hình thành ở các em HS sự cố gắng vươn lên trong học tập, cách làm việc biện chứng, khoa học, tạo cho bản thân niềm đam mê đối với thí nghiệm vật lí.
Nội dung 1. “Phát hiện vĩ đại nhất của Rutherford là về cấu tạo hạt nhân của nguyên tử. Vào thời đó, để khám phá bí mật của thế giới nguyên tử cần lập nên mô hình nguyên tử. Tuy vậy, các giả thuyết mô hình nguyên tử trước đây đều lung lay trước những thành tựu khám phá khoa học mới như tia X, tia phóng xạ,... Nếu nguyên tử là thành phần cuối cùng cấu tạo nên vật chất, tựa như “hòn bi đặc” cực nhỏ (kích thước chỉ là một phần triệu của cm) thì những tia X, tia phóng xạ từ đâu mà ra? Rutherford đã làm thí nghiệm dùng hạt α bắn phá nguyên tử trong một miếng nhôm mỏng, đằng sau lá nhôm mỏng có đặt một tấm màn huỳnh quang. Nếu nguyên tử là “hòn bi đặc” thì trên màn huỳnh quang
Mục 1. Cấu tạo hạt nhân. Nuclôn.
a. Cấu tạo hạt nhân.
- Tôi diễn giảng phần này bằng cách kể một mẩu chuyện về phát hiện vĩ đại nhất của Rutherford: thí nghiệm tìm ra cấu tạo hạt nhân của nguyên tử.
- Tôi kể mẩu chuyện ngắn, sau đó cho HS thảo luận nhóm (02 người) để HS dựa vào mẩu chuyện, dựa vào kiến thức SGK:
Câu hỏi 1: Hãy cho biết cấu tạo cơ bản của hạt nhân là gì?
Trả lời: Hạt nhân có kí hiệu có A nuclôn với A = N + Z.
Trong đó:
Z: prôtôn; kí hiệu: p, mang điện tích e+.
N: nơtron; kí hiệu: n, không mang điện tích.
SVTH: Tiêu Tín Nguyên 70 SP. Vật lí K36 sẽ không xuất hiện những
chấm sáng khi thực hiện thí nghiệm trên. Nhưng kết quả thí nghiệm lại cho thấy màn huỳnh quang đầy những chấm sáng, chứng tỏ phần lớn hạt α đã đi qua nguyên tử như đi qua chỗ chân không và đập lên màn huỳnh quang, chỉ có những hạt α cá biệt bị bật trở lại với tốc độ bằng tốc độ bắn hạt α vào nguyên tử trong miếng nhôm mỏng.
Rutherford làm đi làm lại thí nghiệm, quên ăn quên ngủ để phân tích, lí giải các khía cạnh của kết quả thí nghiệm, và một ngày của năm 1911, xuất hiện trong đầu ông một mô hình mới về cấu tạo hạt nhân nguyên tử”. Vậy hạt nhân được cấu tạo như thế nào?
Câu hỏi 2: Em suy nghĩ gì về Rutherford trong quá trình làm việc để tìm ra cấu tạo hạt nhân của nguyên tử?
Định hướng HS:
HS có nhiều cách trả lời, tôi sẽ định hướng HS nhận xét được theo các ý sau đây:
- Rutherford làm việc miệt mài, đam mê và hăng say nghiên cứu khoa học. - Học hỏi Rutherford cách làm việc khoa học, tôn trọng thực nghiệm.
Nội dung 2. Mẩu chuyện Ernest Rutherford “Người khổng lồ nguyên tử”. (Xem phụ lục 1)
Mục 3. Đơn vị khối lượng nguyên tử.
- Tôi tổ chức trò chơi ô chữ với chủ đề về mẩu chuyện Ernest Rutherford “Người khổng lồ nguyên tử” bằng hình thức trình chiếu (Xem phụ lục 2). Ngoài ra, trong buổi ngoại khóa, tôi sẽ cho
SVTH: Tiêu Tín Nguyên 71 SP. Vật lí K36 HS tham gia các trò chơi vận động, hóa trang thành nhà vật lí, trả lời nhanh các câu hỏi về chủ đề,...