8. Khung lý thuyết
3.1.4. Kết quả hoạt động giáo dục pháp luật qua phương pháp khen thưởng, kỷ luật
thưởng, kỷ luật
Về công tác thi đua khen thưởng được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch và theo đúng quy trình. Kết quả xếp loại thi đua năm 2013 có tổng số 475 học sinh đủ thời gian xếp loại, trong đó:
Xếp loại Tốt; 10 em (= 2,1%, tăng 0,1% so với năm 2012) Xếp loại Khá: 366 em (= 77,1%, tăng 11,9% so với năm 2012) Xếp loại Trung bình: 77 em (= 16,2%, giảm 9,3% soi với năm 2012) Xếp loại Kém: 22 em (= 4,6%, giảm 2,7% so với năm 2012).
Tổ chức làm thủ tục xét giảm thời hạn cho tổng số 485 em, 75 em được thưởng phép về thăm gia đình vào đợt Tết Nguyên đán, 30/4, 1/5 và 2/9; thưởng tiền và hiện vật cho 659 em.[33]
Nhờ các hoạt động thi đua, khen thưởng như vậy, học sinh trường giáo dưỡng số 2 đã có sự tiến bộ thực sự, chịu khó học tập, lao động, học nghề, tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa. Các hình thức kỷ luật cũng khiến các em dần khép mình vào khuôn khổ.
Bảng 3.4. Thống kê số lượt kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng số 2 Năm Số lượt học sinh Hình thức kỷ luật Cảnh cáo Cách ly tại nhà tu dưỡng
Truy tố tội mới
2011 115 100% 34 29,6% 81 70,4% 00 00% 2012 201 100% 57 28,4% 144 71,6% 00 00% 2013* 216 100% 80 37,0% 135 62,5% 1 0,5% Nguồn [2, tr.154] và * [33, tr.2] 3.1.5. Một số hạn chế
Có thể thấy hoạt động giáo dục đang được thực hiện ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình đã có những tác động tích cực đến nhận thức và hành vi các em học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn phải kể đến những bất cập còn tồn tại trong công tác này. Những bất cập này không chỉ nằm trong nội dung chương trình, phương pháp thực hiện mà còn tồn tại ngay trong quá trình quản lý cũng như tổ chức thực hiện.
* Hạn chế trong nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật - Đối với hoạt động học tập bắt buộc
Bên cạnh những thuận lợi như đã nêu, trong giảng dạy môn giáo dục công dân vẫn còn bộc lộ những vướng mắc cần tháo gỡ.
Thứ nhất, sự bất cập ở chỗ đối tượng có độ tuổi và trình độ nhận thức trải dài
từ lớp 1 đến lớp 12 trong khi sách giáo khoa lại chỉ được xây dựng chung cho 2 khối là cấp Tiểu học và Trung học cơ sở. Thực tế là trong cùng một khối nhưng học sinh lớp 1 với lớp 5, học sinh lớp 6 với lớp 9 có trình độ nhận thức khác nhau. Khi phải học cùng một nội dung chương trình giống nhau sẽ dẫn đến tình trạng các em lớp lớn thì chán, các em lớp bé thì không hiểu, không theo kịp chương trình.
Thứ hai, sách giáo khoa môn giáo dục công dân cả khối chỉ học 1 quyển,
trong khi đó khối Tiểu học của nhà trường học 1 năm 2 lớp, vì vậy học sinh vào trường thời hạn 2 năm phải học đi học lại ít nhất 3 lần. Điều này gây nhàm chán cho các em, thậm chí dẫn đến tình trạng phản kháng vì cho rằng thầy cô chỉ giáo điều,
Thứ ba, về nội dung bài học. Ngoài những nội dung được biên soạn cho tất
cả học sinh, sách giáo khoa chưa có nhưng chuyên đề riêng cho từng loại hình sai phạm của các em, ví dụ như: hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ, hành vi trộm cắp, hành vi gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép… Điều này làm hoạt động dạy và học mang tính chung chung, hiệu quả giáo dục chưa sát thực tế.
Thứ tư, ngoài sách giáo khoa thì ở tất cả các khối lớp đều không có sách
giáo viên, sách thiết kế bài giảng. Điều này tạo nên khó khăn trong việc chỉ đạo, theo dõi và đánh giá việc thực hiện chuyên môn của giáo viên. Đồng thời, các giáo viên cũng gặp khó khăn trong quá trình biên soạn bài theo chuẩn kiến thức của các
bài học. “Ngay cả cơ quan đại diện biên soạn cũng trả lời rằng chỉ xây dựng chung chung thôi chứ người dạy phải linh hoạt trong quá trình giảng dạy, điều này khiến chúng tôi phải tự mày mò xây dựng bài giảng cũng như không có barem nào để đánh giá độ hiệu quả và phù hợp của phương pháp giảng dạy của chúng tôi.”(PVS số 1, 35 tuổi, nữ, giáo viên văn hóa)
- Đối với hoạt động giáo dục bổ trợ
Trong hoạt động giáo dục bổ trợ, những vấn đề bất cập chủ yếu nằm ở hoạt động tư vấn riêng, bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế ở hoạt động xem chương
trình Tòa tuyên án.
Tư vấn riêng là một hoạt động được học sinh và các thầy cô đánh giá cao về mức độ hiệu quả trong việc chuyển đổi nhận thức và hành vi của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hoạt động này cũng còn tồn tại những khó khăn nhất định.
Đầu tiên, cán bộ làm công tác tư vấn hầu hết đều là kiêm nhiệm, vì vậy
không có nhiều thời gian để tìm hiểu về thân chủ trước khi tư vấn. Trừ một cán bộ chuyên trách tư vấn và cán bộ đội giáo vụ hồ sơ là những người làm việc trực tiếp trong mảng hồ sơ thì với những cán bộ tư vấn khác, việc chưa nắm chắc về đặc điểm nhân thân, hoàn cảnh gia đình các yếu tố cá nhân khác khiến công tác tư vấn chưa đi đúng hướng hoặc chưa giải quyết thỏa đáng. Thêm vào đó, nguồn thông tin để hỗ trợ cho các ca tư vấn ít, thậm chí trong hồ sơ vào trường của các em cũng không đầy đủ, thậm chí thiếu chính xác (do lỗi của công an, chính quyền địa phương), sự thiếu hợp tác của gia đình (mời không đến, gọi điện thì lảng tránh) cũng là một tác nhân gây khó khăn trong quá trình tư vấn.
Thứ hai, nhận thức và khả năng tư duy của học sinh trường giáo dưỡng số 2
nói chung là kém. Do đó, cán bộ tư vấn thường phải mất nhiều thời gian để cung cấp thông tin, phân tích hay giải thích cho các em hiểu. Thậm chí, đôi khi nhu cầu tư vấn của các em tự mâu thuẫn dẫn đến việc cán bộ tư vấn không biết nên chọn theo hướng nào để tư vấn.
Thứ ba, trong hoạt động tư vấn riêng, cán bộ tư vấn chỉ làm việc với học
sinh, cho lời khuyên và làm công tác củng cố tâm lý cho các em tại trường. Tuy nhiên, từ việc tư vấn đến nhận thức của học sinh và xa hơn là hành động sau khi ra trường của học sinh thì cán bộ tư vấn không đánh giá dược. Nói cách khác, rất khó để đánh giá độ hiệu quả của hoạt động tư vấn riêng với học sinh, nhất là sau khi các em tái hòa nhập cộng đồng.
Bên cạnh đó, không chỉ khó đánh giá hiệu quả của hoạt động tư vấn riêng với học sinh mà ngay cả với các lãnh đạo cũng khó đánh giá được hiệu quả công việc của cán bộ tư vấn. Đặc biệt trong ngành công an, điều này ảnh hưởng lớn tới kết quả phấn đấu thi đua hàng năm của cán bộ, giáo viên.
Thứ tư, sau mỗi ca tư vấn riêng, cán bộ tư vấn phải viết phiếu tường thuật
quá trình tư vấn, học sinh phải viết nhận xét “cảm thấy thế nào, có muốn quay lại lần sau hay không, mong đợi gì ở cán bộ tư vấn…” Tuy nhiên, trong môi trường lao động, học tập bị quản lý 24/24h, với mối quan hệ thầy trò đặc thù như trường giáo dưỡng thì phiếu này khó phản ánh đúng thực tế. Học sinh trong nhiều trường hợp
khó lòng dám nói lên quan điểm, thái độ thật của mình.
Thứ năm, cán bộ tư vấn chuyên trách phải làm việc hai ca tất cả các ngày
trong tuần, tập trung chủ yếu vào thứ 7 và chủ nhật và các ngày nghỉ lễ. Mặc dù theo đúng quy trình, mỗi ca tư vấn kéo dài 30 phút, tuy nhiên thời gian này hầu như không đủ để giải quyết triệt để vấn đề của học sinh. Chính bởi việc không có ngày nghỉ, một buổi làm việc phải xử lý 2,3 ca, thời gian kéo dài khiến cán bộ tư vấn căng thẳng, mệt mỏi, áp lực. Thêm vào đó, việc chỉ có duy nhất một cán bộ tư vấn
chuyên trách cũng dẫn đến tình trạng lối mòn trong tư vấn. “Khi phải nghe quá nhiều trường hợp với những vấn đề giống nhau, không có sự cá biệt hóa với từng trường hợp người tư vấn sẽ xảy ra tình trạng xử lý thông tin kiểu một chiều, tạo nên những lối mòn trong việc tư vấn” (PVS số 2, 27 tuổi, nam, cán bộ tư vấn)
Trong hoạt động xem chương trình Tòa tuyên án, việc tổ chức và thực hiện xem chương trình do đội học sinh tự quản lý mà không có sự tham gia của giáo viên. Điều này dẫn đến tình trạng trong quá trình xem học sinh có thắc mắc, không hiểu thì không có người giải đáp. Đặc biệt, không có sự kiểm tra ngược của giáo viên với học sinh sau khi xem chương trình là một thiếu sót lớn. Mặc dù theo ý kiến của các giáo viên là có kiểm tra nhận thức của học sinh nhưng sự kiểm tra chỉ theo kiểu đột xuất, tự phát theo kiểu “Em có xem không?”. Điều này dẫn đến tình trạng có những học sinh chỉ coi việc theo dõi chương trình Tòa tuyên án là trách nhiệm, tham gia cho đủ quân số và nếu có hiểu sai nội dung chương trình cũng không ai kiểm tra. Rõ ràng việc giải thích, phân tích ngay lập tức, đúng thời điểm và có sự kiểm tra ngược sẽ tác động và định hướng vào nhận thức của học sinh tốt hơn so với việc để các em tự thẩm thấu và có thể hiểu sai.
Hoạt động xử án lưu động cũng còn tồn tại một số bất cập, đó là việc phối kết hợp giữa nhà trường và các cấp có thẩm quyền trong việc tổ chức xử án lưu dộng còn chưa thực sự nhuần nhuyễn, các bước đề xuất thủ tục thực hiện còn nhiêu khê. Bên cạnh đó, vấn đề kinh phí để tổ chức cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Hơn thế, việc tổ chức một buổi xử án lưu động còn khó khăn, do việc đưa người lạ vào trường gây xáo trộn và khó khăn cho việc quản lý (trộm cắp, đưa đồ cấm vào trường…), còn xử án học sinh của trường thì rất ít vụ điển hình.
- Đối với hoạt động khen thưởng kỷ luật
Quy định về việc xử lý kỷ luật với học sinh là khi học sinh đã đến hạn ra trường, dù trong quá trình học tập có vi phạm nội quy, quy chế nhiều lần mà không tiến bộ thì khi ra trường mức độ xử lý nặng nhất là nhà trường gửi bản nhận xét về địa phương để theo dõi. Vấn đề này chưa thể hiện đủ tính răn đe của pháp luật.
- Đối với phương tiện truyền thông
Trong hoạt động giáo dục qua phương tiện truyền thông, chương trình phát thanh của trường còn chưa có chuyên mục Hỏi- Đáp, trợ giúp cho học sinh tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đời sống, sức khỏe, pháp luật. Các báo, tạp chí cũng chưa phục vụ tốt cho nhu cầu tìm hiểu pháp luật của học sinh.
* Hạn chế trong công tác tổ chức cán bộ
Giáo viên được hưởng lợi từ quỹ Dân số thế giới và tổ chức PLAN thông qua việc các tổ chức này đã tập huấn cho cán bộ giáo viên khá nhiều kiến thức khi làm
việc với trẻ em làm trái pháp luật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này các cán bộ này hầu hết đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.
Hầu hết cán bộ đội giáo vụ hồ sơ hoạt động giáo dục là chủ yếu là cán bộ được đào tạo trong ngành Công an, kỹ năng giáo dục cá biệt còn yếu, đặc biệt là kiến thức về tâm lý giáo dục, kỹ năng công tác xã hội. Hầu hết, các cán bộ này đều phải vừa làm vừa tự mày mò nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.
* Hạn chế trong bản thân với học sinh
Nhiều học sinh xác định động cơ phấn đấu theo kiểu ăn xổi, ngắn hạn, chỉ nhằm mục đích duy nhất là được sớm ra trường chứ ra trường để làm gì thì chưa nhận thức được. Chính bởi vậy, khi mục đích chưa đạt được thì chán nản, hụt hẫng và không tích cực nữa.
3.1.6. Mong muốn của học sinh về hoạt động giáo dục pháp luật trong những năm tới những năm tới
Thực trạng giáo dục pháp luật và những kết quả, hạn chế trong từng hình thức cụ thể phần nào cũng đã cho thấy đánh giá và mong muốn của học sinh về các hình thức này trong tương lai.
Đánh giá về mức độ yêu thích của học sinh trường giáo dưỡng số 2 với các phương pháp giáo dục pháp luật cụ thể cho thấy phương pháp được các em đánh giá cao nhất là chơi trò chơi, và ít yêu thích nhất với phương pháp đóng kịch.
Bảng 3.5. Xếp hạng mức độ yêu thích của học sinh với các phương pháp giáo dục pháp luật đang được thực hiện tại trường giáo dưỡng số 2
Mức độ yêu thích Phương pháp giáo dục Tỷ lệ %
Yêu thích nhất Chơi trò chơi 66,2
Yêu thích thứ hai Học GDCD 51,8
Yêu thích thứ ba Xem Tòa tuyên án 44,2
Yêu thích thứ tư Tư vấn riêng 46,9
Yêu thích thứ năm Xem xử án lưu động 37,0
Yêu thích thứ sáu Hoạt động khen thưởng, kỷ luật 29,3 Yêu thích thứ bảy Qua phương tiện truyền thông 49,1
Số liệu thống kê cho thấy hình thức được học sinh yêu thích nhất là hình thức chơi trò chơi, số học sinh chọn đây là phương án “yêu thích nhất” chiếm tới 66,2%. Kết quả này cho thấy trong quá trình giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng, phương pháp đạt được hiệu quả cao nhất chính là vừa học vừa chơi. Chính việc tạo cho các em tâm lý thoải mái, tự tin và chủ động khi tham gia vào các trò chơi sẽ là cơ sở để các em tự giác tìm hiểu pháp luật và nâng cao hiểu biết pháp luật của mình.
Có 51,8% các em chọn phương án được “yêu thích thứ hai” là học giáo dục công dân trên lớp. Con số này thể hiện mặc dù thích học mà chơi, chơi mà học hơn
nhưng phần đông học sinh cũng đánh giá cao hình thức học tập chính thống. “Em thích nhất chơi trò chơi, thứ hai là học giáo dục công dân trên lớp, vì ở lớp học bài bản hơn, có gì thắc mắc em sẽ hỏi được luôn và thầy cô đặt câu hỏi nhiều, chúng em phải trả lời, cho điểm nên em nhớ bài hơn.” (PVS số 9, 14 tuổi, nam, học sinh)
Với việc nhận thức được vai trò của việc dạy và học môn giáo dục công dân như vậy, nếu nhà trường và giáo viên có những đầu tư về nội dung, cách thức triển khai, các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ thì hình thức này sẽ còn đạt hiệu quả giáo dục pháp luật cao hơn.
Xem chương trình Tòa tuyên án và tham gia hoạt động tư vấn riêng là hai phương án được học sinh xếp mức độ yêu thích lần lượt là thứ ba và thứ tư. Trong khi đó, xem xử án lưu động chỉ xếp thứ năm dù đánh giá độ hiệu quả thì có 64,6% cho rằng “hay, bổ ích”. Giải thích cho điều này có thể thấy cả ba hình thức trên đều là các hoạt động giáo dục pháp luật bổ trợ, tuy nhiên xem Tòa tuyên án và tư vấn riêng là hai hình thức hầu hết các học sinh đều đã từng tham gia hoặc dễ dàng tham gia nếu muốn, trong khi đó hoạt động xử án lưu động mới được thực hiện ở trường một lần (năm 2013). Chính điều này dẫn đến việc nhiều em học sinh mới chỉ biết đến thông qua nghe kể lại mà chưa trực tiếp tham gia vào hoạt động này, do đó khó đánh giá xếp loại.
Hai hình thức giáo dục pháp luật mà các em đánh giá ở mức độ yêu thích thấp nhất là hoạt động khen thưởng, kỷ luật và qua phương tiện truyền thông, với lần lượt tỷ lệ là 29,3% và 49,1%. Giải thích cho lựa chọn này các em cho rằng hai
thưởng kỷ luật liên quan đến nội quy nhà trường nhiều hơn, em không nghĩ là nội quy nhà trường cũng là pháp luật. Còn qua loa phát thanh thì nó nói nhiều thứ lắm,