Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế đình vũ cát hải, thành phố hải phòng (Trang 100)

Trên cơ sở các giải pháp chung như trên, để thực hiện được những mục tiêu đã đặt ra,cần thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:

(1) Kiến nghị Chính phủ nghiên cứu xây dựng và trình Quốc hội ban hành

Luật Khu kinh tế nhằm tạo ra khung pháp lý đồng bộ tạo hành lang pháp lý cho các khu kinh tế trên phạm vi cả nước có môi trường hoạt động thuận lợi,trong đó có khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải nói riêng.Trong đó, luật mới cần quy định đồng bộ, toàn

diện về mọi mặt hoạt động trong KKT, giải quyết những vướng mắc hiện nay, tạo điều kiện để KKT hoạt động thuận lợi. Việc ban hành một luật riêng về KKT sẽ cho phép hình thành nên một hệ thống quy định pháp lý riêng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của hệ thống các KKT hiện có, xác lập vai trò của các KKT đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Sau khi luật được ban hành, cơ quan quản lý cần xây dựng các quy định pháp lý quy định chi tiết hơn việc thực hiện luật, trong đó cần bổ sung thêm các quy định để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trên thực tế mà các nghị định, thông tư hiện nay chưa quy định. Hệ thống này sẽ cho phép hệ thống các KKT trên phạm vi cả nước có được một hành lang pháp lý đủ mạnh, là cơ sở để KKT hoạt động thuận lợi, hiệu quả hơn.

(2) Xây dựng chính sách để gây dựng các ngành công nghiệp trụ cột mới

92

công nghiệp ô tô, cơ khí chế tạo công nghệ cao, và nhóm ngành dịch vụ hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành này bao gồm dịch vụ ngân hàng, tài chính và bảo hiểm hàng hải.Theo đó, chính sách gây dựng các ngành kinh tế này cần có tính đồng bộ

và bao gồm các thành tố sau:

- Rà soát lại chính sách thu hút đầu tư các ngành đóng và sửa chữa tàu (bao gồm cả tàu sông và tàu biển), công nghiệp cơ khí chế tạo (bao gồm công nghiệp cơ khí chế tạo công nghệ cao) và nhóm các ngành dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm hỗ trợ cho sự phát triển các ngành trên. Trên cơ sở kết quả rà soát thiết kế lại chính sách thu hút đầu tư các ngành này theo hướng ưu đãi thu hút đầu tư theo chuỗi giá trị, cho phép một tổ hợp hoặc một chuỗi các doanh nghiệp có thể hưởng lợi nhiều hơn nếu họ liên kết với nhau theo chuỗi giá trị ngành mà trong chuỗi giá trị đó, doanh nghiệp Việt Nam có tham gia một hoặc một số khâu công việc trong chuỗi (có thể quy định qua việc ràng buộc tỷ lệ vốn góp của cổ đông Việt Nam hoặc tỷ lệ lao động là người Việt Nam tham gia).

- Quy hoạch, dànhquỹ đất tại vị trí thuận lợiđể thu hút đầu tư các dự áncông nghiệp phụ trợ cho doanh nghiệp đóng tàu, doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất ô tô. Theo đó, quy hoạch cần xác định những vị trí thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tàu của các ngành này và bố trí quỹ đất tại khu vực lân cận để thu hút doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ nhằm hình thành một tổ hợp các doanh nghiệp theo chuỗi. Sự tập trung các doanh nghiệp thành chuỗi trong cùng ngành cho phép nâng cao hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp và tạo nên tính cạnh tranh cho cả tổ hợp.Đồng thời, quy hoạch KKT cũng cần bố trí vị trí phù hợp để cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành này xây dựng cảng chuyên dùng ngay tại vị trí dự án đầu tư.

- Thu hút các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẵn sàng cho vay trong ngành chế tạo, hàng hải vào hoạt động trong KKT.

- Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng có thểphối hợp với Sở Tài chính tạo dựng một cơ chế hải quan thuận lợi.

Để xây dựng được hệ thống chính sách đồng bộ hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành này cần có sự tham gia của nhiều cấp quản lý từ Chính phủ, các bộ Tài

93

chính, bộ Kế hoạch Đầu sự tham gia của nhiều cấp quản lý từ Chính phủ, các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố Hải Phòng và của BQLKKT Hải Phòng.Tất cả hướng tới tạo ra một môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp quan trọng trên.

(3) Tinh chỉnh chính sách đầu tư để thúc đẩy phát triển

KKT cần sự điều chỉnh để công tác xúc tiến đầu tư hướng tới các mục tiêu cụ thể như sau:

- Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hướng tới gây dựng chuỗi giá trị ngành trong KKT tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chính sách đầu tư hiện nay đã được định hướng, song hoạt động của IPA cần chuyển trọng tâm vào 2 hướng lớn: một mặt thu hút các tập đoàn lớn hoạt động trong các ngành đóng tàu, chế tạo thiết bị, công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử đầu tư vào KKT nhằm hình thành các đầu tàu dẫn dắt ngành, một mặt dành vị trí thuận lợi cho các doanh nghiệp nội địa có khả năng liên kết, hỗ trợ, làm gia công, dịch vụ cho doanh nghiệp nước ngoài vào KKT nhằm tạo dựng mối liên kết theo chuỗi giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp đầu tàu trong KKT.

- Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hướng tới các đối tác tiềm năng có thể thực hiện các dự án đô thị bình dân và dịch vụ lưu trú cao cấp.BQLKKT Hải Phòng tổ chức xúc tiến đầu tư hướng tới các doanh nghiệp có năng lực phát triển các khu đô thị, thu hút để sớm hình thành các dịch vụ tiện ích lưu trú cao cấp, ưu đãi trong thu hút đầu tư các dự án đô thị, hướng tới 2 phân khúc lớn: (1) nhà ở cho người có thu nhập thấp và trung bình hướng tới đội ngũ công nhân trong KKT, (2) nhà ở trung cao cấp, nhà ở dịch vụ, khách sạn,nhà cho thuê hướng tới phân khúc nhân sự quản lý, nhân sự lãnh đạo làm việc trong KKT. Thu hút và tạo điều kiện cho doanh nhân nước ngoài thường trú trong khu vực. Thực hiện chính sách này có tác dụng thu hút lao động vào làm việc trong KKT bởi chỉ khi có thể tiếp cận được với nơi ở ổn định thì lao động làm việc trong KKT mới gắn bó lâu dài với KKT. Chính sách này kết hợp với chính sách củng cố các trường, cơ sở đào tạo và phát triển các dịch vụ xã hội như trường học, bệnh viện sẽ góp phần thu hút lao động đến làm việc, từng bước giải quyết vấn đề cung lao động cho KKT.

94

(4)Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông đường bộ, đường sắt,

cảng biểncó tầm quan trọng cấp quốc gia nằm trên địa bàn KKT. Các dự án này

bao gồm: dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, dự án Đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng (quốc lộ 5B) mà điểm cuối nằm trên địa bàn KKT và dự án Đường sắt Hà Nội-Hải Phòng (tuyến đường sắt đôi khổ 1435mm điện khí hóa) kết nối đến các cảng thuộc KKT. Những dự án trên thuộc thẩm quyền quản lý đầu tư, quản lý hoạt động của Bộ Giao thông vận tải nhưng sự hình thành và hoạt động của chúng lại có tác động rất lớn đến sự phát triển của KKT.Một khi đi vào hoạt động, các công trình giao thông này chắc chắn sẽ có những tác động tích cực góp phần nâng cao tính cạnh tranh, sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư của KKT nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung. Đối với các dự án này, UBND thành phố Hải Phòng cần hết sức phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, cơ quan chủ quản đầu tư, cơ quan trực tiếp quản lý và vận hành công trình trong những khâu mà UBND thành phố có trách nhiệm (như đền bù, giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính) để góp phần thúc đẩy tiến độ dự án, để các dự án này sớm đi vào hoạt động mang lại lợi ích cho KKT.

(5) Vận dụng cơ chế để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ

tầng.UBND thành phố nghiên cứu vận dụng các cơ chế đầu tư mới theo Luật Đầu

tư sửa đổi và các Nghị định mới ban hành quy định về hợp tác công tư để tổ chức thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng. Một số hình thức có thể xem xét bao gồm: BT (đổi đất lấy hạ tầng), BOT, BTL, BLT, tiếp cận vốn vay ưu đãi ODA và phát hành trái phiếu công trình với các công trình giao thông có khả năng hoàn vốn cao.BQLKKT Hải Phòng và UBND thành phố Hải Phòng cần đặc biệt chú ý vận dụng các cơ chế hợp tác công tư trên để khai thác nguồn lực tài chính từ quỹ đất, cụ thể là nguồn tài chính có được từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ mục đích nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp, sử dụng nguồn lực này để kiến thiết các công trình hạ tầng thiết yếu và các hoạt động đầu tư khác phục vụ cho sự phát triển KKTtrong dài hạn (như cách mà chính quyền ĐKKT Thâm Quyến đã làm). Ngoài ra, điều cần nói thêm là: nhìn về dài hạn, các cơ quan quản lý KKT Đình Vũ- Cát Hải cần vận dụng các cơ chế sẵn có để chuyển hóa các nguồn lực ngắn hạn (đất đai, ngân sách) này thành các nguồn lực dài hạn (tài chính, cổ phần) để phục vụ cho

95

nhu cầu đầu tư trong dài hạn của KKT (đặc biệt chú ý đến các biện pháp tài chính, trong đó có cổ phần hóa, theo đó các đơn vị nhà nước nắm một lượng cổ phần nhất định trong các dự án cơ sở hạ tầng có thu nhằm duy trì nguồn lực đầu tư của khu vực công).

(6) Ứng dụng công nghệ thông tin để thuận tiện hóa thủ tục hành chính.Việc

thuận tiện hóa thủ tục hành chính có tác dụng cải thiện khâu thông quan hàng hóa, người và phương tiện tại các cảng biển. Theo đó, việc ứng dụng công nghệ, công nghệ thông tin vàoquy trình giải quyết các thủ tục hành chính cần hướng tới yêu cầu tăng tốc độ xử lý, giảm chi phí thực hiện, giảm số lần người thực hiện phải trực tiếp đến cơ quan hành chínhtrong các giao dịch liên quan đếnthông quan hàng hóanhư thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh, kiểm dịch (hiện do các cơ quan hải quan, biên phòng, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động thực vật thực hiện). Giải pháp này cần có sự tham gia của nhiều phía, bao gồm: đối vớiTổng cục hải quan, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng cần tiếp tục thực hiện chương trình hải quan điện tử để tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, đối với Bộ đội biên phòng, Cục Hàng hải Việt Nam cần cải tiến phương thức thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động tiếp nhận, điều hành tàu ra vào cảng để tạo thuận tiện cho chủ tàu, chủ hàng, đẩy nhanh tốc độ thông quan người và hàng hóa, đối với cơ quan kiểm dịch cần cải tiến phương thức kiểm dịch, quy trình kiểm dịch để tăng tốc độ quy trình nghiệp vụ tránh làm mất nhiều thời gian và các tác động tiêu cực đến hàng hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc cải thiện các khâu nghiệp vụ trên theo hướng giảm thời gian, giảm phiền phức và các tác động xấu khác lên hàng hóa, chủ hàng, chủ tàu sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa, phương tiện và con người, cho phép nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các cảng và có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những cải tiến này sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cảng trên địa bàn, góp phần nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của KKT.

(7) Sử dụng công cụ tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

cảng và doanh nghiệp logistic gắn với cảng.Đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà

nước bố trí các gói tín dụng dành cho doanh nghiệp hoạt động logistic (bao gồm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng, bốc xếp hàng hóa, kho bãi, vận tải) để

96

doanh nghiệp kinh doanh cảng, doanh nghiệp logistics nâng cao năng lực vận tải. Đình Vũ-Cát Hải hiện là khu vực có mặt cả 3 phương thức vận tải là đường thủy (đường biển, đường sông), đường sắt và đường bộ nhưng việc kết nối, chuyển tiếp phương thức vận tải vẫn còn nhiều bất cập khiến KKT chưa phát huy được ưu thế hội tụ phương thức vận tải. Vì vậy, cần hỗ trợ tài chính để doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, doanh nghiệp logistic đầu tư thiết bị nhằm cải thiện khả năng trung chuyển hàng hóa giữa các loại phương tiện vận tải (các phương thức vận tải). Việc đầu tư này cần hướng đến cho vay để các doanh nghiệp đầu tư vào phương tiệnvận chuyển, phương tiện xếp dỡ hàng hóa từ đường biển sang đường sông (từ tàu biển sang phương tiện đường sông), từ đường biển sang đường sắt (từ tàu biển sang tàu đường sắt), từ đường biển sang đường bộ (từ tàu biển sang phương tiện vận tải bộ), đường bộ sang đường hàng không (từ ô tô sang máy bay) và ngược lại. Việc nâng cấp này sẽ cho phép nâng cao hiệu quả của ngành vận tải của KKT. Điều cần chú ý là việc cung cấp các gói hỗ trợ này cần được thực hiện đồng bộ với tiến độ các dự án hạ tầng khi các doanh nghiệp có phát sinh thêm nhu cầu đầu tư phương tiện, đặc biệt vào thời điểm các công trình hạ tầng vừa hoàn thành hoặc vào giai đoạn kinh tế tăng trưởng tốt, nhu cầu vận tải tăng.

(8) Củng cố và nâng cao năng lực quản lý điều hành của Ban Quản lý khu

kinh tế Hải Phòng

Việc củng cố năng lực quản lý điều hành KKT được thực hiện thông qua các hoạt động sau:

- Nâng cấp trang thông tin điện tử của KKT để thân thiện hơn với người dùng, tới xây dựng các nội dung hướng tới phục vụ nhà đầu tư tiềm năng và các đối tượng đang hoạt động trong KKT.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật về doanh nghiệp đầu tư tại KKT, quản lý lao động và xúc tiến giới thiệu việc làm.

- Củng cố năng lực xúc tiến đầu tư vào KKT: cần phối hợp giữa Trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc BQLKKT và bộ phận xúc tiến đầu tư thuộc UBND thành phố Hải Phòng. Việc củng cố công tác xúc tiến đầu tư cho KKT cần hướng tới các vấn đề sau:

97

+Xây dựng hệ thống theo dõi chính sách đầu tư, tình hình hoạt động của các tập đoàn lớn, các nhà đầu tư tiềm năngđể nắm bắt cơ hội từ định hướng đầu tư,phát triển của các tập đoàn này.Trên cơ sở thông tin nghiên cứu về các nhà đầu tư tiềm năng, theo dõi tình hình đầu tư trong và ngoài nước, cơ quan phụ trách nghiên cứu đầu tư tư vấn cho Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư phù hợp.

+Tổ chức hệ thống thông tin hỗ trợ nhằm tạo ra các công cụ tra cứu nhanh chóng và hiệu quả cho các đối tác muốn tìm hiểu về KKT theo các hướng: cung cấp thông tin tổng thể về KKT, thông tin về tiềm năng phát triển khi đầu tư vào KKT, những ưu đãi trong đầu tư và hoạt động, những vị trí còn trống trong các KCN, thủ tục, quy trình đầu tư, các đối tác có thể hợp tác khi đầu tư...

(9) Đưa toàn bộ phần diện tích bãi Nhà Mạc (thuộc địa phận Hải Phòng) và

toàn bộ diện tích đảo Hà Nam (bao gồm các xã Nam Hòa, Yên Hải, Liên Vị, Tiền Phong, Phong Cốc, Liên Hòa, Phong Hải, Cẩm La) thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh và khu vực ven biển phía đông huyện Kiến Thụy vào KKT (các khu vực màu đỏ được đánh số 2,3,4 trong Hình 4.3). Sớm quy hoạch phần diện tích này tương

thích với quy hoạch chung KKT đã có nhằm tạo ra hình thế KKT bám biển thuận tiện cho sự phát triển và tổ chức phân khu chức năng KKT. Việc sáp nhập phần diện tích này vào KKT là bước đi nhằm hiện thực hóa tầm nhìn phát triển cho KKT. Việc mở rộng này có các lợi ích lâu dài sau đây đối với KKT:

Trước hết, các khu vực được đề nghị đưa vào KKT là những khu vực rất thuận tiện về giao thông thủy, giáp với các tuyến

giao thông hiện có, có mặt tiếp giáp với biển, có điều kiện trở thành khu vực sản Hình 4.3: Các khu vực đề nghị được

98

xuất tập trung quy mô lớn, thuận lợi cho thu hút đầu tư phát triển các ngành kinh tế gắn biển quan trọng như đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp chế tạo quy mô lớn, công nghiệp ô tô, hóa dầu... những ngành đòi hỏi mặt bằng sản xuất lớn hoặc

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế đình vũ cát hải, thành phố hải phòng (Trang 100)