2.2.1. Quá trình thu thập thông tin
Quá trình nghiên cứu được học viên bắt đầu từ việc tìm đọc các tài liệu, sách, tạp chí, bài báo viết về khu kinh tế. Việc thu thập tài liệu được thực hiện theo các cách sau đây:
1. Tìm kiếm sách, tài liệu, bài báo, tạp chí về kinh tế, quy hoạch... để tìm kiếm các nội dung về khu kinh tế. Việc tìm kiếm chúng có thể thực hiện tại những nơi có khả tập trung nhiều các tài liệu như vậy, thực tế học viên đã tìm kiếm được các tài liệu viết về hoặc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu về kinh tế, quy hoạch, thư việncủa một số tổ chức...Học viên đã tìm kiếm được các tài liệu về khu kinh tế và các tài liệu có liên quan đến khu kinh tế tại Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Thư viện Quốc gia, thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, trụ sở của Tạp chí Kinh tế và Dự báo, trụ sở Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng và tại một số cuộc hội thảo có các bài viết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2. Sử dụng công nghệ thông tin (các công cụ tìm kiếm trên internet như google, bing... để tìm kiếm nguồn thông tin về vấn đề nghiên cứu). Trong quá trình tìm kiếm thông tin, học viên đã chú ý chỉ lựa chọn những thông tin từ những nguồn
44
tin đáng tin cậy, ví dụ:các tài liệu nghiên cứu do các tổ chức chính thứcxuất bản và đăng tải như: Tổng cục thống kê Việt Nam, ILO, UN, FIAS, Tạp chí kinh tế dự báo, Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng (là cơ quan quản lý của khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải)... và các tài liệu được trích dẫn đều là sản phẩm của cơ quan xuất bản tin gốc.
3. Tìm hiểu vấn đề qua các nhà quản lý kinh tế, các nhà nghiên cứu và những người khác có am hiểu về khu kinh tế. Họ bao gồm: lãnh đạo, cán bộcác vụ, cụccủa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Khu kinh tế, Vụ Kinh tế địa phương, Cục Đầu tư nước ngoài...), các nhà nghiên cứu thuộc Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lãnh đạo, cán bộ của Ban Quản lý Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, các nhà nghiên cứu thuộc một số tổ chức có am hiểu về vấn đề khu kinh tế. Việc tiếp cận và trao đổi thông tin về vấn đề nghiên cứu qua các đối tượng này giúp học viên có thêm thông tin về vấn đề nghiên cứu, nhiều trường hợp giúp cập nhật thông tin mới nhất về vấn đề nghiên cứu và giúp nhận thức được các vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu về khu kinh tế và thực tiễn phát triển khu kinh tế ở Việt Nam.
Việc thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu được học viên bắt đầu thực hiện từ tháng8 năm 2013 đến nay, việc thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin được thực hiện theo cách cập nhật: để giải đáp các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, học viên đã cố gắng tìm kiếm các thông tin phù hợp đểtìm cách giải quyết vấn đề đặt ra, các câu hỏi nghiên cứu có tác dụng dẫn đường, định hướng cho học viên trong quá trình nghiên cứu, chọn lọc tài liệu và sắp xếp bố cục thông tin.
2.2.2. Xử lý thông tin
Qua quá trình đọc và tìm hiểu, học viên dần dần nhận thức sâu rộng hơnvề vấn đề nghiên cứu đặt ra, từ đó cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề nghiên cứu. Cùng với việc tìm hiểu vấn đề, học viên lựa chọn những tài liệu phù hợp từ những đơn vị phù hợp để xây dựng nên các phần nội dung tương ứng với mỗi chương mục của luận văn. Ví dụ: học viên lựa chọn các tài liệu nghiên cứu mang tính tổng kết của FIAS để tham khảo viết cho Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu nghiên cứu; tham khảo một số bài tham luận trong tài liệu “Hội thảo khoa học quốc tế về Phát triển đặc khu kinh tế kinh nghiệm và cơ hội” (do UBND tỉnh Quảng Ninh
45
tổ chứctháng 3/2014) để làm tài liệu tham khảo, số liệu thống kê về khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải được lấy từ báo cáo của Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng, số liệu so sánh được lấy theo niên giám thống kê thành phố Hải Phòng và một số tỉnh khác được sử dụng đểviết Chương 3...
Quá trình xây dựng nội dung các chương của luận văn được học viên thực hiện như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và Tổng quan tài liệu:là nội dung lý luận của đề tài.Dựa trên việc tham khảo các tài liệu nghiên cứu về khu kinh tế, học viên đã sắp xếp, tổ chức lại các nội dung thành một hệ thống để tạo nên cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của mình.Một số tài liệu tham khảo chính để viết nên phần cơ sở lý luận bao gồm:
-Special Economic zones Performance, lession learned, and implications for zone development do FIAS ấn hành tháng 4/2008;
-The Theory and Practice of Free economic zones: a case study of Tianjin, People’s Republic of China, nghiên cứu của Meng Guangwen tháng 2/2003;
-Báo cáo “Khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam: Hai thập kỷ xây dựng và phát triển” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập năm 2013;
-Luận văn “Phát triển khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” của Nguyễn Thành Công, 2012;
-Và nhiều báo cáo nghiên cứu khác...
Các tài liệu tham khảo được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo ở cuối luận văn.
Từ những tài liệu thu thập được về các khu kinh tế (đặc khu kinh tế) được coi là thành công trên thế giới, học viên rút ra những kinh nghiệm về điều hành xây dựng khu kinh tế và xây dựng nên nội dung Bài học kinh nghiệm ở Chương I.
Chương 3: Thực trạng phát triển khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải: số liệu trong chương này được lấy từ các báo cáo do Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng lập, vì vậy đây là nguồn thông tin chính thức, có độ tin cậy cao. Các nhận định về khu kinh tế dựa trên nội dung các báo cáo này hoặc dựa trên việc phân tích, xử lý số liệu từ các báo cáo này,từ các nguồn thông tin có độ tin cậy khácnhư từ các báo cáo có nội
46
dung liên quan của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng, Cục thống kê thành phố Hải Phòng và việc quan sát thực địa khu kinh tế của học viên.Học viên lựa chọn một số tiêu chí làm thước đo sự phát triển của khu kinh tế, nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu được đưa ra ở Chương I, kết quả tính toán các chỉ tiêu này được trình bày ở phần Phụ lục của luận văn.
Một số tài liệu được sử dụng để xây dựng Chương III bao gồm:
-Báo cáo thống kê về tình hình xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố Hải Phòng năm 2013. Tháng 1/2014.
-Báo cáo Chuẩn bị đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải 2013-2020. Tháng 5/2013.
-Báo cáo về tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và rà soát, điều chỉnh Quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tháng 2/2013.
-...
Chương 4. Giải pháp phát triển khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải: dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các Chương 1(các bài học về phát triển khu kinh tế của thế giới, của Việt Nam), Chương 3 (những vấn đề đặt ra đối với khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải), dựa trên việc tham khảo ý kiến của những người có am hiểu về khu kinh tế, cùng với các phân tích, nhận định của mình, học viên đã xây dựng nên một số định hướng, mục tiêu mới cho KKT, đồng thời đề xuất giải pháp để góp phần phát triển hơn nữa KKT Đình Vũ – Cát Hải trong tương lai.
2.3. Độ tin cậy của nghiên cứu
Nội dung cơ sở lý luận: cơ sở lý luận về khu kinh tế được học viên tổng hợp từ nhiều tài liệu có nguồn gốc từ nhiều tổ chức nghiên cứu khác nhau.Cơ sở lý luận là kết quả của sự tổng kết từ nhiều nghiên cứu và phụ thuộc vào quan điểm của tổ chức/cá nhân đưa ra các lý luận này.Trong luận văn này học viên đã cố gắng tổng hợp và hệ thống hóa các cơ sở lý luận về khu kinh tế trong Chương I của luận văn.
Độ tin cậy của số liệu được đưa ra trong luận văn: các số liệu được đưa ra trong luận văn đều được lấy trích dẫntừ các nguồn cung cấp tin chính thức hoặc từ chính cơ quan quản lý chủ quản nên đây là các nguồn thông tin có độ tin cậy cao.
47
Tất nhiên khó có thể loại trừ các sai lệch của số liệuphát sinh từquá trình thu thập và xử lý thông tin của chính các cơ quan cung cấp thông tin, nhưng đối với luận văn cao học này, các thông tin do các đơn vị chính thức cung cấp được coi là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất và chúng được lấy làm căn cứ cho việc nghiên cứu.Cách tính toán các số liệu thứ cấp do học viên đưa ra được giải thích trong Chương I, kết quả tính toán được nêu trong phần Phụ lục.
48 CHƯƠNG3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ ĐÌNH VŨ – CÁT HẢI 3.1. Sự hình thành, cơ cấu tổ chức và quy định pháp lý 3.1.1. Hoàn cảnh ra đời
Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải ra đời trong giai đoạn 2006-2010, là giai đoạn mà hàng loạt khu kinh tế ven biển được thành lập trên địa bàn các tỉnh có biển của Việt Nam.
Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 06/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 1 năm 2008 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng, và sau đó là Quyết định 1329/QĐ- TTg ngày 19 tháng 9 năm 2008 thành lập Ban Quản lý khu kinh tế thành phố Hải Phòng, trên cơ sở tổ chức lại Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Hải Phòng.
Hình 3.1. Vị trí Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải 3.1.2. Cơ cấu tổ chức khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải
a) Bộ máy quản lý khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải
49
tế Hải Phòng (Hai Phong Economic zone Agency - viết tắt HEZA), đây là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, có trụ sở tại địa chỉ 24 Cù Chính Lan, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
Hình 3.2:Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu kinh tế
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số 1329/QĐ-TTg ngày 19/09/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng được quy định tại Quyết định số 2118/2008/QĐ-UBND ngày 10/12/2008 của UBND thành phố Hải Phòng, theo Quyết định này, tổ chức bộ máy Ban Quản lý gồm 11 phòng
Các Đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Trường trung cấp nghề Thủy Nguyên Trung tâm giới thiệu việc làm, tư vấn dịch vụ đầu tư KKT Hải Phòng Ban Quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KKT Trung tâm xúc tiến đầu tư Văn phòng tổ chức vàđại diện KKT tại tp. Hồ Chí Minh Các Phòngchuyên môn Văn phòng Ban Quản lý Phòng Kế hoạch tài chính Phòng Quy hoạch xây dựng Phòng Quản lý đầu tư
Phòng Tài nguyên môi trường Phòng Thương mại xuất nhập Phòng Quản lý lao động Phòng Quản lý doanh nghiệp
Thanh tra Ban Quản lý Phòng đại diện Ban Quản lý
tại các KCN: - KCN Tràng Cát - KCN VSIP - KCN Đình Vũ Văn phòng Đảng ủy KKT Công đoàn KKT Giám đốc
50
chuyên môn, nghiệp vụ và 04 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng được ban hành kèm theo Quyết định số 14/QĐ-BQL ngày 05/01/2009 của Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng.
3.1.3. Quy định pháp lý và chính sách ưu đãi đối với khu kinh tế
Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải vận hành theo cơ chế được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước quy định chung đối với các khu kinh tế, đồng thời cũng tuân theo các văn bản quy định riêng cho khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải. Hiện nay hệ thống các quy định đối với khu kinh tế không tập trung trong một văn bản nào mà được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật nghị định, thông tư của Chính phủ đến nghị quyết, quyết định của UBND thành phố và ở mức độ chi tiết hơn, Ban Quản lý khu kinh tế tự ban hành các quy định theo thẩm quyền của mình. Các hoạt động của KKT được vận hành theo các quy định như sau:
- Quy định về phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu kinh tế:
+ Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của khu kinh tế được bố trí vốn từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách địa phương và nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách trung ương.
+ Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng quy mô lớn, có vai trò then chốt đối với sự phát triển khu kinh tế được phát hành trái phiếu công trình.
+ Công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cần thiết của khu kinh tế được sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tín dụng ưu đãi và các trợ giúp kỹ thuật khác.
+ Thu hút vốn đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
+ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu chức năng trong khu kinh tế được huy động vốn thông qua việc cho nhà đầu tư có khả năng về tài chính và kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư thuê lại một phần hoặc toàn bộ diện tích đất chưa cho thuê để đầu tư và cho thuê lại đất.
51
+ Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ chung trong khu kinh tế được huy động vốn từ quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, đi lại và cư trú, tạm trú ở khu kinh tế:
Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại khu kinh tế và các thành viên gia đình của họ được cấp thị thực xuất, nhập cảnh có giá trị nhiều lần và có thời hạn phù hợp với thời hạn làm việc tại khu kinh tế; được cư trú, tạm trú có thời hạn trong khu kinh tế và ở Việt Nam.
- Các ưu đãi được áp dụng tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải:
Quyết định số 06/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/1/2008 về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, thành phố Hải Phòng có quy định:
+ Các dự án đầu tư vào KKT Đình Vũ - Cát Hải được hưởng các ưu đãi áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Hợp tác xã, các quy định khác của pháp luật về thuế.
Ngoài các điều khoản quy định trong quy chế trên, các ưu đãi áp dụng cho khu kinh tế tại các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam quy định như sau:
- Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư trên địa bàn khu kinh tế: