8. Khung lý thuyết
3.1.1. Nâng cao nhận thức pháp luật cho học sinh
Với câu hỏi phỏng vấn sâu “Sau khi được giáo dục pháp luật ở trường giáo dưỡng em có suy nghĩ gì/ thấy mình cần làm gì?” phần đông các em đều cho rằng
hiểu rõ về những vi phạm của mình khiến các em thấy ân hận và nuối tiếc. Bên cạnh đó, một số em đã có những suy nghĩ và hành động tích cực hơn, đó là chăm chỉ học văn hóa, học nghề và tham gia các công việc của trường nhiều hơn để được sớm ra
trường. “Em cảm thấy rất hối hận vì em không nghĩ những việc làm của mình lại để lại hậu quả nặng nề như vậy. Em cũng thương bố mẹ vì em đã làm khổ bố mẹ. Nếu mà ở ngoài bây giờ em đang học lớp 11 rồi đấy, sắp thi Đại học rồi. Ở đây em không được học cấp 3, chỉ học nghề thôi. Ra trường em sẽ đi học tiếp” (PVS số , 17 tuổi, nam, học sinh)
“Ở đây em mới được dạy dỗ cẩn thận về các quyền và nghĩa vụ của công dân, được nói rõ việc gì được làm hay không được làm, nếu làm thì hình phạt như thế nào, chứ ở trường phổ thông dạy chung chung lắm. Đài báo thì ngày trước em có bao giờ xem đâu, bố em thì cũng chỉ quát mắng, dọa nạt thôi chứ biết gì pháp luật đâu. Em rất hối hận vì những việc làm sai trái của mình. Em đang cố gắng rèn luyện tốt, không vi phạm nội quy, học nghề cho cẩn thận để sớm được ra trường và đi làm. Giờ em hiểu pháp luật rồi, em sẽ không tái phạm nữa.” (PVS số 12, 18 tuổi, nam, học sinh)
Trong vấn đề này, các thầy cô giáo cũng có những câu trả lời tương đồng với
học sinh. “Về cơ bản tôi đánh giá hoạt động giáo dục pháp luật ở trường là tốt. Các em vào đây sau thời gian rèn luyện, học tập đều “thuần” hơn trước rất nhiều, các em nhận ra lỗi lầm của mình và có ý thức phấn đấu để sớm ra trường, tái hòa nhập xã hội. Hầu hết các em đều cho rằng từ trước đến giờ trường giáo dưỡng là
môi trường giáo dục pháp luật cho các em đầy đủ, chính xác và có định hướng nhất.” (PVS số 4, 30 tuổi, nam, giáo viên chủ nhiệm)