Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 30)

8. Khung lý thuyết

1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Là một trong bốn trường giáo dục thanh thiếu niên vi phạm pháp luật của Bộ Công an hiện nay, trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình có tiền thân là trường phổ thông Công nông nghiệp số 2, được thành lập ngày 2/6/1968 tại xã Phong Hải huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.

Mô hình trường các trường phổ thông công nông nghiệp được thành lập thay thế các trường Kim Đồng do Bộ Giáo dục quản lý, căn cứ vào Quyết định 217/TTG-NC ngày 18/12/1967 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 948/QĐ-BCA ngày 20/12/1967 của Bộ trưởng Bộ Công an. Nhiệm vụ của các

văn hoá và dạy nghề nhằm cải biến những thiếu niên hư trở thành những thanh niên tốt, thiếu niên tốt, tiến bộ toàn diện, có đạo đức tốt, có trình độ văn hoá, ưa thích lao động và có nghề nghiệp”.

Sau 12 năm thành lập năm 1980 trường được chuyển về xã Mai Sơn, huyện Tam Điệp tỉnh Hà Nam Ninh (nay là huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình). Ngày 26/4/1996 trường Công nông nghiệp số 2 chính thức đổi tên thành Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. Trường giáo dưỡng số 2 trực thuộc cục V26 (Cục Quản lý giáo dục và cải tạo phạm nhân- Bộ Công an) nay là Tổng cục VIII- Bộ Công an.

Trải qua 46 năm xây dựng và trưởng thành, gắn liền với những giai doạn cực kỳ khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến chổng Mỹ cứu nước của toàn dân tộc nhưng với sự nỗ lực vượt bậc của các thế hệ giáo viên nhà trường cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bộ Công an, các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, gia đình và các tổ chức quốc tế TGD số 2 đã trở thành điểm sáng trong các trường giáo dưỡng của cả nước, là mô hình giáo dục hiệu quả được xã hội đánh giá cao.

Nằm trên diện tích 27 ha thuộc diện đất an ninh quốc phòng, trường giáo dưỡng số 2 có khuôn viên đẹp với các khu: nhà ở học sinh, nhà ăn, khu học văn hoá, trạm xá, các khu vui chơi, các trang thiết bị ti vi, tủ, quạt, giá sách… đã tạo điều kiện cho cán bộ chiến sỹ và học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường bao gồm 175 cán bộ chiến sỹ (129 nam, 46 nữ) gồm có Ban Giám hiệu 03 đồng chí (01 hiệu trưởng và 02 hiệu phó) 07 đội, mỗi đội có 01 đội trưởng, 01 đội phó giúp việc cho Ban Giám hiệu.

Các đội chuyên môn bao gồm:

1. Đội Tổng hợp (bao gồm cả tham mưu, chính trị, thông tin, cơ yếu) có trách nhiệm tham mưu giúp Đảng ủy và hiệu trưởng tổng hợp tình hình liên quan đến công tác quản lý, giáo dục học sinh; công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng; Xây dựng nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Đảng ủy và Ban lãnh đạo đơn vị trên cơ sở chương trình công tác của Đảng ủy, lãnh đạo Cục V26. Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các đội theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an và Cục V26.

2. Đội Giáo vụ hồ sơ học sinh có chức năng tham mưu giúp HIệu trưởng trường giáo dưỡng về quản lý, tổ chức thực hiện các nội dung, chương trình công tác quản lý, giáo dục, tư vấn, hoạt động giáo dục bổ trợ khác và thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giáo dục toàn diện học sinh ở trường giáo dưỡng.

3. Đội giáo viên chủ nhiệm có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng trường giáo dưỡng theo dõi, quản lý các hoạt động của học sinh. Tổ chức, duy trì việc quản lý, giáo dục, sinh hoạt, học tập, rèn luyện, lao động và xây dựng, phát triển các tập thể đội học sinh ổn định, vững mạnh, đoàn kết, trật tự, nề nếp và có môi trường giáo dục tích cực; không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục học sinh trường giáo dưỡng theo đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an và hướng dẫn của Cục V26.

4. Đội giáo viên văn hoá có nhiệm vụ tham mưu giúp hiệu trưởng trường giáo dưỡng quản lý và tổ chức, thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, dạy và học văn hóa, các chương trình giáo dục khác; trang bị kiến thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người cho học sinh, giúp các em phát triển hệ thống tri thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người cho học sinh, giúp các em phát triển hệ thống tri thức, năng lực tư duy, định hướng phát triển đạo đức, nhân cách và rèn luyện thói quen, hành vi tích cực theo đúng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Giáo dục đào tạo, của Bộ Công an và hướng dẫn của Cục V26.

5. Đội kế hoạch sản xuất, xây dựng, hướng nghiệp, dạy nghề có trách nhiệm tham mưu giúp hiệu trưởng trường giáo dưỡng về quản lý, chỉ đạo công tác kế hoạch sản xuất, xây dựng, hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh theo quy định của pháp luật, chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công a và Cục V26.

6. Đội tài vụ hậu cần có nhiệm vụ tham mưu giúp hiệu trưởng trường giáo dưỡng về quản lý, chỉ đạo công tác tài vụ- hậu cần, nhằm thực hiện tốt chế độ chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên và các đối tượng học sinh thuộc đơn vị mình quản lý.

7. Trung đội Cảnh sát bảo vệ có trách nhiệm trực tiếp tổ chức canh gác 24/24 giờ, tuần tra, kiểm soát bảo vệ trường giáo dưỡng, cưỡng chế và đưa dẫn học sinh chấp hành quy định của pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng.

Trên cơ sở các nhiệm vụ lớn của nhà trường như quản lý hồ sơ, quản lý học sinh, dạy văn hoá, dạy nghề, hậu cần, sản xuất… nhà trường đã biên chế tổ chức theo các đội và theo đó thực hiện các chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. Trong hoạt động giáo dục pháp luật ở trường, các cán bộ, giáo viên của đội giáo viên văn hóa, đội giáo viên chủ nhiệm và đội giáo vụ hồ sơ là những người có vai trò, trách nhiệm lớn nhất cũng như có tác động mạnh nhất đến học sinh.

Nhiệm vụ chủ yếu của thầy cô là quản lý học sinh trong thời gian ở trường tuân thủ nội quy, xây dựng nếp sống trật tự theo quy định của nhà trường, dạy văn hoá, giáo dục công dân, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi… rèn luyện cho các em phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần, nhận thức rõ sai lầm, phấn đấu tiển bộ sau khi ra trường trở thành công dân lương thiện. Nói ngắn gọn nhà trường làm nhiệm vụ nuôi và dạy các em sao cho đầu vào là trẻ em hư, đầu ra là trẻ em ngoan, công dân có ích cho xã hội.

Về đối tượng học sinh, trường có quy mô trung bình khoảng 700-800 học sinh/ năm, tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây do sự thay đổi về chính sách nên số lượng học sinh vào trường có sự sụt giảm đột ngột. Độ tuổi các em từ 12 đến dưới 18 tuổi, vi phạm các lỗi (trộm cắp, gây rối trật tự công công, cố ý gây thương tích…) bị xử lý hành chính là chủ yếu, được đưa vào trường quản lý, giáo dục.

Tình trạng học sinh vào trường phần đông là đã bỏ học, do vậy các em đều chậm so với độ tuổi đi học của các bạn cùng trang lứa, cá biệt có em vào trường mới được học chữ. Là học sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau, được tập trung tại trường, việc khó tiếp cận, thiếu hụt kiến thức văn hoá và kỹ năng sống là một đặc điểm nổi bật của học sinh ở trường giáo dưỡng.

Ở trường giáo dưỡng tuỳ vào trình độ văn hoá các em được xếp vào lớp khác nhau và được học văn hoá từ lớp 1 đến lớp 9, các em vào trường đã học xong lớp 9 thì chỉ được học nghề. Nhà trường kết hợp với Sở giáo dục Ninh Bình tổ chức cho các em thi tốt nghiệp trung học cơ sở và cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho các em.

Hàng năm trường ký kết với trường Cao đẳng dạy nghề Tam Điệp và tổ chức Plan Viêt Nam, tổ chức dạy nghề cho học sinh với các nghề: cơ khí, xây dựng, mộc, cắt may, cắt tóc, sửa chữa xe máy, nghiệp vụ bàn bar, tiếp thị và kết hợp với Sở LĐTB&XH Quảng Ninh đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường….

Song song với quá trình dạy văn hoá, để giúp các em nhận thức và sửa chữa lỗi lầm trong quá khứ một cách tích cực, xoá bỏ dần tư tưởng tự ty, mặc cảm về bản thân, các em còn được học môn giáo dục công dân, Nội dung giáo dục công dân bao gồm dạy đạo đức, pháp luật, dạy kỹ năng sống, giúp các em hình thành lối sống lành mạnh phù hợp với chuẩn mực đạo đức pháp luật của xã hội, rèn luyện những kỹ năng hành vi ứng xử phù hợp để chuẩn bị cho các em tái hoà nhập cộng đồng.

Từ năm 2008 đến tháng 2/2012 Chính phủ có dự kiến chủ trương chuyển công tác quản lý các trường Giáo dưỡng từ Bộ Công an sang Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Dự kiến này đã tác động sâu sắc đến hoạt động của nhà trường cũng như tâm tư, tình cảm của cán bộ giáo viên. Hàng loạt cán bộ xin chuyển công tác khiến đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường có một thời kì bị khủng hoảng, các khoản đầu tư kinh phí bị chững lại là những khó khăn thực tế của các trường giáo dưỡng nói chung cũng như trường giáo dưỡng số 2 nói riêng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, trên cơ sở xem xét những đặc thù công việc và học sinh, cho đến nay công việc này vẫn được giao cho Bộ Công an đảm nhiệm. Qua giai đoạn chuyển đổi này, có thể thấy những thầy cô còn trụ lại với vị trí công tác ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình là những người tâm huyết với nghề và yêu thương học sinh.

Từ năm 2014, theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2014 thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi) số 04/2008/ UBTVQH12, thì việc quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, thay cho Chủ tịch UBND cấp huyện như trước kia. Các đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đã thu hẹp lại, do chủ trương tăng cường các biện pháp giáo dục tại địa bàn cơ sở phưỡng, xã, kết hợp giữa chính quyền cơ sở với các tổ chức xã hội và gia đình để giáo dục các em ngay tại cộng

đồng. Sự thay đổi về chính sách, pháp luật đã thay đổi số học sinh vào trường theo hướng giảm đi.

Ví dụ theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 tại Điều 24 khoán a thì: Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự bị đưa vào trường giáo dưỡng. Tuy nhiên theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tại Điều 92 khoản 1 quy định: Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mới được đưa vào trường giáo dưỡng.

Như vậy theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 nếu ở cùng độ tuổi từ đủ 12 đến dưới 14 tuổi chỉ những em thực hiện hành vi cố ý với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mới đưa vào trường giáo dưỡng, còn với tội rất nghiêm trọng vẫn giao cho gia đình chăm sóc kết hợp với chính quyền và các đoàn thể giáo dục tại cộng đồng địa phương. Vì vậy số học sinh đưa vào trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình năm 2014 giảm đáng kể so với trước kia. Nếu như năm 2012 trường quản lý 825 học sinh, năm 2013 có 780 học sinh, đến ngày 31/8/2014 chỉ còn quản lý 394 học sinh.[2, tr. 76], [33]

Sự thay đổi đột biến về số lượng học sinh đầu vào như vậy phần nào cũng tác động tới các hoạt động giáo dục, dạy nghề của trường. Rõ ràng với việc số lượng các em giảm một nửa so với các năm trước sẽ là điều kiện cho việc quản lý, giáo dục cũng như quan tâm tới tâm tư, tình cảm của Nhà trường tới các em được sát sao hơn.

Tóm lại: Trong chương 1, tác giả đã xác định căn cứ khoa học cho đề tài, đặt

nền móng cho việc nghiên cứu ở chương 2 bằng cách nghiên cứu các khái niệm công cụ: giáo dục, giáo dục pháp luật, học sinh trường giáo dưỡng, giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng, bằng cách các dựa vào cơ sở lý thuyết như lý thuyết xã hội hoá, lý thuyết cấu trúc chức năng. Đây chính là những căn cứ lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu chương tiếp theo.

Đồng thời trong chương 1, tác giả cũng chỉ ra căn cứ pháp lý của những đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng và khái quát một số đặc điểm cơ bản của trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. Chương 1 cũng chỉ ra nhiệm vụ chủ yếu của thầy cô là quản lý học sinh trong thời gian ở trường tuân thủ nội quy, xây dựng nếp sống trật

tự theo quy định của nhà trường, dạy văn hoá, giáo dục công dân, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi… rèn luyện cho các em phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần, nhận thức rõ sai lầm, phấn đấu từ một trẻ chưa ngoan sau khi ra trường không tái phạm, trở thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG SÔ 2 NINH BÌNH HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)