Một số chỉ tiêuđánh giá sựphát triểncủa khu kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế đình vũ cát hải, thành phố hải phòng (Trang 34)

Để đánh giá sự phát triển của một khu kinh tế, có thể xem xét sự phát triển đó trên nhiều mặt, từ nhiều góc độ khác nhau, như: từ góc độ quản lý nhà nước, cần đánh giá hiệu quả đầu tư của vốn ngân sách vào KKT, tác động lan tỏa của KKT đối với địa phương, vùng lãnh thổ chứa nó; từ góc độ doanh nghiệp, cần đánh giá hiệu quả kinh tế dự án của doanh nghiệp trong KKT... Ở đây, luận vănnày chỉ tập trung vào các đánh giá KKT từ góc độ vĩ mô, từ góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, một người nghiên cứu.Trên cơ sở quan điểm nghiên cứu như vậy và khái niệm về sự phát triển của KKT như đã nêu trong mục 1.2.1 (phía trên), học viên đưa ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển của KKT tập trung vào các vấn đề như sau: (1) quy mô và tốc độ phát triển kinh tế của KKT,(2) chất lượng phát triển KKT, (3) vai trò của KKT đối với địa phương hoặc vùng lãnh thổ lớn hơn chứa nó. Dựa trên quan điểm nghiên cứu như vậy, học viên đưa ra bộ chỉ tiêu như sau để sử dụng đánh giá sự phát triển của KKT:

(1) Các chỉ tiêu phản ánh quy mô của khu kinh tế

(1.1.)Tổng giá trị sản xuất KKT: là tổng doanh thu sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanhphát sinh trên địa bàn KKT. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kinh tế của KKT. Đơn vị của tổng giá trị sản xuất là đơn vị tiền tệ tính theo giá thực tế, được thống kê vào cuối mỗi năm. Tổng giá trị sản xuất của KKT được so sánh với tổng giá trị sản xuất của địa phương/vùng lãnh thổ cóKKT để thấy vị thế của KKT trong tổng thể kinh tế địa phương/vùng lãnh thổ.

(1.2.)Giá trị gia tăng KKT: là tổng của lợi nhuận của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong khu kinh tế + thuế thu được từ các hoạt động trên địa bàn KKT.Đơn vị của giá trị gia tăng là đơn vị tiền tệ tính theo giá thực tế tính cho 1 năm.

(1.3.) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của KKT: được đo bằng tỷ lệ phần trăm giữa phần tăng thêm của giá trị sản xuất năm sau so với tổng giá trị sản xuất năm trước.

26

(1.4.) Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của KKT: được đo bằng tỷ lệ phần trăm phần giá trị tăng thêm năm sau so với giá trị gia tăng năm trước.

(1.5.) Tốc độ tăng trưởng của vốn đăng ký vào KKT, tốc độ tăng trưởng của vốn thực hiện vào KKT.

(1.6.)Vốn đầu tư: là số vốn tính bằng tiền màcác nhà đầu tư thực hiện đầu tư trên địa bàn KKT.Vốn đầu tư được tính trong một khoảng thời gian nhất định. Vốn đầu tư có thể được phân chia theo đặc điểm nguồn vốn, theo mục đích đầu tưhoặc theo khoảng thời gian.

- Phân chia theo tiến độ thực hiện của vốn đầu tư: + Vốn đăng ký (vốn cam kết)

+ Vốn thực hiện (vốn giải ngân)

- Phân chia theo nguồn gốc vốn đầu tư, có thể phân chia thành: + Vốn đầu tư trong nước (DDI)

+ Vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

- Phân chia theo đặc điểm dự án đầu tư, có thể phân chia thành: + Vốn đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng

+ Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh

- Phân chia theo trình độ công nghệ của dự án đầu tư sản xuất kinh doanh: + Vốn đầu tư vào ngành, lĩnh vực công nghệ cao

+ Vốn đầu tư vào các ngành sản xuất kinh doanh thông thường.

(1.7.)Số lao động đang làm việc trong KKT: là tổng số lao động đang làm việc trong KKT. Đơn vị: người.

(1.8.) Số việc làm mới được tạo ra trong KKT hàng năm: là số lao động làm việc trong KKT tăng thêm năm sau so với năm trước. Đơn vị: người.

(1.9.)Khối lượng hàng hóa được vận chuyển qua các cảng thuộc KKT: là tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng trên địa bàn KKT.Ý nghĩa: chỉ tiêu này đánh giá năng lực trung chuyển hàng hóa của các cảng trên địa bàn KKT.

(1.10.) Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ của KKT: là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu (với lãnh thổ nước ngoài) của các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn KKT.

27

(1.11.) Tốc độ tăng khối lượng hàng hóa xếp dỡ hàng năm của các cảng trên địa bàn KKT.

(1.12) Thu ngân sách từ KKT: là tổng các loại thuế, phí, lệ phí nhà nước thu được trên địa bàn KKT trong 1 năm.

(2) Các chỉ tiêu phản ánhchất lượng và trình độ phát triển của khu kinh tế

(2.1.) Tỷ lệ giữa giá trị gia tăng của KKT và giá trị sản xuất của KKT. Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn KKT.

(2.2.)Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư: là tỷ lệ giữa vốn thực hiện và vốn đăng ký đầu tư của doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn KKT. Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh thực chất tình hình đầu tư và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn KKT.

(2.3) Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất sử dụng của KKT. Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đất của KKT. Chỉ số này được so sánh với hiệu quả sử dụng đất của các khu vực khác cho biết hiệu quả sử dụng đất tương đối của khu kinh tế.

(2.4.) Giá trị xuất nhập khẩu của KKT là tổng giá trị xuất nhập khẩu phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn KKT so với tổng giá trị sản xuất tạo ra trên địa bàn KKT.Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh mức độ liên kết của KKT với thị trường nước ngoài, đồng thời phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường quốc tế.

(2.5.) Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong KKT: là thu nhập trung bình của một lao động làm việc trong KKT trong một khoảng thời gian (một tháng hoặc một năm).Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong KKT được so sánh với thu nhập bình quân chung của lao động tại địa phương, vùng và quốc gia để đánh giá. Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập của lao động trong KKT và gián tiếp phản ánh mức sống của lao động làm việc trên địa bàn KKT.

(2.6.) Tỷ lệ giữa khối lượng xếp dỡ hàng hóa hàng năm với tổng năng lực xếp dỡ của hệ thống cảng trên địa bàn KKT.Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng cảng trên địa bàn KKT tại thời điểm được tính.

28

(2.7.) Tỷ lệ vốn đầu tư vào các ngành công nghệ cao so với tổng vốn đầu tư vào KKT.Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh trình độ sản xuất của KKT.

(2.8) Tỷ lệ giá trị gia tăng của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao so với tổng giá trị gia tăng của KKT. Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh đóng góp của các ngành có trình độ công nghệ cao trong tổng thể giá trị kinh tế chung của KKT.

(2.9) Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp thuộc KKT: là tỷ lệ giữa phần diện tích đất thuộc KCN trong KKT đã được nhà đầu tư sử dụng và tổng diện tích đất được phép sử dụng vào mục đích công nghiệp trên địa bàn KKT.Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu hút đầu tư của KKT.

(3). Các chỉ tiêu phản ánh vai trò của KKT đối với sự phát triển của địa phương, vùng lãnh thổ có KKT

(3.1.)Thu ngân sách từ KKT so với tổng thu ngân sách địa phương: là tỷ lệ giữa số thu ngân sách trên địa bàn KKT so với tổng thu ngân sách địa phương nơi đặt KKT.Chỉ tiêu này phản ánh vai trò của KKT với khả năng chi tiêu của chính quyền sở tại và đóng góp của KKT vào ngân sách quốc gia.

(3.2.) Tỷ lệ giữa khối lượng hàng hóa trung chuyển qua các cảng biển của KKT và khối lượng hàng hóa trung chuyển qua hệ thống cảng biển của địa phương/vùng cảng có KKT, với khối lượng hàng hóa trung chuyển qua hệ thống cảng biển của vùng đồng bằng sông Hồng.Ý nghĩa: chỉ tiêu này đánh giá vai trò trung chuyển hàng hóa của KKT so với địa phương/vùng lãnh thổ có KKT.

(3.3.) Tỷ lệ đóng góp giá trị sản xuất của KKT vào tổng giá trị sản xuất của địa phương, vùng lãnh thổ có KKT. Chỉ tiêu này phản ánh vai trò của KKT với kinh tế của địa phương, vùng lãnh thổ có KKT.

(3.4.) Tỷ lệ đóng góp giá trị gia tăng của KKT vào tổng giá trị gia tăng của địa phương, vùng lãnh thổ có KKT. Chỉ tiêu này phản ánh mức đóng gópgiá trị gia tăng của KKT vàogiá trị gia tăng của địa phương, vùng lãnh thổ có KKT.

(3.5.) Tỷ lệ lao động làm việc tại KKT so với tổng lao động địa phương, vùng lãnh thổ có KKT. Chỉ tiêu này phản ánh tầm quan trọng của KKT với địa phương nơi có KKT xét về khía cạnh giải quyết việc làm.

29

(3.6.) Tổng giá trị giao dịch giữa các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trong KKT và doanh nghiệp, đơn vị sản xuất tại địa phương, vùng lãnh thổ có KKT. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ liên kết giữa KKT với thị trường nội địa, hay mức độ lan tỏa của KKT với kinh tế nội địa. Chỉ tiêu này có thể đo lường bằng tổng giá trị hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp trong KKT với các đối tác trong nội địa.

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế đình vũ cát hải, thành phố hải phòng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)