Mong muốn của học sinh về hoạt động giáo dục pháp luật trong những năm tới

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 97)

8. Khung lý thuyết

3.1.6. Mong muốn của học sinh về hoạt động giáo dục pháp luật trong những năm tới

những năm tới

Thực trạng giáo dục pháp luật và những kết quả, hạn chế trong từng hình thức cụ thể phần nào cũng đã cho thấy đánh giá và mong muốn của học sinh về các hình thức này trong tương lai.

Đánh giá về mức độ yêu thích của học sinh trường giáo dưỡng số 2 với các phương pháp giáo dục pháp luật cụ thể cho thấy phương pháp được các em đánh giá cao nhất là chơi trò chơi, và ít yêu thích nhất với phương pháp đóng kịch.

Bảng 3.5. Xếp hạng mức độ yêu thích của học sinh với các phương pháp giáo dục pháp luật đang được thực hiện tại trường giáo dưỡng số 2

Mức độ yêu thích Phương pháp giáo dục Tỷ lệ %

Yêu thích nhất Chơi trò chơi 66,2

Yêu thích thứ hai Học GDCD 51,8

Yêu thích thứ ba Xem Tòa tuyên án 44,2

Yêu thích thứ tư Tư vấn riêng 46,9

Yêu thích thứ năm Xem xử án lưu động 37,0

Yêu thích thứ sáu Hoạt động khen thưởng, kỷ luật 29,3 Yêu thích thứ bảy Qua phương tiện truyền thông 49,1

Số liệu thống kê cho thấy hình thức được học sinh yêu thích nhất là hình thức chơi trò chơi, số học sinh chọn đây là phương án “yêu thích nhất” chiếm tới 66,2%. Kết quả này cho thấy trong quá trình giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng, phương pháp đạt được hiệu quả cao nhất chính là vừa học vừa chơi. Chính việc tạo cho các em tâm lý thoải mái, tự tin và chủ động khi tham gia vào các trò chơi sẽ là cơ sở để các em tự giác tìm hiểu pháp luật và nâng cao hiểu biết pháp luật của mình.

Có 51,8% các em chọn phương án được “yêu thích thứ hai” là học giáo dục công dân trên lớp. Con số này thể hiện mặc dù thích học mà chơi, chơi mà học hơn

nhưng phần đông học sinh cũng đánh giá cao hình thức học tập chính thống. “Em thích nhất chơi trò chơi, thứ hai là học giáo dục công dân trên lớp, vì ở lớp học bài bản hơn, có gì thắc mắc em sẽ hỏi được luôn và thầy cô đặt câu hỏi nhiều, chúng em phải trả lời, cho điểm nên em nhớ bài hơn.” (PVS số 9, 14 tuổi, nam, học sinh)

Với việc nhận thức được vai trò của việc dạy và học môn giáo dục công dân như vậy, nếu nhà trường và giáo viên có những đầu tư về nội dung, cách thức triển khai, các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ thì hình thức này sẽ còn đạt hiệu quả giáo dục pháp luật cao hơn.

Xem chương trình Tòa tuyên án và tham gia hoạt động tư vấn riêng là hai phương án được học sinh xếp mức độ yêu thích lần lượt là thứ ba và thứ tư. Trong khi đó, xem xử án lưu động chỉ xếp thứ năm dù đánh giá độ hiệu quả thì có 64,6% cho rằng “hay, bổ ích”. Giải thích cho điều này có thể thấy cả ba hình thức trên đều là các hoạt động giáo dục pháp luật bổ trợ, tuy nhiên xem Tòa tuyên án và tư vấn riêng là hai hình thức hầu hết các học sinh đều đã từng tham gia hoặc dễ dàng tham gia nếu muốn, trong khi đó hoạt động xử án lưu động mới được thực hiện ở trường một lần (năm 2013). Chính điều này dẫn đến việc nhiều em học sinh mới chỉ biết đến thông qua nghe kể lại mà chưa trực tiếp tham gia vào hoạt động này, do đó khó đánh giá xếp loại.

Hai hình thức giáo dục pháp luật mà các em đánh giá ở mức độ yêu thích thấp nhất là hoạt động khen thưởng, kỷ luật và qua phương tiện truyền thông, với lần lượt tỷ lệ là 29,3% và 49,1%. Giải thích cho lựa chọn này các em cho rằng hai

thưởng kỷ luật liên quan đến nội quy nhà trường nhiều hơn, em không nghĩ là nội quy nhà trường cũng là pháp luật. Còn qua loa phát thanh thì nó nói nhiều thứ lắm, với cả nhiều khi em cũng không để ý nghe nên e nghĩ là nó giáo dục pháp luật được ít.” (PVS số 7, 16 tuổi, nam, học sinh)

Từ những kết quả đánh giá của học sinh về xếp loại mức độ yêu thích các hình thức giáo dục pháp luật cụ thể như vậy, các em cũng thể hiện rõ mong muốn

của mình. “Em muốn chơi trò chơi nhiều hơn, được xem nhiều buổi xử án lưu động hơn nữa, những cái đấy thiết thực và gần gũi với chúng em hơn là cứ giảng điều này, quy định kia, nhức đầu lắm.” (PVS số 8, 16 tuổi, nam, học sinh)

Bên cạnh đó, những gợi ý về hình thức giáo dục pháp luật mới cũng được

các em đưa ra. “Em thích được tham gia những buổi nói chuyện thực tế, chẳng hạn như mời những anh chị học sinh cũ của trường về kể chuyện ngày trước ở đây như thế nào, bây giờ ra trường làm gì, sống ra sao, có thành công không. Các thầy cô ở trường thỉnh thoảng cũng kể gương này gương kia nhưng em muốn gặp trực tiếp thì mới tin cơ.” (PVS số 5, 17 tuổi, nam, học sinh)

Những mong muốn, nguyện vọng này của học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình chính là những gợi ý cho nhà trường trong việc đổi mới và hoàn thiện các phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh của mình.

3.2. Một số khuyến nghị giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)