8. Khung lý thuyết
2.1. Đặc điểm của giáo viên và học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình
Là một trường nuôi dạy trẻ em vi phạm pháp luật, trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình có những đặc thù riêng, khác với các trường phổ thông trong hệ thống giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Những đặc thù này tồn tại ở cả giáo viên và học sinh của trường. Bằng việc phân tích, đánh giá các đặc điểm cụ thể của hai nhóm đối tượng này sẽ là là điều kiện để xem xét, đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật đang được thực hiện ở đây.
2.1.1 Đặc điểm của giáo viên trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình
Vai trò của giáo viên là một trong những thành tố quan trọng tạo nên chất lượng giáo dục. Việc phân tích trình độ và đặc điểm của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình sẽ chứng minh cho điều này.
Thứ nhất, về số lượng cán bộ giáo viên trực tiếp tham gia vào quá trình giáo
dục pháp luật cho học sinh. Trên cơ sở những nhiệm vụ cụ thể của các đội đã được đề cập trong đặc điểm địa bàn nghiên cứu, có thể thấy cán bộ trong nhà trường có
thể được phân chia theo chức năng, nhiệm vụ thành ba bộ phận chính: Nhóm cán bộ
làm công tác quản lý bao gồm: cán bộ thuộc bộ phận tham mưu tổng hợp, giáo vụ,
giáo viên chủ nhiệm, hậu cần; Nhóm cán bộ làm công tác giáo dục bao gồm: cán bộ
dạy văn hoá, giáo dục công dân, hướng nghiệp, dạy nghề, tổ chức lao động sản
xuất; Ngoài ra còn trung đội cảnh sát bảo vệ làm nhiệm vụ tuần tra canh gác chống trốn trường, gây rối trật tự trong trường…
Các thầy cô trong trường có khả năng tác động trực tiếp tới các em về tất cả
các mặt hoạt động chính là các thầy cô chủ nhiệm, thầy cô dạy văn hoá, thầy cô làm công tác giáo vụ (tiếp nhận học sinh, phân loại, bố trí đội, quản lý hồ sơ, tổ chức các hoạt động giáo dục bổ trợ, làm công tác khen thưởng, kỷ luật).
Bảng 2.1: Số lượng cán bộ giáo viên làm công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trường giáo dưỡng số 2
Đội giáo viên Nam Nữ Tổng số
Giáo viên chủ nhiệm 21 03 24
Giáo viên văn hóa 09 18 27
Cán bộ giáo vụ, hồ sơ 09 10 19
Nguồn:[33]
Trong số 175 cán bộ chiến sỹ của trường có 70 cán bộ giáo viên tham gia công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, trong đó có 31 nữ, 39 nam. Tuy nhiên, nhìn vào con số cụ thể trong bảng 1.1 có thể thấy đa số giáo viên chủ nhiệm là nam giới (21/24 người), trong khi đó 2/3 giáo viên văn hóa là nữ giới (18/27 người). Điều này là phù hợp với đặc thù trường giáo dưỡng là học sinh nam chiếm hơn 90%, cần nhiều cán bộ giáo viên làm công tác quản lý sinh hoạt là người cùng giới, còn hoạt động giáo dục cần sự mềm mại, nhẹ nhàng thì nhu cầu nữ giáo viên lại cao hơn.
Thứ hai, về trình độ cán bộ được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên làm công tác giáo dục pháp luật tại trường giáo dưỡng số 2 Đội giáo viên Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Đại học, Cao đẳng Trung cấp
Giáo viên chủ nhiệm 15
62,5% 09
37,5%
Giáo viên văn hóa 27
100% 00 0% Cán bộ giáo vụ, hồ sơ 10 52,6% 09 47,4% Nguồn:[33]
Bảng 1.2 cho kết quả trong số 70 cán bộ giáo viên làm công tác giáo dục pháp luật thì 52 người có trình độ Cao đẳng, Đại học (chiếm 74,3%), 18 người có trình độ Trung cấp (chiếm 25,7%). Đây là con số đáng mừng, thể hiện sự nỗ lực phấn đấu trong việc nâng cao trình độ của cán bộ, giáo viên cũng như sự quan tâm trong hoạt động đào tạo cán bộ của ban lãnh đạo trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình.
Cụ thể hơn, trong 24 giáo viên chủ nhiệm có 62,5% có trình độ Đại học, Cao đẳng. Giáo viên chủ nhiệm chủ yếu làm công tác quản lý, giám sát và thông qua đó giáo dục học sinh, đòi hỏi phải có nghiệp vụ Công an. Chính vì vậy họ chủ yếu xuất phát từ trường Trung học Cảnh sát nhân dân, trong quá trình làm việc được học tập nâng cao trình độ tại Học viên Cảnh sát. Hiện nay còn 9 giáo viên do chưa đủ tiêu chuẩn thâm niên công tác nên chưa được đi học nâng cao trình độ.
Số giáo viên văn hóa với nhiệm vụ dạy các môn văn hóa cho học sinh trường giáo dưỡng nên đều có nguồn xuất phát các trường Đại học Sư phạm. Do đó 100% giáo viên văn hóa đều có trình độ Đại học, Cao đẳng. Với trình độ chuyên môn như vậy, đây sẽ là một chủ thể giáo dục pháp luật có trình độ cao, kỹ năng tốt, mang lại luồng gió mới cho hoạt động giáo dục pháp luật vốn khô cứng, lại được thực hiện trong môi trường kỷ luật giống như quân ngũ.
Các cán bộ làm nhiệm vụ giáo vụ, hồ sơ cũng là một chủ thể tham gia rất nhiều vào hoạt động giáo dục pháp luật tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. Trong 19 cán bộ giáo vụ hồ sơ, về cơ bản tỷ lệ % số cán bộ có trình độ Cao đẳng, Đại học và trình độ Trung học không có sự khác biệt lớn (52,6% và 47,4%). Với các nhiệm vụ cụ thể khác nhau họ có thể xuất phát từ các trường khác nhau như trường Cảnh sát, Sư phạm, Hành chính… Mặc dù họ không trực tiếp tham gia giảng dạy pháp luật cho học sinh, nhưng các công tác như tư vấn học sinh, tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, phổ biến thông tin pháp luật đều là nhiệm vụ trực tiếp của cán bộ giáo vụ hồ sơ. Chính vì vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ cũng có ảnh hưởng đến hoạt động này.
Trước ba, đội ngũ giáo viên đều là cán bộ thuộc biên chế của lực lượng công
an, mặc sắc phục cảnh sát, hoạt động tuân theo điều lệnh của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Đối với đội ngũ giáo viên, điểm khác biệt ở trường giáo dưỡng số 2 so với các trường giáo dục phổ thông bình thường ngoài xã hội là các thầy cô đều là những chiến sỹ công an làm nhiệm vụ quản lý giáo dục học sinh tập trung trong trường. Trong thời gian này các thầy cô phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tình trạng học sinh của trường. Họ không chỉ dạy văn hoá, giáo dục đạo đức, pháp luật, hướng nghiệp, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất cho các em mà còn phải nuôi các em, quản lý 24/24h đối với mọi hoạt động của các em. Nếu các em đánh nhau,
trốn trường, ốm chết… mà không rõ lý do, họ phải có trách nhiệm pháp lý về vấn đề này. Vì vậy thầy cô công tác tại trường giáo dưỡng chịu rất nhiều áp lực tâm lý.
Thứ tư, thầy cô giáo có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tư tưởng, quá trình phấn
đấu của học sinh. Thầy cô giáo trong trường giáo dưỡng không chỉ thuần tuý là người dạy chữ, dạy nghề mà còn thay mặt cha mẹ các em, nuôi dưỡng các em trong suốt quá trình học tập rèn luyện, lao động tại trường. Các thầy cô không chỉ truyền đạt cho các em kiến thức văn hoá, đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống… mà còn phải đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh, khả năng của các em để thấu hiểu các em, truyền cho các em cảm hứng sống lành mạnh, lương thiện, xoá bỏ mặc cảm tội lỗi, tự ty để rèn luyện trở thành người hữu ích, có khả năng tái hoà nhập cộng đồng, không tái phạm trở lại.
Biểu đồ 2.1 : Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hành vi của học sinh trường giáo dưỡng số 2
(Tỷ lệ %)
(Nguồn: Kết quả điều tra)
Biểu đồ 2.1 cho thấy ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, học sinh đề cao nhất vai trò của thầy cô trong việc tác động vào hành vi, thái độ của mình. Các em dành nhiều sự tin tưởng, chia sẻ cho thầy cô, đặc biệt là các thầy cô làm công tác
chủ nhiệm. “Phòng em có 13 nữ, cùng là số nữ của toàn trường luôn. Chúng em có cô giáo chủ nhiệm chứ không phải thầy giáo như các bạn nam. Cô rất quan tâm đến chúng em, từ việc ăn ở, học hành, chuyện gia đình, việc tranh cãi ở trong phòng hay
cả chuyện “con gái” chúng em cũng kể cho cô. Cô nói cho chúng em rất nhiều, có những chuyện mẹ em hay các bạn chẳng bao giờ biết mà nói.” (PVS số 14 , 17 tuổi, nữ, học sinh)
Thứ năm, đội ngũ cán bộ đang làm công tác giáo dục nói chung và giáo dục
pháp luật nói riêng phần nhiều là giáo viên kiêm nhiệm. Giáo viên dạy giáo dục công dân đồng thời cũng là giáo viên dạy các môn văn hóa khác như toán, lý, hóa. Cán bộ giáo vụ hồ sơ cũng kiêm nhiệm tư vấn riêng… Điều này dẫn đến việc các thầy cô phải chia nhỏ thời gian, công sức cho nhiều lĩnh vực khác nhau, khó có sự đầu tư về chất lượng trong các hoạt động.
Trên đây là những đặc điểm nổi bật nhất của đội ngũ thầy cô giáo làm nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. Những đặc điểm này cùng với đặc điểm của học sinh, trong môi trường trường giáo dưỡng sẽ tạo nên những phương pháp giáo dục pháp luật cụ thể.