Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế đình vũ cát hải, thành phố hải phòng (Trang 97)

Qua nghiên cứu tình hình phát triển của KKT Đình Vũ – Cát Hải, dựa trên kinh nghiệm xây dựng và phát triển khu kinh tế ven biển của các nước, kinh nghiệm phát triển khu kinh tế ven biển trong nước thời gian qua, để góp phần thúc đẩy KKT Đình Vũ-Cát Hải phát triển nhanh hơn nữa trong thời kỳ sắp tới, học viên đưa ra các đề xuất giải pháp như sau:

(1)Hoàn thiện hệ thống quy định pháp lý về khu kinh tế.

Hiện nay hệ thống quy định pháp lý về KKT đang nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật do nhiều Bộ ban hành.Các văn bản ban hành trước và sau tuy đã có sự kế thừa nhau nhưng vẫn có những quy định khác nhau về cùng một vấn đề dẫn đến nhiều khó khăn, lúng túngcho những người thực thi chính sách cả từ giới quản lý (cụ thể là UBND các tỉnh có KKT và trực tiếp là Ban Quản lý khu kinh tế) và cả từ phía các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Vì vậy, điều cần thiết đặt ra hiện nay là cần ban hành một luật riêng về khu kinh tế, trong đó tập hợp một cách có hệ thống các quy định pháp lý về vấn đề khu kinh tế.Theo đó, các quy định này phải bao trùm được đầy đủ các mặthoạt động của KKT, tháo gỡ được các chồng chéo, vướng mắc hiện nay nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của khu kinh tế.

89

(2) Thiết kế chính sách để gây dựng một số ngành kinh tế trụ cột mới, hướng đến phát triển các ngành kinh tế biển, công nghiệp chế tạo.

Hiện nay, trên địa bàn KKT đang có sự tập trung doanh nghiệp ở một số ngành kinh tế như điện, điện tử tiêu dùng, dịch vụ cảng, kho bãi, vận tải, hóa dầu. Riêng đối với công nghiệp điện tử có dấu hiệu hình thành một cụm liên kết ngành (trong đó có doanh nghiệp dẫn đầu, doanh nghiệp làm công nghiệp phụ trợ và dịch vụ). Ngoài lĩnh vực điện tử, các ngành khác hiện chưa thấy dấu hiệu rõ ràng của cụm liên kết ngành. Và điều đáng lưu ý là trong danh sách các doanh nghiệp đầu tư và KKT hiện nay thiếu vắng các lĩnh vực rất được mong đợi đối với một KKT biển như: công nghiệp đóng tàu, chế tạo máy, ô tô... là những ngành kinh tế trụ cột có thể khai thác ưu thế từ vận tải biển. Thực trạng này cho thấy sự cần thiết phải thiết kế chính sách để thu hút đầu tư và gây dựng các ngành này.

(3)Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, vận dụng các phương thức mới để thu hút nguồn lựcnhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựngkết cấu hạ tầng KKT.

Hiện nay, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của KKT Đình Vũ - Cát Hải vẫn là nguồn vốn từ ngân sách trung ương và thành phố, trong đó vốn từ trung ương là chính, vốn từ nguồn ngân sách thành phố chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Theo kế hoạch đầu tư phát triển KKT Đình Vũ-Cát Hải của thành phố Hải Phòng và BQLKKT từ nay đến năm 2020, mỗi năm KKT cần khoảng 1.300 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình. Trong 3 năm trở lại đây, mặc dù nguồn vốn từ trung ương đã được tập trung nhưng hiện mỗi năm cũng chỉ đáp ứng được 200-250 tỷ đồng, bằng khoảng 15% tổng nhu cầu. Vì thế, nếu chỉ sử dụng vốn đầu tư từ trung ương thì tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ chậm làm giảm sức hấp dẫn của KKT. Vì vậy, KKT cần đa dạng hóa các nguồn lực trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bằng cách vận dụng các phương thức mới trong huy động vốn đầu tư. Đến nay, Chính phủ đã ban hành Luật Đầu tư mới, Nghị định 15/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/4/2015 đã tạo lập thêm các phương thức thu hút, hợp tác đầu tư mới cho phép các địa phương linh hoạt hơn trong huy động các nguồn lực để phát triển. Một số giải pháp chính sách có thể là: thực hiện đổi đất lấy hạ tầng giao thông sử dụng hình thức BT, doanh nghiệp đầu tư cho BQLKKT thuê lại hạ tầng theo hình thức BTL...

90

(4)Giải quyết các trở ngại về giao thông để tăng cường năng lực kết nối.

KKT hiện đang phải đối mặt với các vấn đề giao thông cả trong giao thông nội khu và giao thông kết nối KKT với các trung tâm công nghiệp và kinh tế của vùng. Như phần thực trạng phát triển KKT đã nêu, các vấn đề về giao thông mà KKT đang gặp phải là (1) Có những hạn chếđáng kể trong năng lực vận tải của mỗi loại hình vận tải có mặt trong khu kinh tế, (2) Khả năng kết nối, năng lực chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương thức vận tải yếu, (3) Có những hạn chế về kết nối và năng lực vận tải giữa KKT với các vùng có tiềm năng kinh tế. Các khu vực kinh tế quan trọng, các vùng kinh tế quan trọng này bao gồm: thủ đô Hà Nội, trục đường QL 5, vùng duyên hải của tỉnh Quảng Ninh, trục đường QL 18 và vùng duyên hải thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.Vấn đề thứ nhất ảnh hưởng đến năng lực và khả năng phát triển ngành kinh tế cảng tại KKT; vấn đề thứ hai ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả dỡ tải, phân phối hàng hóa của hệ thống cảng, ảnh hưởng đến khả phát triển ngành kinh tế cảng trong KKT và cả năng lực liên kết trong phát triển công nghiệp giữa doanh nghiệp trong KKT với các vùng kinh tế.Vấn đề thứ ba ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn hàng của hệ thống cảng. Để khắc phục các trở ngại này cần phải sớm đầu tư để hình thành được hệ thống giao thông cũng như liên kết giữa các phương thức vận tải.

(5)Mở rộng diện tích KKT Đình Vũ – Cát Hải theo hướng tăng khả năng tiếp

cận biển cho KKT.

Để phát triển các ngành công nghiệp gắn biển, điều cần thiết là phải đưa các khu vực gần biển vào KKT để KKT có mặt bằngthu hút đầu tư các ngành kinh tế biển và khai thác đượccác lợi thế từ biển.Hiện nay, trên địa bàn KKT chỉ có khu vực bán đảo Đình Vũ là có lợi thế gắn trực tiếp với biển, các khu vực còn lại chỉ tiếp cận biển qua các tuyến đường sông. Địa thế như hiện naychưa thuận lợi cho việc thu hút đầu tư các ngành kinh tế gắn biển như đóng tàu hay công nghiệp chế tạo, những ngành vốn dựa vào tính kinh tế củasản xuất và vận tải quy mô lớn để tạora ưu thế cạnh tranh (vận tải biển cho phép tạo ra lợi thế cạnh tranhvề chi phí nhờ khả năng sản xuất và vận tải với khối lượng lớn).

91

KKT.

Đến nay, tiến trình phát triển ở Đình Vũ-Cát Hải đang đặt ra những yêu cầu cầu mớicần được giải quyết, các nhu cầu mới cần được đáp ứng để đảm bảo cho các bước phát triển tiếp theo của KKT. Các yêu cầu này bao gồm: nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của các nhà máy sẽ được đầu tư và hoạt động trên địa bàn, nhu cầu về nơi ở của các chuyên gia nước ngoài làm việc trong KKT, nhu cầu nhà ở cho số lượng công nhân đang ngày càng gia tăng ở KKT. Hiện nay, áp lực củacác vấn đề này từ phía KKT lên thành phố Hải Phòng đang ngày càng gia tăng cùng với tốc độ phát triển của KKT.

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế đình vũ cát hải, thành phố hải phòng (Trang 97)