Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật của

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 101)

8. Khung lý thuyết

3.2.2. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật của

3.2 2. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật của trường giáo dưỡng của trường giáo dưỡng

Bản chất của hiệu quả trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng nằm trong chính chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục pháp luật đang được thực hiện ở trường. Do đó, đánh giá những hạn chế, thiếu sót trong công tác này để đưa ra những khuyến nghị đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh là điều quan trọng nhất.

Mặc dù Viện Giáo dục và các trường giáo dưỡng cần phối hợp với nhau để biên soạn lại bộ sách giáo dục công dân (đặc biệt là sách dành cho cấp Tiểu học) theo hướng giảm kiến thức lý thuyết, tăng bài tập, phần liên hệ bản thân để học sinh hiểu bài tốt hơn.

Nên biên soạn nội dung chương trình thêm một số chuyên đề cụ thể cho từng loại hình sai phạm của học sinh, bởi vì với các em có nhận thức chậm, lười học thì việc “cầm tay chỉ việc” như vậy sẽ giúp các em hiểu cụ thể về sai phạm của mình, tránh lặp lại lần sau.

Trong nội dung các bài học về pháp luật, nên bổ sung thêm các điều luật cụ thể trong các bộ luật của Việt Nam có liên quan tới từng bài học để học sinh kết hợp tìm hiểu thêm về kiến thức pháp luật.

Cần xây dựng kết cấu chương trình cho phù hợp để tránh tình trạng học sinh chán nản khi phải học đi học lại một nội dung nhiều lần. Với khối Tiểu học, mặt bằng nhận thức của các em còn rất thấp, một bài học có thể chia thời lượng giảng dạy dài hơn, sử dụng nhiều phương pháp như minh họa, lấy ví dụ, đóng vai… để học sinh thực sự hiểu và nhập tâm.

Ngoài sách giáo khoa cho học sinh, Viện Khoa học giáo dục cần kết hợp với Tổng cục VIII nhanh chóng xây dựng sách thiết kế bài giảng cho giáo viên, tránh tình trạng không có sự thống nhất trong cách thức triển khai bài giảng, trong nội dung chuẩn kiến thức.

Cần có sự kiểm tra, giám sát và tư vấn trong và sau khi xem chương trình Tòa tuyên án của học sinh. Để làm được điều này, các giáo viên chủ nhiệm phải

trực tiếp tham gia vào các buổi theo dõi chương trình của các em, giải đáp thắc mắc hoặc định hướng nhận thức, thái độ ngay trong chương trình. Việc kiểm tra nhận thức sau đó cần được thực hiện thường xuyên và coi đó là một hoạt động bắt buộc. Nên sử dụng các bài thu hoạch để kiểm tra và đánh giá nhận thức của học sinh thay vì kiểm tra miệng, các bài thu hoạch này cần được chấm điểm và điểm này có thể được sử dụng để đánh giá thi đua tháng. Chỉ với việc theo dõi, kiểm tra sát sao như vậy thì hoạt động xem chương trình Tòa tuyên án mới tăng hiệu quả trong giáo dục pháp luật của mình.

Các chương trình phát thanh của trường cần bổ sung thêm chuyên mục Hỏi- Đáp. Chuyên mục này một mặt tạo điều kiện cho học sinh có thể được giải đáp các thắc mắc của mình về các lĩnh vực sức khỏe, pháp luật, đời sống…, mặt khác giúp các em học sinh khác có những thắc mắc tương tự có thể tự giải quyết các vấn đề của mình. Điều này sẽ làm giảm áp lực cho hoạt động tư vấn riêng. Ngoài ra, cán bộ chuyên trách mục phát thanh cũng có thể xây dựng các câu hỏi- giải đáp mẫu về một số vấn đề hay gặp phải của học sinh trường giáo dưỡng để tác động và định hướng nhận thức, hành động của học sinh một cách dần dần.

Ngoài báo Thanh niên và báo Hoa học trò mà các em học sinh đang được phát hàng ngày, cần bổ sung thêm một số đầu báo như Đời sống và pháp luật, Gia đình và xã hội… để tăng cường hiểu biết cho các em về các lĩnh vực cụ thể.

3.2.3. Củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác giáo dục pháp luật cho học sinh.

Cần tăng cường mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về tâm lý, kỹ năng sống cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trường giáo dưỡng để mỗi cán bộ của trường giáo dưỡng vừa là một chiến sỹ công an vừa là một nhà sư phạm, vừa là một nhà tâm lý giỏi của các học sinh trường giáo dưỡng.

Tăng cường cán bộ chuyên trách các lĩnh vực, đặc biệt là cán bộ chuyên trách mảng tư vấn thay vì 1 cán bộ như hiện nay. Việc giảm thiểu giáo viên kiêm nhiệm, tăng cán bộ chuyên trách sẽ làm giảm áp lực công việc, tạo điều kiện thời gian và sức khỏe cho cán bộ, giáo viên tập trung trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ làm tốt công việc của mình.

Bên cạnh đó, cải thiện đời sống của cán bộ, giáo viên cũng là một cách gián tiếp để tăng hiệu quả làm việc của họ. Đặc biệt, với cán bộ chuyên trách tư vấn và các cán bộ giáo vụ hồ sơ hầu hết phải làm việc vào thứ bảy, chủ nhật thì cần tính là lao động ngoài giờ hành chính theo quy định của Bộ luật Lao động. Khoản thu nhập này dù không nhiều nhưng là sự ghi nhận giá trị lao động của họ, thể hiện sự quan tâm đến công tác giáo dục nói chung và đời sống cá nhân nói riêng của Bộ Công an. Điều này làm khơi gợi sự nhiệt tình, tận tâm của cán bộ, giáo viên với công tác của mình.

Ngay chính cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục pháp luật cũng cần tự nhận thức được vị thế, vai trò của mình để tự trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ. Bên cạnh đó, cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh để trở thành một tấm gương tốt cho học sinh

như lời Bác Hồ từng nói “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương tốt”. Đặc biệt, tình yêu nghề, lòng bao dung, nhân ái với học sinh- những trẻ em

lầm lỡ sẽ là một phẩm chất khiến các em “tâm phục khẩu phục”. Khi đã chiếm được lòng tin, tình cảm của học sinh thì hoạt động giáo dục pháp luật sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao.

3.2.4. Giải pháp đối với học sinh

Ngay khi mới vào trường, các thầy cô cần tuyên truyền, giáo dục cho học sinh để các em nhận thức được vào trường giáo dưỡng không phải là cắt đứt con đường quay trở lại cộng đồng của mình, mà đây là môi trường tốt để rèn luyện, học tập để hoàn thiện bản thân, trở thành công dân tốt và tái hòa nhập xã hội. Chỉ khi yên tâm về tư tưởng, các em mới có động lực để phấn đấu, hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng mới dễ triển khai và đạt hiệu quả.

3.2.5. Tăng cường kinh phí để phục vụ công tác giáo dục pháp luật cho học sinh

Mọi hoạt động muốn đi vào chiều sâu, thực chất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao ngoài việc cần đầu tư về trí tuệ thì không thể không bàn đến sự đầu tư về mặt kinh phí. Bộ Công an và Tổng cục VIII cần tăng cường việc huy động kinh phí cho hoạt động giáo dục pháp luật bằng việc sử dụng phục vụ cho các mục tiêu: Nâng cấp, xây dựng mới cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tư vấn riêng, hội trường học tập tập trung (thay vì ngồi ngoài trời như hiện nay), trang bị các thiết bị truyền

thông đa phương tiện hiện đại phục vụ hoạt động giảng dạy pháp luật như loa đài, âm lý, máy vi tính, máy chiếu, nối mạng Internet… để giáo viên sử dụng lồng ghép âm thanh, hình ảnh, ví dụ minh họa trong quá trình giảng dạy hoặc tổ chức chơi trò chơi.

Bên cạnh đó, ngoài tăng cường kinh phí trong việc mua bổ sung sách báo, tạp chí, tài liệu phục vụ nhu cầu học sinh, cũng cần xây dựng tủ sách pháp luật cho cho cán bộ giáo viên để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ này tự nghiên cứu, cập nhật thông tin, kiến thức pháp luật mới.

Cũng cần tăng cường kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục để hoạt động xử án lưu động được triển khai dễ dàng.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu đề tài “Giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2- Yên Mô- Ninh Bình” chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Từ khi Việt Nam đi theo con đường kinh tế thị trường và nhất là sau khi gia nhập WTO, sự hội nhập và phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ tạo ra những mặt tích cực mà những vấn đề tiêu cực cũng nảy sinh, đôi lúc gây ra sự mất phương hướng cho giới trẻ. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi tình trạng vi phạm pháp luật trong giới trẻ có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp thì việc giáo dục pháp luật cho họ càng trở nên cần thiết. Đặc biệt, với học sinh trường giáo dưỡng- là những người đã vi phạm pháp luật và có hành vi tái phạm nhiều lần, không sửa chữa dẫn đến phải thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì việc giáo dục pháp luật lại càng quan trọng.

Nhận thức được điều này, trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình đã tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật như là một hoạt động cơ bản, trọng tâm của nhà trường.

Với mục đích được đề ra là trang bị những kiến thức pháp luật cần thiết giúp học sinh nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng và thái độ tự giác chấp hành pháp luật, hoàn thiện bản thân để tái hòa nhập cộng đồng, đặc biệt là biện pháp tích cực trong việc phòng ngừa tội phạm chưa thành niên, hoạt động giáo dục pháp luật đã được nhà trường thực hiện thông qua 4 phương pháp sau đây: hoạt động học tập bắt buộc; các hoạt động giáo dục bổ trợ; các hoạt động khen thưởng, kỷ luật; các phương tiện truyền thông của trường.

Hoạt động học tập bắt buộc được thực hiện thông qua môn giáo dục công dân. Hoạt động giáo dục bổ trợ được thực hiện thông qua hình thức xem chương trình Tòa tuyên án, tư vấn riêng, chơi trò chơi và xem xử án lưu động. Hoạt động khen thưởng kỷ luật được thực hiện thông qua các hình thức khen thưởng, kỷ luật và giáo dục cá biệt. Hoạt động giáo dục qua các phương tiện truyền thông được thực hiện thông qua loa phát thanh của trường và sách báo, tạp chí.

Mỗi phương pháp lại có đặc trưng riêng với nội dung hướng đến và hình thức triển khai khác nhau. Trong đó, kết quả khảo sát cho thấy hình thức được học sinh và giáo viên đánh giá cao nhất về hiệu quả là hình thức tổ chức chơi trò chơi

(nằm trong phương pháp giáo dục bổ trợ), và đạt hiệu quả thấp nhất là hoạt động giáo dục thông qua phương tiện truyền thông.

Cũng như hoạt động giáo dục pháp luật cho các đối tượng khác, giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình phụ thuộc các nhân tố chủ quan và khách quan. Nhân tố chủ quan là đặc điểm của giáo viên trường giáo dưỡng, đặc điểm nhân khẩu học và ý thức pháp luật của học sinh trường giáo dưỡng, nhân tố khách quan là gia đình và nhóm đồng đẳng. Các nhân tố này kết hợp với nhau để tạo nên mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục đặc thù trong trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình.

Ngoài nhân tố tự thân là đặc điểm của học sinh, thì trong 3 nhân tố còn lại, kết quả khảo sát học sinh cho thấy các em đánh giá nhân tố có tác động mạnh nhất lên thái độ, hành vi của mình khi ở trường giáo dưỡng là thầy cô trường giáo dưỡng, tiếp đó là nhóm đồng đẳng (nhóm bạn ở trường giáo dưỡng) và gia đình.

Trong quá trình giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng, bên cạnh những kết quả đã đạt được là trang bị cho các em những kiến thức pháp luật cần thiết, rèn luyện kỹ năng và thái độ tự giác chấp hành pháp luật thì hoạt động này cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Những hạn chế đó là nội dung giáo dục còn chưa phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm của học sinh; hình thức triển khai đôi khi còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu; về cán bộ còn thiếu về số lượng và yếu về kỹ năng; bản thân học sinh cũng còn nhiều em xác định động cơ phấn đấu chưa đúng đắn.

Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho công tác này. Để hoạt động này thực sự đạt hiệu quả, trong thời gian tới cần thực hiện những nhóm giải pháp sau: hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật; đổi mới và hoàn thiện chương trình nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật; củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác giáo dục pháp luật cho học sinh; giải pháp đối với học sinh; tăng cường kinh phí để phục vụ công tác giáo dục pháp luật cho học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thanh Bình (2014), Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động dạy nghề cho học sinh trường Giáo dưỡng số 2- Ninh Bình, Luận văn Thạc sỹ 2. Bộ công an - Tổng cục thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Tổng kết công tác

cơ sở giáo dục trường giáo dưỡng 10 năm (2002-2012; Tr 8)

3. Trần Đức Châm (2002), Thanh thiếu niên làm trái pháp luật - Thực trạng và giải pháp NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội

4. Phạm Thị Kim Dung (2000), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật trong trường phổ thông ở nước ta, Ths Luật học, Hà Nội.

5. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2008) Xã Hội học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Đặng Thị Tuyết Hạnh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến,

giáo dục pháp luật, Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 6/2013, tr. 10-13. 7.Bùi Thị Hoa (2011) “ Công tác quản lý trẻ em vi phạm pháp luật của lực lượng

Công an cơ sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum” , LV thạc sỹ - HVCSND

8. Lê Ngọc Hùng (2009), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

9. Nguyễn Khắc Hùng (2009), Phương pháp giáo dục pháp luật, Nxb Đại học Quốc

gia Tp. Hồ Chí Minh.

10. Đoàn Thị Thanh Huyền (2013), Giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay, Luận án Tiến sỹ Xã hội học.

11. Đoàn Thị Thanh Huyền (2013), Những yếu tố tác động đến giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay, Dân chủ và pháp luật, số 9/2013, tr 62. 12. Nguyễn Duy Lâm (1998), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb Giáo dục,

Hà Nội

13. Nguyễn Thị Ngọc Linh (2013), Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

14. Nguyễn Hồi Loan (2000), Ảnh hưởng của gia đình tới hành vi vi phạm pháp luật. Kỉ yếu hội thảo Việt – Pháp về Tâm lí học

15. Phan Thành Long (2011), Những vấn đề chung của giáo dục học, Nxb Đại học

16 Nguyễn Đình Đặng Lục (2013), Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Thanh Mai (2003), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh

trong dạy học pháp luật ở trường trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 74

(12/2003), tr.15-16.

18. Nghị định số 52/2001/NĐ-CP về việc Hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

19. Nghị định số 142/2003/NĐ-CP về quy định việc áp dụng xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng.

20. Ngọ Văn Nhân (2012), Giáo dục hay giáo dục ý thức pháp luật, Nhà nước và pháp luật, số 12/2012, tr. 3 -7.

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật hình sự,

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 yên mô ninh bình (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)