Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng
Hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng, các ngân hàng chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và với các ngân hàng nƣớc ngoài. Nếu một thị trƣờng tài chính của quốc gia có nhiều các ngân hàng thƣơng mại không chỉ của nhà nƣớc mà còn của các cổ đông, nhiều ngân hàng liên doanh hay các chi nhánh của các ngân hàng nƣớc ngoài hoặc các loại hình trung gian tài chính khác nhƣ các Doanh nghiệp tài chính, Doanh nghiệp cho thuê tài sản, uy tín dụng trung ƣơng, quỹ tín dụng nhân dân và các định chế tài chính khác thì việc thu hút đƣợc khách hàng và chiếm lĩnh đƣợc thị phần về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chịu sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các ngân hàng phải chú trọng đến việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, phong cách phục vụ khách hàng, các ngân hàng phải áp dụng các công nghệ hiện đại, phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Nhờ đó mà các dịch vụ ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng và hoàn thiện.
Hiện nay, sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, có hơn 80 ngân hàng đƣợc thành lập. Vì thế, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, bên cạnh đó còn có rất nhiều ngân hàng nƣớc ngoài đặt ngân hàng đại lý ở Việt Nam. Việc nâng cao và phát triển
các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt tại ngân hàng BIDV, là điều hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay khi mà lĩnh vực ngân hàng – tài chính dần bị bão hòa và việc cạnh tranh giữa các ngân hàng càng ngày càng tăng.
Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Với địa phƣơng có tình hình kinh tế - xã hội phát triển và ổn định thì việc tìm kiếm khách hàng và phát triển mối quan hệ với khách hàng đƣợc diễn ra thuận lợi hơn, khi đó, vấn đề quản trị quan hệ khách hàng cũng dễ dàng hơn.