Giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động bổ trợ

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 63)

8. Khung lý thuyết

2.3.2.Giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động bổ trợ

Giáo dục pháp luật ở trường giáo dưỡng là một quá trình tác động có mục đích và định hướng đến đối tượng tiếp nhận (học sinh) bằng nhiều phương pháp, hình thức phù hợp nhằm làm hình thành và phát triển ở các em những tri thức pháp luật, tạo thói quen và hành vi ứng xử đúng đắn, tích cực. Đặc thù là học sinh khi vào trường giáo dưỡng là đã có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần. Bên cạnh đó, các em sinh hoạt và học tập trong môi trường tập trung như quân ngũ trong một thời hạn nhất định. Chính vì vậy, những hoạt động nhằm giáo dục pháp luật cho các em ở đây không những dễ triển khai mà còn có thể thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, một số phương pháp bổ trợ nhằm giáo dục pháp luật cho các em đã được thực hiện như tổ chức cho học sinh xem chương trình Tòa tuyên án; tư vấn riêng cho học sinh; tổ chức các trò chơi.

- Thứ nhất: Xem chương trình Tòa tuyên án

Xem chương trình Tòa tuyên án là một trong những hoạt động giáo dục bổ trợ mang tính bắt buộc. Với mục đích thông qua kênh truyền hình để phổ biến kiến thức, tăng cường năng lực pháp luật cho thanh thiếu niên, từ năm 2008 Trung tâm thanh thiếu niên Đài truyền hình Việt Nam đã phối hợp với Học viên Tư pháp sản

xuất chương trình Tòa tuyên án. Chương trình được xây dựng dựa trên những tư liệu có trong thực tế và có tác động mạnh đến người xem, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên vì họ không có cảm giác mình đang “được” giáo dục. Nhận thấy những hiệu quả đó, với sự hỗ trợ về băng đĩa và các phương tiện thu phát của tổ chức PLAN, từ năm 2012 trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình đã đưa hoạt động xem chương trình Tòa tuyên án trở thành một hoạt động thường xuyên với học sinh của mình nhằm mục đích thay đổi nhận thức và hành vi xấu của các em một cách dần dần, tự nguyện.

Về cách thức thực hiện, trước đây, học sinh được tập trung ở sân trường và

xem qua màn ảnh rộng. Sau này, nhà trường đã trang bị tivi đến từng phòng ở và nối mạng LAN toàn trường, do đó học sinh ngồi tại phòng và xem theo đội (từ 20 đến 30 em).

Hoạt động xem chương trình Tòa tuyên án, không do giáo viên chủ nhiệm quản lý mà là hoạt động tự giác của học sinh. Các buổi tối theo lịch trình đã đưa ra, sau hiệu lệnh kẻng, tất cả các hoạt động cá nhân dừng lại, học sinh tập trung tại các phòng xem chương trình qua tivi. Mỗi đội có một Ban tự quản do giáo viên chủ nhiệm chọn (là những em lớn tuổi, chấp hành nội quy tốt) duy trì trật tự, quản lý việc xem chương trình của các học sinh khác. Ngoài ra, các cán bộ thuộc trung đội cảnh sát bảo vệ cũng thường xuyên kiểm tra.

Ở trường giáo dưỡng số 2, do yếu tố sử dụng băng, đĩa sao chép của Đài

Truyền hình nên việc lựa chọn nội dung cho học sinh xem khá chủ động. “Chúng tôi tổ chức bật đĩa ghi hình các chương trình Tòa xử án theo kiểu cuốn chiếu, lặp lại để học sinh xem nhiều lần mà ngấm dần dần. Tuy nhiên, các đĩa về các tội danh như cố ý gây thương tích, hiếp dâm, gây rối trật tự công cộng là những tội các em mắc nhiều thì chúng tôi cho xem nhiều lần hơn. Không cần nói nhiều mà bằng chính những bản án thực tế các em đã rút ra được bài học cho chính mình” (PVS số 5, 32 tuổi, nam, giáo viên văn hoá).

Mặc dù vậy, nội dung của các chương trình Tòa xử án không phải lúc nào cũng phù hợp với học sinh. Các phiên tòa xử tranh chấp đất đai, tội phạm kinh tế là

Về tần suất xem chương trình, dịp nghỉ hè nhà trường tổ chức cho học sinh xem 3 buổi tối/tuần. Vào năm học, do học sinh phải tự học văn hóa vào buổi tối nên việc xem Tòa xử án được thực hiện vào tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Đối với học sinh, 100% các em được hỏi cho biết có được xem chương trình với số lần lên tới 30-40 lần/ trong thời gian đang ở trường. Có tới 81.3% học sinh cho rằng những chương trình đã xem trùng hoặc gần với trường hợp vi phạm của mình, do đó việc các em thích thú với phương pháp giáo dục pháp luật này là điều dễ hiểu.

Biểu đồ 2.6. Mức độ thích thú của học sinh trường giáo dưỡng số 2 với phương pháp xem chương trình Tòa tuyên án

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Có thể thấy phần lớn học sinh (67,7%) được hỏi cho rằng chương trình Tòa xử án là một chương trình thú vị và bổ ích với mình. Các em được xem trình tự một phiên tòa, việc phân tích cụ thể các tội danh, đặc biệt yếu tố tác động vào tâm lý các em mạnh nhất là việc tòa kết án. Đa số các em khi được phỏng vấn sâu đều cho rằng

việc chỉ phải vào trường giáo dưỡng là may mắn đối với mình. “Xem chương trình Tòa tuyên án, em có gặp trường hợp giống của em. Nhưng bạn ở đấy phải vào tù 3 năm, còn em chỉ phải vào trường giáo dưỡng đã là may mắn lắm rồi. Đi tù sợ lắm.” (PVS số 8, 16 tuổi, nam, học sinh)

Hoạt động kiểm tra nhận thức của học sinh sau khi xem Tòa tuyên án được thực hiện một cách ngẫu nhiên chứ không mang tính bắt buộc. Các thầy cô chủ nhiệm sẽ kiểm tra học sinh bất kì bằng các câu hỏi về nội dung, các chi tiết trong

chương trình. “Học sinh tự thẩm thấu chứ không phải viết thu hoạch hay bài kiểm tra. Thỉnh thoảng chúng tôi kiểm tra kiến thức của các em bằng những câu hỏi như tên phim, nội dung cơ bản của phim hay anh A bị xử tù bao nhiêu năm” (PVS số 3, 37 tuổi, nam, giáo viên chủ nhiệm)

- Thứ hai: Tư vấn riêng

Một hoạt động giáo dục bổ trợ khác cũng được thực hiện thường xuyên là tư vấn riêng. Tư vấn riêng là hoạt động tương tác giữa người tư vấn với học sinh, trong đó người tư vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của mình với mục tiêu giúp các em thấu hiểu hoàn cảnh của mình và tự giải quyết vấn đề của mình.

Tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, người tư vấn gồm một tổ có các thầy Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ y tế, giáo viên văn hóa và một cán bộ tư vấn chuyên trách.

Nguyên tắc của hoạt động tư vấn riêng là tính khuyết danh, đảm bảo bí mật cho học sinh. Nhà trường tạo điều kiện xây dựng một phòng tư vấn riêng với cơ sở vật chất đảm bảo để tạo sự thoải mái về không gian cũng như tâm lý cho các em. Trước cửa phòng tư vấn có hòm thư “ Nhu cầu tư vấn tự nguyện” và phát mẫu phiếu tư vấn (ghi họ tên, đội, thông tin cá nhân và nội dung cần tư vấn ngắn gọn) cũng như hướng dẫn các em khi mới vào trường. Hoạt động tư vấn riêng thường được thực hiện vào ngày nghỉ để tránh ảnh hưởng tới việc học tập và lao động của học sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, với những học sinh có những vấn đề đặc biệt, cán bộ tư vấn có thể trích xuất em đó ở lại tư vấn riêng ngay trong ngày nhằm giải tỏa tâm lý cho em kịp thời.

Với tổ tư vấn, học sinh hoàn toàn chủ động trong việc yêu cầu tư vấn cũng như lựa chọn người tư vấn. Hầu hết với từng lĩnh vực cụ thể, các em sẽ đăng kí người tư vấn phù hợp, như vấn đề sức khỏe, giới tính yêu cầu cán bộ y tế; vấn đề nội quy, quy chế yêu cầu giáo viên chủ nhiệm, các vấn đề tình cảm, quan hệ gia đình, bạn bè yêu cầu cán bộ tư vấn chuyên trách. Đặc biệt, Ban giám hiệu cũng là những người tư vấn rất hiệu quả và được các em tin cậy yêu cầu tư vấn nhiều vấn đề như việc chấp hành, giảm thời hạn hay chia sẻ hoàn cảnh gia đình.

Kết quả khảo sát về số lần được tư vấn riêng, học sinh trường giáo dưỡng số 2 trả lời như sau: 33,1% cho rằng “chưa bao giờ”; 40% trả lời “một lần” và 26,9%

trả lời “hai lần trở lên”. Con số này cho thấy hoạt động tư vấn riêng đã có những kết quả nhất định với việc 66,9% học sinh tìm đến thầy cô để được giải đáp những khúc mắc trong cuộc sống, sinh hoạt và tới 26,9% hài lòng và muốn được tư vấn nhiều lần nữa.

Về nội dung tư vấn, thống kê kết quả tư vấn học sinh năm 2013 của trường cho biết tổng số ca tư vấn cá nhân là 153 ca, trong đó các vấn đề cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Thống kê số ca tư vấn học sinh năm 2013 của trường giáo dưỡng số 2

Nội dung Số ca Tỷ lệ %

Chấp hành nội quy, giảm thời hạn, pháp luật 61 39,9

Gia đình và tương lai 57 37,3

Sức khỏe và giới tính 21 13,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình yêu, tình bạn 14 9,1

Tổng 153 100

Nguồn:[33, tr1]

Với tỷ lệ cao nhất trong các lĩnh vực tư vấn (39,9%), có thể đánh giá đối với học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, việc tìm hiểu và được tư vấn sâu về pháp luật là một nhu cầu thiết yếu. Các em không chỉ dừng lại ở việc lắng nghe thụ động mà còn được đặt câu hỏi, trao đổi và có được những gợi ý, lời khuyên hay giải pháp phù hợp với vấn đề cụ thể của mình.

Với câu hỏi khảo sát “Câu trả lời của các thầy cô tư vấn có thỏa mãn thắc mắc của em không” cho kết quả 69,3% các em trả lời “có”; 10,5% trả lời “không”

và 20,2% trả lời “lúc có, lúc không”. Con số này phù hợp với thực tế chia sẻ của

cán bộ tư vấn chuyên trách “Không phải lúc nào việc tư vấn cũng đạt hiệu quả. Có trường hợp một em không còn cha mẹ, sống trong một tổ chức và đi đòi nợ thuê. Em tự xác định được là nếu không tách biệt được môi trường đó thì sẽ lại tiếp tục quay lại con đường cũ và không tự tin có thể thoát ra được. Em luôn nghĩ tiêu cực rằng xã hội, cộng đồng không có thiện cảm với mình và mình không có cơ hội làm lại cuộc đời. Mặc dù chúng tôi đã phân tích, động viên bằng nhiều cách nhưng dường như em mới bằng mặt chứ chưa bằng lòng” (PVS số 6, 27 tuổi, nam, cán bộ tư vấn)

Đánh giá về mức độ yêu thích của học sinh với phương pháp tư vấn riêng, số liệu cho thấy:

Biểu đồ 2.7. Mức độ yêu thích của học sinh trường giáo dưỡng số 2 với phương pháp tư vấn riêng

Số liệu trên cho thấy, mặc dù không phải mọi câu trả lời của thầy, cô tư vấn đều thỏa mãn nhưng phần đông các em học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (67,2%) cho rằng tư vấn riêng là phương pháp giáo dục pháp luật hay và bổ ích với mình. Đây là một chỉ số để đánh giá mức độ hiệu quả cũng như định hướng phát triển các phương pháp giáo dục cho phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của học sinh trường giáo dưỡng số 2.

- Thứ ba: Chơi trò chơi

Giáo dục học sinh thông qua các hoạt động chơi trò chơi là một hoạt động bổ trợ được thực hiện hàng tuần theo các chủ đề. Mục đích của hoạt động này là thông qua các trò chơi tập thể cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết về các lĩnh vực (pháp luật, sức khỏe sinh sản, lịch sử…) đồng thời tạo không khí thi đua, học hỏi giữa học sinh lẫn nhau. Hoạt động này cũng tạo điều kiện để học sinh giao lưu, trao đổi, giúp đỡ, động viên cùng nhau phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện tiến bộ và nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng.

Mỗi tối thứ bảy hàng tuần, đội giáo vụ hồ sơ có nhiệm vụ tổ chức các trò chơi ngoài trời như “chiếc nón kì diệu”, “đừng để tiền rơi” hay “đuổi hình bắt chữ” với các chủ đề cụ thể.

Nội dung các chủ đề rất phong phú, thường về pháp luật, sức khỏe giới tính, truyền thống và lịch sử đất nước, nhà trường và kỹ năng sống. Với những nội dung phong phú như vậy, để thực hiện được một buổi chơi trò chơi là sự hợp tác thực hiện của nhiều nhóm cán bộ giáo viên. Đội giáo viên văn hóa có nhiệm vụ thu thập thông tin và lên nội dung các câu hỏi, phương án trả lời; đội giáo vụ hồ sơ có nhiệm vụ lên nội dung chương trình và tổ chức triển khai; đội giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ tập trung và quản lý học sinh; đội tài vụ hậu cần có nhiệm vụ đảm bảo phương tiện, quà tặng cho học sinh. Bên cạnh đó, ngay bản thân các em học sinh cũng phải có sự chuẩn bị, tìm tòi tài liệu và trau dồi kiến thức trước khi tham gia vào các trò chơi.

Các buổi chơi trò chơi thường được dẫn dắt bởi các cán bộ giáo vụ hồ sơ. Để đảm bảo cho mọi học sinh trong trường đều có thể tham gia trực tiếp, hoạt động này được tổ chức tại sân bóng ngoài trời với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật như máy chiếu, loa đài. Với việc bắt chước khung chương trình của các trò chơi trên truyền hình với các quà tặng mang tính hình thức nhưng hoạt động đã tạo nên sự thu hút lớn với các em học sinh.

Biểu đồ 2.8. Mức độ thích thú của học sinh trường giáo dưỡng số 2 với phương pháp chơi trò chơi

Không chỉ học sinh đánh giá cao hiệu quả của hoạt động này mà chính các

chơi. Trẻ con mà, học mà chơi chơi mà học bao giờ cũng là hiệu quả nhất. Đặc biệt việc được đại diện cho đội lên trước toàn trường để thi, được quà mang về nữa thì càng khiến các em tự hào mà cố gắng thể hiện mình” (PVS số 1, 39 tuổi, nam, cán bộ giáo vụ hồ sơ)

- Thứ tư: Xem xử án lưu động

Giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử được ghi nhận trong Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002, bằng hoạt động của mình “Tòa án giáo dục cho mọi người ý thức tôn trọng pháp luật, rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi người tin rằng bất cứ sự vi phạm pháp luật nào cùng sẽ bị Tòa án và xã hội lên án, giáo dục mọi công dân ý thức tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm”.[39, tr.1]

Giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có chủ định và có kế hoạch của các chủ thể giáo dục (Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Thư ký tòa án, Giám định viên) đến các đối tượng giáo dục (những người tham gia tố tụng và những người tham dự phiên tòa) nhằm hình thành ở họ ý thức pháp luật, trạng thái xúc cảm, tình cảm pháp luật đúng đắn là cơ sở cho hành vi, ứng xử phù hợp với yêu cầu của pháp luật.[39, tr,1]

Với mục đích chung của giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử như vậy, trường giáo dưỡng số 2 đã kết hợp với Tòa án nhân dân huyện Yên Mô tổ chức một buổi xét xử lưu động tại trường. Mục đích cụ thể của hoạt động này là thông qua hoạt động xét xử được thực hiện trực tiếp tại trường, có thể giúp cho các em học sinh trường giáo dưỡng hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn về những quy định của pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ án. Từ đó học sinh có thể tự đánh giá về hành vi và trách nhiệm pháp lý của mình, giúp hình thành ở các em những cảm xúc về sự công bằng nghiêm minh của pháp luật, tôn trọng các đại diện của công lý, giúp các em định hướng hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật (cụ thể là phù hợp với những bản án, quyết định đúng đắn của hội đồng xét xử), nhờ đó mà phát huy tác

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 63)