Thực tiễn và bài học kinh nghiệm phát triển khu kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế đình vũ cát hải, thành phố hải phòng (Trang 38)

1.3.1.Thực tiễn và bài học kinh nghiệm phát triển khu kinh tế trong nước 1.3.1.1. Thực tiễn phát triển khu kinh tế trong nước

Tính đến hết năm 2014, trên phạm vi cả nước có 15 KKT ven biển đang hoạt động trên địa bàn 15 tỉnh ven biển.Trong đó vùng ven biển miền Bắc có 2 KKT, vùng ven biển miền Trung có 10 KKT và vùng ven biển miền Nam có 3 KKT. 3 KKT ven biển khác là KKT Đông Nam (tỉnh Quảng Trị), KKT ven biển Thái Bình (tỉnh Thái Bình) và KKT Ninh Cơ (tỉnh Nam Định) đã được Thủ tướng cho phép thành lập nhưng hiện chưa chính thức hoạt động. Tổng diện tích mặt đất và mặt nước các khu kinh tế là 730.553 ha, bằng khoảng 2,2% tổng diện tích của cả nước. Ngày 23/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1353/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Quy hoạch phát triển các KKT ven biển của Việt Nam đến năm 2020", trong đó xác định rõ phương hướng chung hình thành hệ thống 15 KKT.

Trong thời gian qua, việc thu hút các dự án đầu tư vào KKT bước đầu đạt những kết quả khả quan. Số liệu thống kê KKT cả nước năm 2011 đã ghi nhận tổng số dự án thu hút đầu tư của 15 KKT ven biển cả nước còn hiệu lực là 799 dự án, trong đó có 653 dự án vốn đầu tư trong nước (thuộc 13 KKT) với tổng số vốn đăng ký là 685.168,2 tỷ đồng, tổng số vốn thực hiện luỹ kế đến năm 2011 khoảng 125.662 tỷ đồng (thuộc 11 KKT) và 166 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (thuộc 11 KKT) với tổng số vốn đăng ký khoảng 38.143,7 triệu USD (3,8 tỷ USD), tổng số vốn thực hiện luỹ kế đến năm 2011 khoảng 7.043,3 triệu USD (thuộc 11 KKT). Năm 2011, tổng giá trị sản xuất tại các KKT đạt khoảng 172.817 tỷ đồng, nộp ngân sách 23.376 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1.185 triệu USD. Tại các KKT có

30

khoảng 63.700 lao động làm việc, trong đó làm việc tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 14.680 người, chiếm 23,0% tổng số lao động. Ngoài lao động làm việc thường xuyên tại các dự án đã đi vào hoạt động, các dự án đang triển khai trên địa bàn các KKT còn thu hút hàng chục nghìn lao động làm việc tại các công trường xây dựng.

Trong số các KKT, một số khu đang có sự phát triển khá tốt như KKT Dung Quất, KKT Đình Vũ-Cát Hải, KKT Vũng Áng, KKT Nghi Sơn. Các KKT này đã thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, tạo sức bật cho kinh tế địa phương, trở thành động lực thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Ngoài các dự án công nghiệp lớn, nhóm KKT này đã thu hút được đa dạng các dự án đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác nhau như dịch vụ cảng, kho bãi logistics, đô thị, du lịch dịch vụ… tạo nên sự phát triển năng động bên trong KKT, tạo việc làm cho số lượng lớn lao động, các dự án hoạt động trong các KKT này đã có đóng góp lớn vào ngân sách địa phương, tạo nên bước đột phá cho kinh tế địa phương, nhất là trên địa bàn các huyện có KKT. Nhóm các KKT khác như Chu Lai, KKT Đông Nam Nghệ An, KKT Vân Phong là những KKT tuy chưa có những dự án lớn mang tính động lực nhưng cũng đã thu hút được lượng vốn đầu tư thực hiện khá lớn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động, có đóng góp vào thu ngân sách của địa phương và tạo được sự chuyển biến tích cực cho kinh tế tỉnh có KKT. Một số KKT trong nhóm này được đánh giá là rất tiềm năng như KKT Vân Phong, KKT Chu Lai nhưng vẫn chưa thể hiện được sự tăng trưởng như kỳ vọng ban đầu khi KKT được thành lập và hiện được cho là phát triển dưới tiềm năng. Một số KKT khác vẫn trong tình trạng phát triển chậm như KKT Hòn La, KKT Nhơn Hội, KKT Năm Căn, KKT Định An chỉ thu hút được số lượng nhỏ dự án đầu tư và tăng trưởng chậm vì phải đối mặt với nhiều thách thức, từ vấn đề huy động vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng đến vấn đề tạo sức hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư.

Nhìn lại sự phát triển của các KKT ven biển trên phạm vi cả nước, giữa các KKT đang có sự phân hóa phát triển khá rõ. Đến nay, có những KKT mặc dù được thành lập sớm và được các tỉnh đầu tư khá nhiều nhưng vẫn phát triển chậm chạp, thu hút đầu tư kém, trong khi đó, một số KKT mặc dù được thành lập sau nhưng lại

31

có sự phát triển nhanh, trở thành các khu vực động lực phát triển mới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Quá trình phát triển và sự phân hóa của các KKT ven biển đã cho thấy nhiều bài học trong tổ chức, quản lý và điều hành phát triển các KKT.

1.3.1.2. Bài học kinh nghiệm phát triển khu kinh tế trong nước

Quá trình phát triển khu kinh tế trong nước với nhiều thành tựu, thách thức và sự khác biệt giữa cácKKT ven biển cho đến nay đãcó thể rút ra một số bài học đối với vấn đề tổ chức, quản lý và điều hành phát triển KKT như sau:

- Kinh nghiệm cho thấy không nên bố trí các KKT ở gần nhau. Bài học này rút ra từ KKT Dung Quất và KKT Chu Lai. Khoảng cách gần nhau đã dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các KKT, làm giảm hiệu quả thu hút đầu tư. Điều này cũng gián tiếp làm giảm hiệu quả đầu tư phát triển KKT của ngân sách địa phương vì cơ sở hạ tầng KKT đã được đầu tư mà ít được sử dụng. Về lâu dài, việc phân tán các nhà đầu tư trên một địa bàn rộng hơn còn làm giảm tính tập trung kinh tế của mỗi khu, làm cho vai trò động lực kinh tế của KKT trở nên khó thực hiện hơn.

- Không nên thành lập nhiều KKT trong một khoảng thời gian ngắn. Thực tế đầu tư xây dựng KKT thời gian qua đã cho thấysự khó khăn trong huy động vốn đầu tư để phát triển nhiều KKT cùng lúc. Giai đoạn 2005-2013, hàng loạt KKT ven biển được thành lập, kéo theo đó là nhu cầu vốn rất lớn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KKT, đấu nối hạ tầng địa phương với hạ tầng KKT... Thực tế cũng cho thấy nguồn lực đầu tư phát triển KKT ở các địa phương ven biển rất eo hẹp, nhất là ở các tỉnh ven biển Miền Trung và phần nhiều nhờ vào hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Thêm vào đó, sự hình thành liên tiếp của nhiều KKTkhiến nhu cầu đầu tư phát sinh và tăng cao trong khoảng thời gian ngắn đã khiến ngân sách ở cả trung ương và địa phương không đáp ứng được, thực tế này khiến tình trạng thiếu vốn đầu tư xây dựng KKT trở nên phổ biến tại các KKT ven biển.Hệ quả là nhiều KKT được đầu tư rất ít, cơ sở hạ tầng phát triển chậm dẫn đến thu hút đầu tư rất chậm, hoặc có thu hút được vốn đăng ký nhưng nhà đầu tư trì hoãn thực hiện đầu tư do e ngại những khó khăn về cơ sở hạ tầng trên thực địa.

32

đầu tư giống nhau, không nên thu hút đầu tư các ngành nghề giống nhau mà cần có các hướng ưu tiên thu hút đầu tư theo ngành, lĩnh vựckhác nhau để tránh cạnh tranh lẫn nhau.

- Để phát triển một KKT, cơ quan quản lý của KKT cần phải gây dựng/hình thànhcho được một hoặc một số ngành kinh tế trụ cột, thu hút được doanh nghiệp hoặc dự án sản xuất kinh doanh trụ cột, các doanh nghiệp này vừa là nơi cung cấp sản phẩm phục vụ, hỗ trợ các ngành kinh tế thứ cấp, vừa tạo ra nguồn cầu lớn đối với các doanh nghiệp sơ cấp, kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp phụ trợ cho nó, để dần dần hình thành chuỗi giá trị trong ngành kinh tế đó.

Như vậy, xét từ góc độ quản lý đối với KKT, các định hướng điều hành cơ bản nên là:

- Tập trung vốn đầu tư cho một số KKT có khả năng phát triển nhất, các KKT cần được tập trung đầu tư hạ tầng và cơ chế để thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển là: (1) KKT có vị trí giao thông đầu mối cấp vùng, hội đủ các điều kiện về loại hình giao thông mà không phải đầu tư lại từ đầu, (2) KKT có vùng phục vụ lớn phía sau, (3) KKT có lao động chất lượng cao tại chỗ.

- Phân công ngành kinh tế cho mỗi KKT ở mỗi vùng để tránh cạnh tranh trong thu hút đầu tư, hoặc 2 KKT gần nhau nhất không thu hút đầu tư cùng một ngành kinh tế.

- Trên cơ sở phân công ngành kinh tế phát triển, cần thiết kế cơ chế chính sách ưu đãikhác nhau đối với mỗi KKT nhằm tạo ra sức hấp dẫn đầu tư khác nhau, tránh cạnh tranh trong cùng một phân khúc đầu tư với cơ chế ưu đãi giống nhau.

- Phân kỳ tập trung vốn đầu tư cho từng nhóm KKT trong một giai đoạn ngắn hoặc một thời kỳ dài nhất định, khi các mục tiêu đầu tư trọng điểm đã đạt được rồi mới chuyển hướng ưu tiên đầu tư cho tốp các KKT ít quan trọng, hoặc có tầm ảnh hưởng thấp hơn.

- Bên cạnh đó, cần chú trọng hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại cho KKT nhằm thu hút được các dự án lớn của các tập đoàn kinh tế tầm cỡ thế giới vào các ngành động lực của KKT để gây dựng chuỗi giá trị ngành.

33

1.3.2. Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển Đặc khu kinh tế Thâm Quyến 1.3.2.1. Thực tiễn phát triển Đặc khu kinh tế Thâm Quyến

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế đình vũ cát hải, thành phố hải phòng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)