8. Khung lý thuyết
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, giáo dục người chưa thành niên
thành niên vi phạm pháp luật
Hoạt động giáo dục pháp luật không đơn thuần là công việc của riêng nhà trường và các thầy cô trường giáo dưỡng mà hiệu quả của nó còn do sự phối kết hợp giữa nhà trường, cha mẹ, các tổ chức xã hội trong các khâu trước, trong và sau khi vào trường giáo dưỡng. Trong quá trình trực tiếp làm việc với cán bộ trường Giáo dưỡng số 2, chúng tôi nhận được những ý kiến trao đổi của những thầy cô giáo ở đây về tình trạng một số bậc cha mẹ không có sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em họ khi vào trường.
Do vậy chúng tôi khuyến nghị cần có những quy định pháp lý về trách nhiệm phối hợp của cha mẹ với trường giáo dưỡng trong việc giáo dục con em họ, đồng
thời có chế tài xử lý đối với cha mẹ khi thiếu quan tâm, giáo dục, bỏ mặc con cái hoặc tiếp tay mua ma túy, vật cấm cho con em họ khi đang ở trường giáo dưỡng; bao che, cản trở, không phối hợp truy tìm học sinh trốn trường, không nhận bảo lãnh về chăm sóc khi biết con em bị bệnh hiểm nghèo, nhất là bị HIV/AIDS.
Theo Luật xử lý vi phạm hành chính thì kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 việc quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghị định hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc vận dụng các quy định của pháp luật ở các cấp chính quyền thiếu thống nhất. Vì vậy khuyến nghị các cơ quan chức năng cần sớm ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đảm bảo đồng bộ, thống nhất, đúng pháp luật, phù hợp thực tế và khả thi nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ban ngành, tổ chức địa phương, gia đình… chủ động tham gia trong quá trình quản lý giáo dục các em khi đang ở trường giáo dưỡng và hỗ trợ, giúp đỡ các em hết hạn trở về địa phương hoà nhập cộng đồng.
Bên cạnh đó, công tác xử lý hồ sơ trong nhiều trường hợp cũng tạo nên những khó khăn nhất định cho hoạt động giáo dục pháp luật ở trường giáo dưỡng. Trên thực tế, giấy tờ, hồ sơ của học sinh trường giáo dưỡng nhiều trường hợp bị thiếu chính xác về năm sinh, nơi ở, bản tóm tắt lý lịch hành vi vi phạm pháp luật còn sơ sài, chưa đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin học sinh khi cần thiết do sự sơ suất, thiếu sát sao của công an, cán bộ hồ sơ ở địa phương. Để hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng với các em đạt hiệu quả, khuyến nghị xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin, quản lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật thống nhất, đầy đủ để công tác phối hợp giữa trường giáo dưỡng với các tổ chức xã hội và gia đình tốt hơn, giúp học sinh vi phạm pháp luật trở về hoà nhập cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của toàn xã hội.
Ngoài ra, cần tăng quyền và trách nhiệm cho trường giáo dưỡng trong hoạt động quản lý, giáo dục học sinh. Với những học sinh có hành vi, thái độ thiếu tích cực trong quá trình học tập, rèn luyện ở trường giáo dưỡng, cần tạo cơ sở pháp lý và tăng quyền tự quyết cho trường có thể kéo dài thời hạn của học sinh từ 6 tháng đến
1 năm ở lại trường để rèn luyện. Có như vậy, tính nghiêm minh và công bằng mới được