Tính đến hết năm 2014, trên phạm vi toàn KKT có tổng số 102 dự án thứ cấp đầu tư vào KKT, trong đó có 90 dự án đầu tư trong các khu công nghiệp, 12 dự án ngoài phạm vi các khu công nghiệp. Trong số 90 dự án đầu tư trong khu công nghiệp,có 46 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, 44 dự án đang đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị chuẩn bị đi vào sản xuất kinh doanh.
Các doanh nghiệp trong KKT Đình Vũ-Cát Hảihiện đang hoạt động trong nhiều ngành, bao gồm: xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng có: sản xuất cấu kiện phục vụ xây dựng công trình công nghiệp, thạch cao (công ty Thạch cao Kraft- Đức);sản xuất gang thép (công ty Gang Dong bu); ngành hóa dầu và hóa chất công nghiệp: kho xăng dầu (công ty Đức Giang), xơ sợi polime (PVTex);ngành điện, điện tử như: sản phẩm điện tử các loại của LG Electronics Việt Nam, linh kiện và thiết bị điện tử (tập đoàn Lite On), sản xuất chi tiết gá phục vụ sản xuất công nghiệp (công ty công nghiệp Kyowa-Hồng Kông);ngành nhựa: sản xuất chi tiết nhựa cho thiết bị văn phòng (công ty công nghiệp Meiko-Nhật Bản), sản xuất chi tiết nhựa cho thiết bị gia dụng (công ty Dong Yang Hải Phòng); ngành cao su:lốp xe các
69
loại(BridgeStone Vietnam); ngành may mặc: công ty TNHH Crystal Sweater;ngành dịch vụ cảng, logistic: công ty cảng Đình Vũ;kinh doanh kho bãi: công ty Nippon Express…
Cùng với tiến độ đầu tư xây dựng, các dự án lần lượt đi vào sản xuất,cung ứng dịch vụ đã góp phần làm tăng tổng doanh thu cho toàn KKT nói chung. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong KKT đã tăng liên tục, từ 6,7 nghìn tỷ năm 2008 lên 18,3 nghìn tỷ năm 2014, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 15,3%/năm. Trong đó, doanh thu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 3,3 nghìn tỷ năm 2008 (tương đương 170 triệu USD) lên 9,3 nghìn tỷ năm 2014(tương đương 445 triệu USD), doanh thu các doanh nghiệp trong nước cũng tăng tương ứng từ 3,4 nghìn tỷ năm 2008 lên 9 nghìn tỷ năm 2014.Trong các năm 2013, 2014, nhiều dự án FDI lớn đồng loạt đi vào hoạt động đã tạo nên bước nhảy vọt trong tổng doanh thu của khu vực này, đánh dấu lần đầu tiên tổng doanh thu của khu vực FDI vượt tổng doanh thu của khu vực doanh nghiệp trong nước.
Hình 3.7: Tổng doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Khu kinh tế
Về xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn KKT tăng từ mức 120 triệu đô la trong năm đầu tiên thành lập lên gần 760 triệu đô la năm 2014.Cũng trong khoảng thời gian này, kim ngạch nhập khẩu vẫn cóxu hướng tăng từ 120 triệu đô la năm 2008 lên mức 500 triệu đô la năm 2014.
0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng doanh thu các doanh nghiệp trên địa bàn KKT - Doanh thu các
DN thứ cấp FDI
- Doanh thu các DN thứ cấp DDI
70
Giá trị nhập khẩu tăng một phần là để phục vụ các dự án đang đầu tư, một phần khác là nhập khẩu các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng đang có xu hướng đi lên khi nhiều doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, có dòng hàng xuất khẩu tạo nên đà tăng cho tổng giá trị xuất khẩu của KKT. Tuy nhiên, nếu nhìn vào cán cân XNK nói chung, KKT vẫn đang trong trạng thái nhập siêu liên tục nhiều năm liền kể từ khi thành lập đến nay, thậm chí mức độ nhập siêu còn có xu hướng tăng vớigiá trịnhập siêu khá lớn khoảng -120 triệu đô la vào năm 2010 và -243 triệu đô la vào năm 2014. Việc nhập siêu có thể được giải thích làdo các doanh nghiệp đang xây dựng nhà máy và phải nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất về để chuẩn bị cho sản xuất. Dây chuyền sản xuất trong các nhà máy ở KKT phải nhập khẩu từ nước ngoài có giá trị lớn đã tạo nên trạng thái nhập siêu của KKT(xem biểu đồ).
Hình 3.8:Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu
và cán cân XNK của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Khu kinh tế Về tính liên kết trong chuỗi giá trị ngành giữa doanh nghiệp trong KKT với các doanh nghiệp trong nội địa: hiện nay chỉ một số doanh nghiệp đầu tàu trong KKT đã bước đầu xây dựng được mối liên kết trong chuỗi ngành của mình. Các doanh nghiệp như PVTEX Đình Vũ đã ký được hợp đồng cung cấp nguyên liệu với các công ty dệt may trong nước; công ty Bridge Stone sử dụng một phần nguyên liệu cao su do các công ty trong nước cung cấp; tổ hợp điện tử LG, các công ty điện
-300 -200 -100 0 100 200 300 400 500 600 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
71
tử như Kyocera Mita có các nhà phân phối trong nước cho một số chủng loại hàng hóa. Còn lại, các công ty, dự án khác trong KKT hiện vẫn hoạt động khá độc lập, thực hiện xuất nhập khẩu trực tiếp và không sử dụng nhà cung cấp trong nước, nghĩa là họ chỉ sử dụng Việt Nam như nơi gia công xuất khẩu chứ chưa tạo được mối liên kết trong nước trong chuỗi giá trị hàng hóa của mình. Sự thiếu hụt liên kết giữa doanh nghiệp trong KKT với doanh nghiệp nội địa dẫn đến những hạn chế về vai trò của KKT trong việc tăng cường mối liên kết giữa kinh tế trong nước với thị trường thế giới.
Nhận xét:
Nhìn chung, các doanh nghiệp trong KKT đang sản xuất kinh doanh khá thuận lợi, không gặp phải trở ngại đáng kể nào. Tốc độ tăng trưởng được duy trì, mối liên kết giữa doanh nghiệp trong KKT với doanh nghiệp nội địa ở một số ngành đã bước đầu hình thành, góp phần kích thích kinh tế trong nước, giải quyết việc làm cho lao động và nâng cao mức sống của người dân. Tuy nhiên, đứng trên góc độ quản lý kinh tế vĩ mô, thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong KKT hiện đang có các vấn đề như sau: (1) mặc dù ở một số ngành, doanh nghiệp trong KKT đã hình thành mối liên kết theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp trong nước, nhưng ở nhiều ngành khác chưa hình thành được mối liên kết theo chuỗi giá trị, hoặc mối liên kết theo chuỗi này chỉ thuần túy mang tính chất liên kết phân phối- tiêu thụ (liên kết hạ nguồn của chuỗi giá trị) chứ chưa hình thành mối liên kết theo hướng sản xuất phụ trợ (liên kết thượng nguồn của chuỗi giá trị) như công nghiệp điện tử, (2) sự thiếu hụt hoạt động của các ngành công nghiệp chính như công nghiệp chế tạo, công nghiệp đóng tàu, sản xuất linh phụ kiện cho ô tô… vốn là những ngành được kỳ vọng sẽ là những trụ cột tăng trưởng của KKT.
3.3. Đánh giá chung về quá trình phát triển của khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải 3.3.1. Những thành tựu phát triển
Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải mới được thành lập vào năm 2008 nhưng sau 7 năm thành lập, đến nay KKT đã đạt được những thành tựu phát triển nhất định. Có thể nêu những thành tựu phát triển đáng kể như sau:
72
(1) KKT hiện nay đã có bộ máy quản lý, vận hành và điều hành phát triển tương đối đầy đủ. BQLKKT Hải Phòng hiện có cơ cấu tổ chức bộ máy với đầy đủ các chức năng cần thiết của một đơn vị đầu mối quản lý KKT cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong quản lý phát triển KKT. BQLKKT Hải Phòng vốn là đơn vị quản lý các KCN, KCX của thành phố Hải Phòng trước đây, nay được giao quản lý KKT Đình Vũ-Cát Hải nên có nhiều kinh nghiệm trong quản lý điều hành phát triển các KCN, KCX thuộc KKT.
(2) Khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hảiđến nay đã có một hệ thốngcác văn bản định hướng phát triển tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh, bao gồm: Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hảido Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 1 năm 2008, Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, thành phố Hải Phòng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 3 tháng 10 năm 2012, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã bao phủtrên 80% diện tích lãnh thổ khu KKT... Các văn bản này đãtạo nên căn cứ pháp lýthuận lợi cho Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng trong quản lý, điều hànhcác hoạt động của KKT, chủ động trong hoạt động thu hút các nhà đầu tư, tạo lòng tin để doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng công nghiệp, đô thị và phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn KKT.
(3) KKT hiện đã đầu tư xây dựng hình thành được một số tuyến trục giao thông chính trong KKT, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN, đô thị triển khai xây dựng vàdoanh nghiệp thứ cấp xây dựng nhà xưởng triển khai sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng đã hình thành trên địa bàn KKT không chỉ phục vụ cho sự phát triển của KKT mà còn phục vụ cho sự phát triển chung của các quận, huyện có KKT và dân cư trên địa bàn.
(4) KKT đã thu hút được khối lượng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh lớn.Tính đến cuối năm 2014, KKT đã thu hút được 55 dự án đầu tư nước ngoài với tổng mức vốn đăng ký đạt4,32 tỷ USD và 47 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 25 nghìn tỷ đồng hoạt động trong nhiều ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. Thu hút vốn đầu tư vào KKT hiện chiếm một phần đáng kể trong khối lượng vốn đầu tư vào Hải Phòng. Năm 2014, vốn đầu tư vào KKT chiếm 26%
73
tổng vốn đầu tư của thành phố (xem Bảng 1 phần Phụ lục). KKT đã thu hút được 6 nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị đầu xây dựng kinh doanh tại 8 KCN, khu đô thị trên địa bàn. Tính đến hết năm2014 đã có5/8 khu công nghiệp đi vào hoạt động, 2 KCN đang trong giai đoạn đầu tư phát triển hạ tầng và tổ chức bộ máy, 1 KCN còn lại đang thu xếp vốn đầu tư. Việc xây dựng hạ tầng các KCN, KCX trên địa bàn KKT nhìn chung diễn ra khá thuận lợi, 5 KCN đang hoạt động đã thu hút được lượng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh khá lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển.Các KCN đang dần đi vào hoạt động và từng bước được lấp đầy, tỷ lệ lấp đầy KCN hiện đạt 48,4% (tính trên diện tích KCN đang hoạt động) và 19,3% (tính trên tổng diện tích đất KCN).
(5) Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn KKT đã tạo ra giá trị sản xuất lớn có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hải Phòng. Năm 2014, tổng doanh thu các doanh nghiệp trong KKT ước đạt 18,3 nghìn tỷ, đóng góp 4,8% vào tổng giá trị sản xuất thành phố, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Lao động vào làm việc trong KKT có xu hướng ngày càng tăng, KKT đãgiải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 11,1 nghìn lao động và hàng nghìn lao động khác (thống kê năm 2014).KKT đang có vai trò ngày càng lớn trong tiến trình tạo ra việc làm của thành phố, tỷ lệ lao động làm việc trong KKT so với tổng số lao động tại Hải Phòng đã tăng từ mức 0,2% năm 2008 lên 1% vào năm 2014. Điều này chứng tỏ tốc độ tạo ra chỗ làm mới của KKT đang nhanh hơn so với tốc độ tạo ra việc làm của thành phố. Năm 2014, tổng kim ngạch XNK của KKT đạt 757 triệu USD, trong đó xuất khẩu 257 triệu USD góp
phần tăng cường mối liên kết giữa kinh tế trong nước với kinh tế quốc tế. (Xem
thống kê chỉ tiêu kinh tế và mức đóng góp của KKT vào kinh tế chung thành phố trong Bảng 1, phần Phụ lục). Trong các dự án đầu tư vào KKT có một số dự án có
quy mô lớn như: dự án đầu tư sản xuất thiết bị điện, điện tử, hàng tiêu dùng của LG, nhà máy sản xuất lốp ô tô BridgeStone giai đoạn I 500 triệu USD... hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của KKT.
(6) Thu ngân sách từ KKT đã trở thành một nguồn thu quan trọng trong tổng thu ngân sách của thành phố. Trong giai đoạn 2008-2014, tỷ lệ thu ngân sách từ
74
KKT đã đóng góp 10-20% vào tổng thu ngân sách của thành phố.Riêng năm 2014, KKT đã đóng góp 1.635 tỷ đồng, bằng 17,3% tổngthu ngân sách thành phố.
3.3.2. Đánh giá sự phát triển khu kinh tế thông qua bộ chỉ tiêu phát triển
a. Sự phát triển về quy mô phát triển khu kinh tế
Quy mô giá trị sản xuấtcủa KKT năm 2014 đã tăng lên gấp 2 lần so với năm đầu tiên được thành lập 2008, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 11,2%/năm. Tốc độ tăng trưởng hàng năm nhìn chung cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của thành phố. Điều này cho thấy của KKT đang có vai trò tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố, trở thành một động lực tăng trưởng kinh tế mới của nền kinh tế thành phố. Nếu nhìn vào tình hình thu hút đầu tư, KKT đã trở thành một vùng lãnh thổ có sức hút đầu tư lớn, biểu hiện ở tốc độ gia tăng vốn đầu tư và cả vốn thực hiện ở đây. Vốn thực hiện đã tăng từ 350 tỷ đồng lên mức 23 nghìn tỷ đồng, vốn đăng ký lũy kế đến năm 2014 đạt 114 nghìn tỷ. Tỷ lệ vốn đầu tư vào KKT so với tổng vốn đầu tư cả thành phố tăng lên đều đặn từng năm, từ mức 1,4% năm 2008 lên tới 26,6% trong năm 2014. KKT đã trở thành khu vực có sức hút đầu tư mạnh của thành phố. KKT cũng đang có vai trò lớn trong giải quyết việc cho lao động trên địa bàn thành phố. Tốc độ tăng số lao động làm việc ở KKT luôn cao hơn so với tốc độ gia tăng việc làm chung của thành phố. Số lượng lao động làm việc trong KKT cũng tăng liên tục, từ khoảng 1,5 nghìn lao động năm 2008 lên đến trên 11,1 nghìn lao động vào cuối năm 2014, số việc làm tạo mới trên địa bàn KKT có lúc đã chiếm tới trên 50% tổng số việc làm mới được tạo ra trên địa bàn Hải Phòng.
b. Chất lượng phát triển của khu kinh tế
Để đánh giá chất lượng phát triển KKT, có thể xem xét tốc độ tăng trưởng, hay tốc độ tạo ra giá trị của nó trong mối quan hệ với nguồn lực mà nó sử dụng, và những tác động cả tích cực và tiêu cực của nó đến các mặt đời sống của con người (trong đó có lao động) và môi trường.
Xét trong mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng và nguồn lực sử dụng, có thể thấy GTSX tính trên một đơn vị diện tích đất sử dụng của KKT luôn tăng nhờ vào sự tăng trưởng liên tục của GTSX. GTSX tạo ra trên một đơn vị diện tích đất
75
của KKT đã tăng đều đặn và liên tục từ mức 0,3 tỷ đồng/ha (năm 2008) lên mức 0,87 tỷ đồng/ha (năm 2014), đây là biểu hiện của hiệu quả sử dụng đất của KKT đang tăng dần. Tỷ lệ giải ngân của các dự án cũng là một chỉ tiêu phản ánh thực chất những kỳ vọng về sự tăng trưởng của KKT, hiện tỷ lệ giải ngân chung đang ở mức 28,3% so với vốn đăng ký, đây không phải là tỷ lệ giải ngân cao nhưng là mức đang được cải thiện so với 3 năm trở lại đây cho thấy đầu tư thực chất các dự án trong KKT đang được cải thiện.
Về sử dụng nguồn lực đất đai, tỷ lệ lấp đầy mặt bằng sử dụng của KKT cũng đang tăng dần, biểu hiện ở số lượng dự án khởi công và đi vào hoạt động ổn định ngày càng tăng.Các KCN cũng đang được từng bước lấp đầy hứa hẹn sẽ còn làm tăng hiệu quả sử dụng đất ở các KCN. Về sử dụng lao động, thu nhập bình quân lao động làm việc trong KKT cũng có dấu hiệu tăng dần, từ mức 38 triệu đồng/người/năm lên 50 triệu đồng/người/nămđã cho thấy mức cải thiện thu nhập của lao động trong KKT đang được duy trì, phần nào phản ánh chất lượng tăng trưởng của doanh nghiệp hoạt động trong KKT.Tuy nhiên, mức thu nhập của lao động trong KKT hiện chỉ bằng 84% so với mức thu nhập lao động của thành phố. Những dấu hiệu gia tăng khả năng tạo ra giá trị kinh tế trên một đơn vị nguồn lực cho thấy KKT đang có mức tăng tiến về hiệu quả sử dụng nguồn lực và phần nào phản ánh chất lượng tăng trưởng của KKT. Tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành công nghệ điện tử, điện máy đang là 39% nhờ vào những ưu đãi đặc biệt cao dành cho