3.2.1. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Phần này chỉ đề cập riêng đến các hạng mục cơ sở hạ tầng do nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư thực hiện, chưa đề cập đến các hạng mục cơ sở hạ tầng cho phép tư nhân đầu tư xây dựng và kinh doanh.
a. Cơ sở hạ tầng giao thông và khả năng kết nối của khu kinh tế
Về đường bộ: hiện từ KKT có thể kết nối với các quốc lộ 5A, 18, 10 để đến
các tỉnh khác trong vùng, tuy vậy chỉ có quốc lộ 5A là đi trên địa bàn KKT và đóng vai trò là trục giao thông đối ngoại chính của KKT.Cùng với các quốc lộ, các tuyến tỉnh lộ thuộc Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương tạo nên hệ thống giao thông liên tỉnh cho phépvận chuyểnhàng hóa từ các nơi đi và đếnKKT khá thuận lợi.Tuy vậy, hiện nay vận tải đường
bộ thông qua các trục quốc lộ này vẫn phải đi qua khu vực nội đô thành phố Hải Phòng mới vào được các cảng trong KKT. Trong khi đó, khối lượng xếp dỡ hàng hóa ra vào KKT rất lớn, phương tiện
vận chuyển đều là các xe đầu kéo container, xe tải hạng nặngnên vận tải hàng hóa Hình 3.3: Mạng lưới đường bộ
56
khó khăn,gây bất tiện cho phương tiện và ảnh hưởng đến chủ hàng.Bên cạnh đó, khả năng kết nối giữa KKT với khu vực ven biển của tỉnh Quảng Ninh còn bị hạn chế do phải đi vòngra qua quốc lộ 10 và quốc lộ 18, chưa có đường kết nối trực tiếp từ KKT đến Hạ Long, Cẩm Phả. Xem Hình 3.3. Mạng lưới đường bộ khu vực KKT Đình Vũ-Cát Hải (khu vực được đánh dấu màu xanh là Khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải).
Theo dự kiến, tuyến cao tốc 5B đi vào hoạt động trong năm 2016 sẽ tạo ra một cửa kết nối mới cho KKT và không phải đi qua nội đô thành phố. Tuyến cao tốc Hải Phòng-Hạ Long dự kiến hình thành trong tương lai cũng sẽ giúp giải quyết vấn đề kết nối giữa Hải Phòng với Hạ Long.
Về đường sắt:
hiện tuyến đường sắt gần nhất đến KKT là tuyến Hà Nội-Hải Phòng. Đây là tuyến đường sắt đơn (một
chiều) khổ 1 m
nhưng chưa kết nối trực tiếp vào KKT mà mới chỉ vào đến khu
vực cảng Chùa Vẽ (còn cách KKT khoảng 4km) nên vận tải bằng đường sắt của KKT hiện có nhiều hạn chế. Hiện hàng hóa đến và đi từ các cảng thuộc KKT thông qua đường sắt buộc phải chuyển tiếp hàng bằng đường bộ và ngược lại. Tuyến đường sắt hiện có cũng mới là tuyến 1 chiều, năng lực đáp ứng vận tải có nhiều hạn chế do cả hai chiều đều phải đi trên một đoạn ray nên thời gian vận tải phải kéo dài, chờ đợi. Năng lực vận tải đường sắt bị hạn chế đã ảnh hưởng đến sức hấp dẫn đầu tư của KKT Đình Vũ-Cát Hải, nhất là đối với thu hút đầu tư các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp nặng có nhu cầu vận tải lớn. Việc phát triển đường sắt đến KKT sẽ cho phép mở rộng năng lực chuyển tải của các cảng trong khu vực và mở rộng năng lực tiếp nhận các dự án công nghiệp quy mô lớn trên địa bàn KKT.
Hình 3.4: Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng và KKT Đình Vũ-Cát Hải Khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải
57
Hiện nay, các công ty tư vấn đang xây dựng báo cáotiền khả thi dự án xây dựng đường, dự kiến quý II/2017 sẽ triển khai xây dựng thực tế dự án.Giai đoạn I tuyến sẽ có ray đơn, giai đoạn II xây dựng thành tuyến ray đôi và tự động hóa. Dự án sẽ có chiều dài tuyến 100 km với khổ tiêu chuẩn 1.435mm phù hợp với yêu cầu vận tải công nghiệp nặng. Đoạn chạy trong KKT sẽ dài 12km, ray đôi với khổ 1m.
Về đường thủy:
+ Đường thủy nội địa chính kết nối với các cảng của KKT là tuyến sông Cấm và tuyến sông Bạch Đằng. Tuyến Bạch Đằng cho phép KKT kết nối với khu vực phía bắc của Hải Dương, các huyện Đông Triều, Quảng Yên của tỉnh Quảng Ninh; tuyến Sông Cấm cho phép KKT kết nối với tuyến Sông Đuống đến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Xem Hình 3.5. Các tuyến đường thủy và hàng hải khu vực KKT Đình Vũ- Cát Hải (khu vực đánh dấu màu xanh là Khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải).
+ Các tuyến vận tải biển quốc tế
đến Hải Phòng: hiện nay Hải Phòng có các tuyến hàng hải kết nối trực tiếp đến các cảng biển trong khu vực như đến Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... Các cảng thuộc KKT đến nay vẫn là các cảng sông, độ sâu mớn nước tại cảng chỉ -7m, -8m có thể tiếp nhận tàu biển tải trọng tối đa 20.000 DWT, chưa tiếp nhận được các tàu hàng cỡ lớn hơn. Đây cũng là điểm yếu của hệ thống cảng trong KKT vì chưa thể đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu trực tiếp đến các thị trường xa như châu Mỹ, châu Âu.
Hiện trên địa bàn KKT, Bộ Giao thông vận tải đang tiến hành xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Dự kiến đến năm 2020, cảng biển thuộc KKTsẽ có khả
Hình 3.5: Các tuyến đường thủy và hàng hải khu vực KKT Đình Vũ-Cát Hải
58
năng tiếp nhận tàu đến 50.000 DWT,năng lực thông qua 35 triệu tấn/năm, đến năm 2030 đủ khả năngđón tàu 80.000-100.000 DWT, năng lực thông qua 120 triệu tấn/năm. Dự kiến đến năm 2017, sau khi các bến đầu tiên của cảng này đi vào hoạt động sẽ cho phép doanh nghiệp trong KKT gia tăng khối lượng xuất nhập khẩu hàng hóa và mở rộng năng lực kết nối đường biển trực tiếp đến khu vực các cảng châu Âu, châu Phi. Sau năm 2020, các cảng thuộc KKT sẽ có thể đón các tàu đến 80.000DWT và kết nối trực tiếp đến các cảng biển lớn ở Bắc Mỹ, châu Âu, Nam Phi.
- Đường hàng không:cảng hàng không Cát Bi nằm trên địa bàn KKT là cảng
hàng không chính của thành phố Hải Phòng, hiện nay đạt tiêu chuẩn sân bay cấp 4C (theo tiêu chuẩn của ICAO),đường băng chính dài 2.400m,có khả năng đón các máy bay tầm trung, khả năng tiếp nhận cùng lúc 4 máy bay. Nhà ga sân bay có năng lực tiếp đón800.000 hành khách/năm, đón cùng lúc 300 hành khách/ giờ, và xử lý 6.000 tấn hàng hóa/năm. Sân bay Cát Bi hiện đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế cấp 4E, đường băng mới dài 3.050m, đủ khả năng tiếp nhận máy bay chờ khách chặng dài và tiếp nhận cùng lúc 6 máy bay. Đến năm 2020, năng lực tiếp đón đạt 2 triệu hành khách/năm, tiếp nhận 800 hành khách/giờ, xử lý 17.000 tấn hàng hóa/năm. Theo quy hoạch, đến năm 2025, sân bay sẽ tiếp tục được nâng cấp để có đủ năng lực vận chuyển 4 triệu lượt hành khách/năm, đón cùng lúc 8-12 máy bay và 1.440 khách/giờ và xử lý 82.000 tấn hàng hóa/năm. Như vậy, sắp tới KKT sẽ có thêm các kết nối quốc tế trực tiếp bằng đường hàng không cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đến thẳng đây mà không phải trung chuyển qua cảng hàng không khác trong nước, đồng thời khả năng vận tải hàng hóa quốc tế của KKT cũng được mở
rộng.
b. Tình hình quy hoạch phát triển khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải
Đến nay, Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 03/10/2012, đã được công bố tháng 5/2013 và đã được Ban Quản lý KKT triển khai cắm mốc ngoài thực địa.
59
Sau khi đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế được Thủ tướng chấp thuận, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết các khu chức năng: khu Nam Đình Vũ 1 và 2, Tràng Cát, Bến Rừng, VSIP; ngoài các khu này, các quy hoạch chi tiết một số khu vực có từ trước khi lập quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cũng đã được cập nhật vào đồ án quy hoạch. Đến cuối năm 2013 còn 1 khu vực đang lập quy hoạch phân khu, 1 khu vực chuẩn bị lập quy hoạch chi tiết, còn 3 khu vực chưa được lập quy hoạch phân khu. Tình hình lập quy hoạch chi tiết các khu vực trong khu kinh tế được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1: Tình hình lập quy hoạch các phân khu
trong KKT Đình Vũ – Cát Hải cập nhật đến tháng 12 năm 2014
TT Tên phân khu Tình hình lập
Quy hoạch phân khu 1.
Khu vực Đình Vũ Đã có Quy hoạch chi tiết 1/2000 và 1/500 cho từng dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN (KCN Đình Vũ gđ 1 và 2, KCN Minh Phương) 2. Khu vực Nam Đình Vũ
1&2
Đã có Quy hoạch chi tiết 1/2000
3.
Khu vực Tràng Cát Đã có Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu công
nghiệp và đô thị; Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị và dịch vụ
4. Khu vực VSIP Hải Phòng Đã có Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000
5. Khu vực Bến Rừng Đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000
6. Khu đô thị mới Tràng Cát (157 ha)
Đã có quy hoạch chi tiết.
7. Khu vực đảo Vũ Yên Đang lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 8. Khu công nghiệp VSIP
Hải Phòng mở rộng
Chưa có quy hoạch phân khu 9. Khu đô thị Nam sông Giá Chưa có quy hoạch phân khu
10. Khu vực Cát Hải Chưa có quy hoạch phân khu
Nguồn: Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng c. Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng khung củakhu kinh tế
Trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt, Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng đã triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tính đến cuối năm 2014, các công trình hạ tầng thiết yếu đang được triển khai thực hiện bao gồm:
60
- Dự án đường trục giao thông nối KCN Đình Vũ với KCN Nam Đình Vũ (giai đoạn 1), đoạn có chiều dài 1.271m, chiều rộng mặt đường 23m, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
- Dự án xây dựng tuyến đường trục chính Tây Nam KCN Đình Vũ là tuyến kết nối đáp ứng nhu cầu vận tải đường bộ của khu vực cảng Hải Phòng, các cảng trong nội địa, KCN Đình Vũ, KCN Nam Đình Vũ đi cảng Lạch Huyện và đi vào đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng. Dự án có vai trò tăng cường sự kết nối giữa khu vực nội địa với các cảng của thành phố, giảm ùn tắc giao thông, giảm thời gian vận chuyển hàng hóa, tăng hiệu quả kinh tế. Toàn tuyến có chiều dài 5,3 km, chiều rộng mặt đường 50,5m, tổng mức đầu tư 976,9 tỷ đồng. Đến nay công tác giải phóng mặt bằng đã gần hoàn thành, các nhà thầu đang tích cực triển khai thi công, đã thực hiện được 50% khối lượng công trình, dự kiến cuối 2015 sẽ hoàn thành.
- Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường trục chính giao thông Khu đô thị và công nghiệp Bến Rừng: là tuyến liên kết các khu chức năng, là động lực để phát triển Khu đô thị và công nghiệp Bến Rừng. Dự án có chiều dài toàn tuyến 4,6 km, mặt cắt ngang rộng 50,5m, tổng mức đầu tư 978 tỷ đồng, dự kiến thời gian xây dựng trong 4 năm 2014-2017. Công tác khảo sát xây dựng toàn tuyến đã hoàn thành. Ước khối lượng xây dựng đạt 20% toàn tuyến.
- Dự án xây dựng đường Vành đai 3 (đoạn phía Tây khu đô thị và công nghiệp Bến Rừng): là tuyến có chức năng kết nối các khu chức năng của KKT với thành phố,đồng thời có tác dụng kết nối giữa thành phố Hải Phòng, khu kinh tế với tỉnh Quảng Ninh. Tuyến có chiều dài 4,2 km, chiều rộng nền đường rộng 68m, tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, dự kiến xây dựng trong 5 năm, tính đến 5/2013 đã hoàn thành khảo sát lập dự án trình UBND thành phố phê duyệt.
- Dự án đầu tư xây dựng tuyến đê biển Nam Đình Vũ: đã được Ban Quản lý khu kinh tế phê duyệt, có tổng vốn đầu tư 3.253,7 tỷ đồng.
Về các công trình xử lý chất thải trên địa bàn KKT: hiện nay tại các KCN đã đầu tưmột số khu xử lý nước thải hoạt động nhưng công suất vận hành còn nhỏ chưa đủ năng lực xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ sản xuất kinh doanhtại mỗi KCN.
61
Hiện nay, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khung vẫn do BQLKKTquản lý và nguồn vốn thực hiện vẫn do ngân sách nhà nước cấp là chính, BQLKKT và thành phố Hải Phòng chưa sử dụng đến các giải pháp huy động vốn khácdưới các hình thức khác như BOT, BT.
Theo kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KKT giai đoạn 2016-2020, tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho KKT là 13.657 tỷ đồng, trong đó dự kiến vốn đầu tư từ Trung ương là 9.794 tỷ đồng, ngân sách thành phố đáp ứng khoảng 3.863 tỷ đồng. Trung bình mỗi năm cần khoảng 2.730 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương đóng góp khoảng 1.960 tỷ đồng, ngân sách thành phố đóng góp khoảng 773 tỷ đồng.Như vậy, nhu cầu vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng KKT là rất lớn. Đứng trước yêu cầu đó, năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án Phát triển khu kinh tế ven biển Việt Nam, trong đó ưu tiên tập trung vốn đầu tư cho 5 KKT ven biển có tiềm năng phát triển nhất, trong đó có KKT Đình Vũ- Cát Hải của Hải Phòng. Theo đó, kể từ năm 2013, tổng vốn ngân sách đầu tư cho KKT đã tăng lên đạt 200-250 tỷ đồng/năm (so với mức 70 tỷ đồng vào năm 2011), năm cao điểm nhất đạt 250 tỷ đồng.
Nhận xét:
Như vậy, về kết cấu hạ tầng, KKT Đình Vũ-Cát Hải đang nằm trong khu vực có kết cấu hạ tầng tương đối đầy đủ với khả năng hội tụ của cả 4 phương thức giao thông vận tải là đường thủy (đường biển và đường thủy nội địa), đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Tuy nhiên, hiện tại mỗi phương thức vận tải tại KKT đều đang tồn tại những hạn chế riêng cần được đầu tư để nâng cao năng lực. Bên cạnh đó, vấn đề kết nối các phương thức giao thông vận tải cũng là một vấn đề đang đặt ra với KKT.
Về phát triển cơ sở hạ tầng khung trên địa bàn KKT, hiện nay mặc dù Đình Vũ-Cát Hải là 1 trong 5 KKT ven biển được đầu tư trọng điểm trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 nhưng tổng vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và địa phương mới chỉ đáp ứng được 250-300 tỷ đồng so với nhu cầu đầu tư hàng năm khoảng 2.730 tỷ đồng (tương đương đáp ứng được khoảng 10% tổng nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2020), phần vốn còn lại cần có các hình thức khác để huy động đầu tư.
62 3.2.2. Thực trạng thu hút đầu tư
Luật Đầu tư cho phép các đơn vị thuộc khu vực tư nhân được đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Với mô hình khu trong khu, khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải hiện nay có tới 8 khu công nghiệp nằm trong phạm vi lãnh thổ khu kinh tế. Vì vậy, việc thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu bảo thuế, khu đô thị, khu kinh tế tổng hợp trong phạm vi khu kinh tế có ý nghĩa quan trọng, giúp các nhà đầu tư thứ cấp triển khai
dự án trên thực địa.
a. Thực trạng thu hútdoanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp
Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với tổng vốn đăng ký đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh khu công nghiệp hiện rất thấp. Tính chung tỷ lệ vốn đầu tư thực so với tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng trên địa bàn KKT mới đạt 9,1% trong tổng số 14.040 tỷ đồng đăng ký. KCN có mức giải ngân tốt nhất là KCN Tràng Duệgiai đoạn 1 do công ty Cổ phần KCN Sài Gòn – Hải Phòng là chủ đầu tư với tỷ lệ giải ngân vượt mức vốn đăng ký, các doanh nghiệp kinh doanh KCN khác đều có tỷ lệ vốn thực hiện khá thấp chỉ từ 3,5% đến 47%. Các khu Khu phi thuế quan và KCN Nam Đình Vũ 1, KCN Nam Đình Vũ 2,