Thâm Quyến là một trong hơn 20 thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông có diện tích khoảng 2.000 km2, có 6 quận và 18 thị trấn; trong đó diện tích của Đặc khu kinh tế Thâm Quyến là gần 400 km2 với gần 6 triệu dân. Về vị trí địa lý, Thâm Quyến chỉ cách Hồng Kông một con sông và cách trung tâm Hồng Kông chỉ 40 km. Thâm Quyến hiện là nơi tập trung đông đảo Hoa Kiều, theo thống kê năm 2005, tại đây có tới 35 vạn Hoa kiều.
Sau 20 năm thực hiện cải cách mở cửa, Thâm Quyến từ một vùng nông thôn đã trở thành một thành phố trẻ năng động và hiện đại của Trung Quốc. Ngay từ những ngày đầu, chính quyền trung ương cùng với chính quyền thành phố đã xây dựng các chính sách với trọng tâm ưu đãi hướng vào các ngành công nghệ cao như điện tử, tin học, công nghệ sinh học, kỹ thuật số, vật liệu mới... Với chính sách ưu tiên thu hút công nghệ cao, Thâm Quyến đã nhanh chóng thu hút được hơn 200 công ty công nghệ và kỹ thuật cao từ những quốc gia có nền kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất thế giới đến đầu tư như: General Electric, Intel, IBM, Siemen, Samsung... Đầu năm 1990, giá trị sản phẩm công nghệ cao mới đạt xấp xỉ 8% tổng giá trị công nghiệp của thành phố, nhưng trong những năm 1990, ngành công nghiệp kỹ thuật cao của Thâm Quyến đã phát triển với tốc độ trung bình 50-60%/năm, đến năm 2000, giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao đã chiếm gần 40% tổng giá trị công nghiệp của thành phố. Thâm Quyến trở thành công xưởng của các hãng công nghệ cao đến từ khắp thế giới. Năm 2006, Thâm Quyến xuất khẩu 42,6 tỷ NDT chip máy tính, thiết bị laze, sản phẩm viễn thông và y sinh học. Sản phẩm công nghệ cao đã chiếm đến 33% tổng sản phẩm xuất khẩu của thành phố. Đến nay, thành phố Thâm Quyến đã trở thành một trong những trung tâm công nghệ cao hàng đầu của Trung Quốc, cùng với Bắc Kinh và Thượng Hải. Năm 2006, thu nhập bình quân đầu người của Thâm Quyến đạt 8.619 USD, là thành phố có thu nhập bình quân đầu
34
người cao nhất Trung Quốc vào năm đó. (Cù Chí Lợi, Hoàng Thế Anh, 2008)
1.3.2.2.Bài học kinh nghiệm
Từ sự thành công của Đặc khu kinh tếThâm Quyếncó thể rút ra các bài học kinh nghiệm như sau:
(1)Trao quyền chủ động lập pháp về kinh tế cho chính quyền đặc khu.Trong
trường hợp Thâm Quyến, Quốc vụ viện Trung Quốc đã mạnh dạn trao cho chính quyền Thâm Quyến quyền lập pháp về kinh tế, cho phép chính quyền đặc khu tự xây dựng và ban hànhcác quy địnhvề kinh tế áp dụng riêng cho đặc khu trên cơ sở không vi phạm hiến pháp Trung Quốc. Các luật và quy định được áp dụng tại đặc khu thời bấy giờ rất phù hợp và tương tự như luật pháp quốc tế, tạo ra một môi trường kinh tế đặc biệt hấp dẫn và thuận lợi so với các khu vực khác trên cả nước, nhờ vậy,Thâm Quyến đã thu hút được dòng vốn đầu tư lớn từ các khu vực phát triển của thế giới. Mặc dù các cơ chế được ban hành ở Thâm Quyến thời bấy giờ đã gây ra nhiều tranh cãi trong chính giới Trung Quốc nhưng nhờ quyết tâm cải cách của những nhà lãnh đạo cao nhất, cơ chế này đã được bảo đảm thực thi và sau một thời kỳáp dụng đã mang lại sự phát triển nhanh chóng cho đặc khu, ngày càngkhẳng định được tính đúng đắn trong chính sách của trung ương Trung Quốc đối với khu vực này.
(2)Lựa chọn và phát huy tốt vị tríđịa kinh tế của đặc khu kinh tế.Vị trí địa lý
của Thâm Quyến là một trong những yếu tố làm nên sự thành công của đặc khu này. Thâm Quyến có vị trí giáp với Hồng Kông-vốn là một trung tâm tài chính khu vực,là nơi rất thuận lợi đểtiếp nhận đầu tư từ cửa ngõ tài chính này. Thâm Quyến cũngnằm ở ngay khu vực cửa sông Châu Giang, rất gần tuyến hàng hải quốc tế,có thể xây dựng cảng nước sâu quy mô lớn, có khả năng kết nối tốt với thị trường các nước phát triển. Nhờ vị trí địa lý giáp vớiHồng Kông, cùng với chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, sự đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư tư nhân và chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, Thâm Quyến đã trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư Hồng Kông, và qua Hồng Kông thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Từ đây, Thâm Quyến đã dần trở thành công xưởng của
35
Hồng Kông, công xưởng lớn của khu vực, duy trì được sự tăng trưởng tốc độ cao liên tục trong suốt thời gian dài.
(3) Linh hoạt và sáng tạo trong chính sách điều hành phát triển đặc khu kinh
tế. Khi đã được chính quyền trung ương trao toàn quyền lập pháp về kinh tế, chính
quyền đặc khu đã rất linh hoạt và sáng tạo bằng việc xây dựng, ban hành và thực thi nhiều chính sách, cơ chế, quy định mang tính đột phá để phát triển đặc khu. Một số cơ chế, cách làm có tính đột phá, sáng tạo (so với thời điểm chúng được áp dụng)mà chính quyền đặc khu đã áp dụng có thể kể đến là:
-Thâm Quyếnlà nơi đầu tiên ở Trung Quốcban hành các quy định, điều lệ kinh tế tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế hoạt động, một số điều lệ, quy định đó bao gồm:Điều lệ công ty hữu hạn cổ phần, Điều lệ hợp tác, Điều lệ doanh nghiệp phá sản, Điều lệ Hiệp hội ngành nghề... là những cơ chế đã thúc đẩy sự phát triển kinh doanh ở đây. Những quy định như vậy sau đó đã trở thành tiền đề cho chính quyền trung ương Trung Quốcban hành Luật Công ty đượcáp dụng trên toàn quốc.
-Chính quyền Thâm Quyến đã có những cách làm hợp lýđể tạo ra và huy động nguồn vốn cần thiết phục vụ cho sựphát triển cơ sở hạ tầng cho đặc khu. Những cách làm sáng tạo đó có thể kể đến như sau:
+Chính quyền Thâm Quyến đã áp dụng cơ chế đổi đất lấy hạ tầng, theo đó, chính quyền đã sử dụng quỹ đất được bàn giao quản lý để bán với thời hạn từ 40-70 năm hoặc cho các tổ chức thuê, số tiền thu được lại được sử dụng để đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển đặc khu. WB đã ước tính trong những năm 1980-1990, 80- 90% ngân sách của chính quyền Thâm Quyến có nguồn gốc từ việc bán và cho thuê lại đất đai.
+Ngoài ra, để có vốn đầu tư phát triển hạ tầng, nâng cao giá trị đất đai, chính quyền Thâm Quyến đã chủ động vay vốn từ các ngân hàng thương mại.Tài sản thế chấp chính là quyền sử dụng các lô đất thuộc quyền quản lý của chính quyền,số tiền đi vay được đầu tư trở lại vào phát triển hạ tầng rồi bán hoặc cho thuê lại các khu đất đã được xây dựng cơ sở hạ tầng đó. Như vậy, chính quyền đặc khu đóng vai trò như một nhàđầu tư kinh doanh đất đai dựa trên chính tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của mình.
36
+Một cách làm hợp lý và sáng tạo khác được áp dụng là cơ chế góp cổ phần bằng đất đai của nông dân vào các dự án phát triển khu công nghiệp. Khi thu hồi đất của nông dân, chính quyền trả một phần tiền đền bù, phần đền bù còn lại được tính như cổ phần góp vào công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và người dân mất đất được trả cổ tức từ phần vốn góp đó.Hoặc người dân có thể tự nguyện góp đất vào công ty đầu tư phát triển hạ tầng và được hưởng quyền lợi như những cổ đông của công ty tương đương với phần vốn giá trị đất đai của họ. Cách làm này đã giúp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ cho phát triển sản xuất, hạn chế được kiện tụng về đất đai và những tác động xấu đối với nông dân sau khi đất đai bị chuyển đổi.
+Chế độ cổ phần trong đầu tư xây dựng các công trình lớn. Để có tiền đầu tư xây dựng những công trình thiết yếu đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chính quyền Thâm Quyến đã thực hiện huy động vốn dưới hình thức liên doanh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn. Thậm chí trong trường hợp xây dựng cảng Diêm Điền ở Thâm Quyến, để có vốn đầu tư cho dự án quan trọng này, chính quyền đặc khu đã chấp thuận để công ty của ông Lý Gia Thành (Lee Ka Shing, người Hồng Kông) góp đến 73% vốn và nắm quyền chi phối liên doanh và nắm quyền điều hành khu cảng này. Nhiều dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn khác như đường hầm xuyên núi Ngô Đồng, tuyến tàu điện cao tốc Quảng Châu – Thâm Quyến cũng cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp đến 100% vốn và điều hành toàn bộ dự án.
- Tầm nhìn và sự nhạy bén của lãnh đạo đặc khu kinh tế. Mặc dù từ khi thành lập đến những năm 1980-1990, đặc khu kinh tế đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, thu hút đầu tư rất lớn vào sản xuất kinh doanh, song từ sau năm 1990, cùng với quá trình mở cửa và cải cách trên toàn Trung Quốc, áp lực cạnh tranh cũng gia tăng, các chính sách ưu đãi tương tự như của Thâm Quyến được áp dụng ở nhiều vùng lãnh thổ khác của Trung Quốc làm cho sức hấp dẫn của đặc khu không còn như trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế vì vậy có nguy cơ sụt giảm.Nhận thức được vấn đề này, giới lãnh đạo Thâm Quyến từ năm 1992 đã coi việc điều chỉnh cấu trúc ngành kinh tế là giải pháp duy trì tốc độ phát triển của đặc khu. Từ đó, chính quyền đặc
37
khu xác định chiến lược phát triển và mục tiêu phấn đấu là “coi ngành kỹ thuật cao và mới là hàng đầu”, “xây dựng cơ sở khai thác phát triển ngành kỹ thuật cao và mới”.Trên cơ sở chiến lược như vậy, chính quyền Thâm Quyến đã tập trung mở rộng quy mô các ngành công nghệ cao bằng việc áp dụng các ưu đãi riêng dành cho các nhà đầu tư sản xuất trong lĩnh vực công nghệ cao. Đồng thời, chính quyền đặc khu đề ra chính sách mỗi năm hỗ trợ kinh phí 100 triệu NDT cho 3 dự án phát triển công nghệ cao, số tiền này được sử dụng để tài trợ cho các công ty lập dự án khoa học kỹ thuật cao và mới hoặc các công ty sản xuất sản phẩm thuộc danh mục kỹ thuật cao và mới. Khoản tài trợ này áp dụng cho mọi đối tượng, không kể là công ty nhà nước hay công ty nước ngoài. Bên cạnh chính sách, chính quyền đã tạo điều kiện cho các công ty công nghệ cao và mới phát triển bằng cách xây dựng các khu kỹ thuật cao và mới như khu đại công nghiệp Long Cương, vành đai ngành nghề sinh thái kỹ thuật cao và mới ven biển, quy hoạch xây dựng 2 khu công nghiệp khoa học kỹ thuật cao, thành lập đơn vị sự nghiệp chuyên môn phục vụ doanh nghiệp khoa học kỹ thuật cao và mới tư nhân. (Cù Chí Lợi, Hoàng Thế Anh, 2008)
1.3.3. Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển khu kinh tế tự do Busan-Jinhae 1.3.3.1. Thực tiễn phát triển khu kinh tế tự do Busan-Jinhae
Khu kinh tế tự do Busan-Jinhaelà khu kinh tế tự do nằm ở vùng ven biển phía Đông Nam của Hàn Quốc, nằm về phíaTây Nam thành phố cảng Busan, cảng biển lớn nhất Hàn Quốc.Khu kinh tế tự do Busan-Jinhae được thành lập vào năm 2003 có tổng diện tích 52,9 km2với định hướng là trở thành khu vựctăng trưởng kinh tế mới và cảng cửa ngõ hướng tới khu vực Đông Bắc Á. Mục tiêu hình thành khu kinh tế tự do này là thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực như: nghiên cứu phát triển công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao, y sinh học, thiết bị y tế, phát triển kinh tế tri thứcgắn liền với hình thành một khu cảng mới ở phía Tây Busan. Cơ chế ưu đãi của KKT tự do này được thiết kế rõ ràng và hướng mạnh đến việc thu hút các doanh nghiệp/dự án công nghệ cao, các ngành chế tạo công nghệ cao của nhà đầu tư nước ngoài có sử dụng lao động trình độ cao trong nước và đặc biệt là ưu đãi dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Cơ chế ưu đãi áp dụng tại KKT tự do này bao gồm: miễntiền thuê đất đối với dự án công nghệ tiên tiến (cutting-edge
38
technologies), giảm giá thuê đất cho các dự án đầu tư nước ngoài sử dụng nhân công trong nước, sử dụng linh phụ kiện trong nước và có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao, hỗ trợ tài chính khi doanh nghiệp thuê tài sản công, chính sách trả góp trong vòng 20 năm khi thuê tài sản công (đất), chính sách hỗ trợ tài chính trực tiếp bằng đồng won đối với mỗi chỗ làm ổn định mà doanh nghiệp tạo ra khi doanh nghiệp đạt tới số lao động tối thiểu theo quy định...
Đến nay, Busan-Jinhae đã hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại bao gồm: khu cảng container, các khu công nghiệp gắn liền với cảng, khu công nghệ cao và các đô thị. Hạ tầng trong KKTđược hình thành đồng bộ trong từng phân khu vàđang từng bước mở rộngthêm các khu chức năng mới như khu du lịch biển, các bến container mới.Tính đến năm 2014, khu kinh tế tự do này đã thu hút được 126 dự án đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau bao gồm: công nghệ cao, kinh doanh cảng, logistic, du lịch, giáo dục và dược phẩm. Tổng vốn đầu tư lũy kế đến năm 2014 đã đạttới 6,295 tỷ đô la, trong đó có 1,776 tỷ đô lalà vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong tổng vốn đầu tư có 2,1 tỷ đô la đầu tư vào các ngành công nghệ cao (bao gồm công nghệ thông tin, các dự án chế tạo linh kiện máy bay, ô tô, thiết bị năng lượng sạch, sản xuất thiết bị y tế), 2,5 tỷ đô la đầu tư vào hạ tầng cảng biển, 710 triệu đô la đầu tư vào logistics, 843 triệu đô la đầu tư vào du lịch, giải trí và 45 triệu đô la đầu tư vào y dược và giáo dục.
1.3.3.2. Bài học kinh nghiệm
Sự phát triển của Busan-Jinhae là một ví dụ về sự thành công của mô hình khu kinh tế ven biển ở Hàn Quốc, khu kinh tế này đã thu hút được dòng vốn đầu tư lớn và đã trở thành một khu vực phát triển mới năng động, một cảng xuất nhập khẩu mới của cả một vùng lãnh thổ rộng lớn. Busan-Jinhae cũng là một khu vực cảng biển quan trọng bậc nhất ở Hàn Quốc, có điều kiện tương tự như Hải Phòng. Vì vậy, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ sự phát triển của KKT tự do này như sau:
(1) Xây dựng chiến lược phát triển KKT tự do.Chính quyền Hàn Quốc đã xây
dựng Chiến lược phát triển KKT tự do Busan-Jianhe trong đó xác định mục tiêu phát triển một cách rõ ràng ngay từ đầu với việc thiết kế chính sách ưu đãi rõ ràng
39
hướng tới phát triển một số ngành kinh tế trọng tâm trong khu vực bao gồm: cảng container, logistics, công nghiệp công nghệ cao (chế tạo chi tiết, thiết bị hàng không, ô tô), cơ điện tử, y dược, thiết bị y tế, du lịch và giải trí. Các dự án cùng ngành được bố trí vào các khu vực chuyên biệt dành riêng mỗi ngành. Mỗi khu vực như vậy được thiết kế và bố trí phù hợp với tính chất và yêu cầu riêng của từng ngành. Các bước thực thi để đưa KKT tự do phát triển cũng được thực hiện một cách có trình tự, trong đó KKT
(2) Chính sách dịch vụ một cửa (one-stop service).Cơ quan quản lý KKT tự
do cam kết hỗ trợ nhà đầu tư trong suốt quá trình đầu tư của họ từ lúc bắt đầu tìm hiểu đầu tư và trong suốtquá trìnhnhà đầu tư triển khai dự án. Chính sách một cửa được Chính phủ thiết kế để thuận tiện nhất cho nhà đầu tư, như:một cửa cho các vấn đề giao tiếp giữa nhà đầu tư với Cơ quan quản lý KKT tự do, chấp thuậncho nhà đầu tư đệ trình dự án của họ bằng ngôn ngữ khác, giới hạn thời gian chính quyền xử lý các vấn đề của nhà đầu tư, có cơ chế để nhà đầu tư có thể tiếp cận được vốn ngay trên đất Hàn Quốc thông qua một số tổ chức tài chính có vốn đầu tư nước ngoài...
(3) Thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư bài bản để thu hút đầu tư nhanh.
Hàn Quốc đã thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư bài bản. Thông tin được phát đi