Định hướng phát triển khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hảiđến năm 2025

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế đình vũ cát hải, thành phố hải phòng (Trang 92)

Cát Hải

a. Các cam kết quốc tế của Việt Nam, cơ hội và thách thức - Cam kết của Việt Nam khi gian nhập WTO:

Việt Nam khi gia nhập WTO đã cam kết ràng buộc toàn bộ biểu thuế nhập khẩu với tổng số 10.600 dòng thuế, trong đó Việt Nam cam kết cắt giảm khoảng 3.800 dòng thuế, ràng buộc ở mức gia nhập với khoảng 3.700 dòng, số dòng thuế còn lại là các mặt hàng đặc biệt nhạy cảm được phép áp thuế tăng thêm nhưng có cam kết mức trần. Theo cam kết, thuế suất toàn biểu thuế của Việt Nam sẽ phải giảm từ mức trung bình 17,5% vào thời điểm mới gia nhập năm 2007 xuống còn trung bình 11,4% vào năm 2019, cắt giảm trung bình 34% với mỗi dòng thuế.Mức cam kết giảm vào cuối lộ trình đối với mỗi ngành hàng chỉ còn từ 0%- 38,1% (trừ một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm), trong đó, các mặt hàng công nghiệp có mức cam kết giảm nhiều hơn cả.

- Các cam kết tham gia khu vực mậu dịch tự do của Việt Nam (FTAs)

Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia 8 khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương, bao gồmAFTA, ASEAN-Trung Quốc,ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN- Nhật Bản, ASEAN-Úc-Newzealand, ASEAN - Ấn Độ, Việt Nam - Chilê, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam-Liên minh hải quan Nga-Belarusia-Kazakstan. Hiện Việt Nam đang thực hiện đàm phán ký kết FTA Việt Nam-EU, Việt Nam-Ấn Độ, và Hiệp định đối đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).Tầm ảnh hưởng của các cam kết FTA có thể nhận thấy khi nhìn vào sự tăng vọt của FDI từ phía đối tác mỗi khi các hiệp định như vậy được ký kết.Về tiến độ thực hiện cam kết thuế khi gia nhập các FTA: đối với ASEAN FTA (AFTA), 93%số dòng thuếcủa Việt Nam sẽ chỉ còn mức lãi suất 0-7% vào năm 2015, số dòng thuế còn lại sẽ giảm về 0%

84

vào năm 2018.Đối với các hiệp định khác như ASEAN – Nhật Bản, ASEAN - Ấn Độ, mức thuế suất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2016 sẽ giảm chỉ còn 6-8%. Tùy thuộc vào cam kết đối với mỗi đối tác mà mức thuế đối với mỗi ngành hàng, mỗi khu vực có khác nhau, song nhìn chung các FTA này có độ mở cửa thị trường cao hơn nhiều so với các cam kết thuế quan trong khuôn khổ WTO, thể hiện ở mức thuế xuất nhập khẩu cam kết thấp hơn nhiều, chỉ còn 0-8% vào cuối lộ trình (so với mức trung bình 11,4% của cam kết WTO). Đáng chú ý là cácđối tác FTA cũng chính là các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam,vì thế tác động của các FTA này là rất lớn.

Ngược lại, thuế nhập khẩu mà các nước dành cho Việt Nam với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam cũng giảm đáng kể. Năm 2016, cộng đồng kinh tế ASEAN AEC sẽ chính thức hình thành, thuế suất nội khối đối với hàng công nghiệp sẽ giảm về 0% với hầu hết các dòng thuế, mở ra thị trường xuất khẩu bao trùm toàn bộ khu vực ASEAN.Theo FTA Việt Nam-Nhật Bản, Nhật Bản đã cắt giảm về 0% thuế nhập khẩu đối với 95% dòng thuế đối với hàng công nghiệp từ Việt Nam, số dòng thuế được cắt giảm sẽ tiếp tục tăng lêntrong thời gian từ nay đến năm 2018.

Bên cạnh các cam kết thuế quan, Việt Nam còn cam kết mở cửa thị trường đối với các ngành vốn hạn chế đầu tư nước ngoài như thương mại, dịch vụ, trong đó có dịch vụ tài chính-ngân hàng, bảo hiểm, logistic. Lộ trình mở cửa các ngành này sẽ cho phép các công ty nước ngoài thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam, được nắm nhiều cổ phần hơn sẽ trực tiếp điều hành kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Vì thế, cuộc chiến cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt hơn trên tất cả các ngành.

Các cam kết thuế quan như trên là điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hoạt động trong KKT. Các điều kiện sản xuất tại đây cho phép họ hạ giá thành sản xuất xuống mức thấp, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và gia tăng lợi nhuận, đồng thời có điều kiện xuất khẩu ngay tại chỗ nếu bán hàng hóa bằng phương thức FOB.Điều kiện thuế quan như trên cũng tạo điều kiện rất thuận lợi để KKT triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư. Tình hình như trên cũnglà điều kiện thuận lợi để KKT thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp quan trọng như: chế biến hợp kim phục vụ chế tạo máy, công

85

nghiệp chế tạo máy, sản xuất động cơ, linh kiện, phụ tùng ô tô các loại, sản xuất thiết bị điện, linh kiện điện tử, thiết bị điện tử các loại, công nghiệp lọc hóa dầu, dụng cụ, máy móc đo đạc các loại.

b. Điều kiện kinh tế vĩ mô

Kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ 2012 đến nayđang trên đà hồi phục. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung tăng từ mức 5,42% năm 2013 lên 5,98% năm 2014, WB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 có thể đạt mức 6,2%. Sản xuất công nghiệp cũngtăng trưởng khá hơn theo từng năm, tăng trưởng công nghiệp đã tăng 5,8% năm 2012, 5,9% năm 2013 lên 7,6% năm 2014. Riêng nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi khá nhanh, từ 5,5% năm 2012 lên 7,6% năm 2013, lên8,7% năm 2014.Các nhà đầu tư nước ngoài đang tiếp tục đầu tư mạnh vào Việt Nam.Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng liên tục trong 4 năm trở lại đây, từ mức 15,62 tỷ USD năm 2011, 16,3 tỷ USD năm 2012 và 20,23 tỷ USD năm 2014, trong đó, đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn dẫn đầuvề giá trị đầu tư vào Việt Nam. Những năm gần đây, dòng vốn đầu tư vào công nghiệp điện tử vào Việt Nam tăng lên khá mạnh với hàng loạt các dự án công nghiệp điện tử trị giá hàng tỷ đô la từ Hàn Quốc, Hồng Kông, Mỹ, Nhật Bản.

a) b)

Hình 4.1:

a) Chỉ số tăng trưởng GDP; chỉ số tăng trưởng công nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo và tỷ lệ lạm phát chung của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2014;b) Khối lượng vốn

đăng ký đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào Việt Namgiai đoạn 2011-2014

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2011 2012 2013 2014 Chỉ số tăng trưởng GDP (%) Chỉ số tăng trưởng công nghiệp (%) Chỉ số tăng trưởng CN chế biến chế tạo Tỷ lệ lạm phát chung (%) 0 5 10 15 20 25 2011 2012 2013 2014

Thu hút đầu tư (vốn đăng ký) tỷ USD Giải ngân vốn đầu tư tỷ USD

86

Nhờ điều hành vĩ mô tương đối tốt, các yếu tố tác động trực tiếp đến đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam như lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái đều được giữ ổn định. Tỷ lệ lạm phát chung được kiềm chế và dần hạ về mức thấp còn 4%, dự trữ ngoại hối tăng, tỷ giá hối đoái ổn định là cơ sở để đồng tiền Việt Nam ổn định, tạo niềm tin trong các nhà đầu tư và giới kinh doanh. Trong lĩnh vực ngân hàng, khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng được nâng cao, cho phép hệ thống ngân hàng phục vụ tốt cho các nhu cầu về tài chính từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thanh toán của doanh nghiệp.

Việt Nam cũng đang duy trì chính sách lương tối thiểu thấp, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng ở mức tương đối thấpso với nhiều nước trong khu vực.Đồng thời, giá nhân công lao động tại Việt Nam vẫn đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực.

a) b)

Hình 4.2:

a)Tỷ lệ thuế TNDNcác nước Đông Nam Á và Đông Á (%); b) Lương trung bình của lao động ở các nước Đông Nam Á và Đông Á (USD/tháng)

Đối với môi trường kinh tế địa phương: những năm qua kinh tế Hải Phòng đã duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá cao ở mức 7,2-11,5%/năm, trong đó công nghiệp tăng trưởng ở mức 7,1-14%/năm, nông nghiệp 4-5,2%/năm, dịch vụ 9,1- 13,2%/năm. Chính quyền thành phố Hải Phòng cũng rất quan tâm và dành sự chú ý đặc biệt đối với sự phát triển của KKT Đình Vũ-Cát Hải.Lãnh đạo thành phố luôn đặt sự phát triển của KKT là ưu tiên cao trong điều hành kinh tế và xây dựng chính sách phát triển. Bên cạnh vốn đầu tư từ trung ương dành cho KKT, UBND thành

0 10 20 30 40 Lào Campuchia Việt Nam Indonesia Malaysia Thái Lan Philippines Singapore Trung Quốc Đài Loan Hongkong Hàn Quốc Nhật Bản 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000

87

phố đã ưu tiên bố trí một tỷ lệ khá lớn vốn đầu tư phát triển của thành phố chophát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn KKT. Các vấn đề về đất đai, giải phóng mặt bằng được quan tâm chỉ đạo sát, thủ tục hành chính trên các lĩnh vực của KKT được thành phố giải quyết kịp thời.

Như vậy, môi trường kinh tế vĩ mô đang rất thuận lợi cho sự phát triển của KKT. Trên kênh xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu vào các thị trường đối với các mặt hàng công nghiệp đều đang hạ thấp: đối với AEC mức thuế đang về 0%; các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã có các FTA; thị trường các nước quanh Thái Bình Dương, bao gồm Mỹ đang hứa hẹn có TPP với rào cản thuế quan cực thấp. Ở kênh các yếu tố sản xuất, lao động tại chỗ dồi dào, giá lao động thấp cũng là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư. Tất cả các yếu tố trên đang tạo nên một môi trường kinh tếrất thuận lợi cho BQLKKT Hải Phòng triển khai chính sách thu hút đầu tư và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của KKT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2. Một số định hướng phát triển khu kinh tế

Là một khu kinh tế ven biển có vị trí địa kinh tế thuận lợi, ngay từ khi thành lập, Đình Vũ – Cát Hải đã được định hướng phát triển như sau:

“Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải để trở thành khu kinh tế tổng hợp, năng động, đa ngành, đa lĩnh vực với lĩnh vực chủ yếu là phát triển kinh tế hàng hải mà trọng tâm là phát triển dịch vụ cảng, một trong những trung tâm kinh tế biển của vùng biển Bắc Bộ và cả nước, giao thương quốc tế hiện đại ở Bắc Bộ là động lực lôi kéo, thúc đẩy Hải Phòng phát triển, trở thành hạt nhân tạo sự chuyển biến cơ bản cho thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời là trung tâm công nghiệp, dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại, của Vùng và cả nước.”

Trên cơ sở điều kiện về vị trí địa kinh tế và vị thế của KKT Đình Vũ-Cát Hải hiện nay và những phân tích của các chương trước, học viên đề xuất hướng phát triển cụ thể hơn cho KKT Đình Vũ-Cát Hải như sau:

- Các ngành được tập trung phát triển bao gồm: dịch vụ cảng biển gắn với chuỗi giá trị logistic, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp gắn với lợi thế biển (bao gồm: luyện kim màu, sản xuất kim loại chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp chế

88

tạo; chế tạo thiết bị, máy móc cho ngành hàng hải, đóng tàu; công nghiệp ô tô;chế tạo máy các loại), định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao.

- Phát triển KKT trở thành đầu mối gắn kết chuỗi giá trị trong nước với thị trường nước ngoài (thông qua phát triển cảng biển, logistic, thu hútcác dự án động lực ở mỗi ngành).

- Gây dựng các ngành kinh tế phụ trợ phục vụ cho sự phát triển của KKT bao gồm: phát triển đô thị, tài chính ngân hàng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế biển.

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của KKT, những vấn đề đang đặt ra với KKT như trên, trong điều kiện kinh tế vĩ mô đã nêu, học viên đề xuất các các giải pháp như sau để phát triển KKT Đình Vũ-Cát Hải.

4.2. Giải pháp chung

Qua nghiên cứu tình hình phát triển của KKT Đình Vũ – Cát Hải, dựa trên kinh nghiệm xây dựng và phát triển khu kinh tế ven biển của các nước, kinh nghiệm phát triển khu kinh tế ven biển trong nước thời gian qua, để góp phần thúc đẩy KKT Đình Vũ-Cát Hải phát triển nhanh hơn nữa trong thời kỳ sắp tới, học viên đưa ra các đề xuất giải pháp như sau:

(1)Hoàn thiện hệ thống quy định pháp lý về khu kinh tế.

Hiện nay hệ thống quy định pháp lý về KKT đang nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật do nhiều Bộ ban hành.Các văn bản ban hành trước và sau tuy đã có sự kế thừa nhau nhưng vẫn có những quy định khác nhau về cùng một vấn đề dẫn đến nhiều khó khăn, lúng túngcho những người thực thi chính sách cả từ giới quản lý (cụ thể là UBND các tỉnh có KKT và trực tiếp là Ban Quản lý khu kinh tế) và cả từ phía các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Vì vậy, điều cần thiết đặt ra hiện nay là cần ban hành một luật riêng về khu kinh tế, trong đó tập hợp một cách có hệ thống các quy định pháp lý về vấn đề khu kinh tế.Theo đó, các quy định này phải bao trùm được đầy đủ các mặthoạt động của KKT, tháo gỡ được các chồng chéo, vướng mắc hiện nay nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của khu kinh tế.

89

(2) Thiết kế chính sách để gây dựng một số ngành kinh tế trụ cột mới, hướng đến phát triển các ngành kinh tế biển, công nghiệp chế tạo.

Hiện nay, trên địa bàn KKT đang có sự tập trung doanh nghiệp ở một số ngành kinh tế như điện, điện tử tiêu dùng, dịch vụ cảng, kho bãi, vận tải, hóa dầu. Riêng đối với công nghiệp điện tử có dấu hiệu hình thành một cụm liên kết ngành (trong đó có doanh nghiệp dẫn đầu, doanh nghiệp làm công nghiệp phụ trợ và dịch vụ). Ngoài lĩnh vực điện tử, các ngành khác hiện chưa thấy dấu hiệu rõ ràng của cụm liên kết ngành. Và điều đáng lưu ý là trong danh sách các doanh nghiệp đầu tư và KKT hiện nay thiếu vắng các lĩnh vực rất được mong đợi đối với một KKT biển như: công nghiệp đóng tàu, chế tạo máy, ô tô... là những ngành kinh tế trụ cột có thể khai thác ưu thế từ vận tải biển. Thực trạng này cho thấy sự cần thiết phải thiết kế chính sách để thu hút đầu tư và gây dựng các ngành này.

(3)Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, vận dụng các phương thức mới để thu hút nguồn lựcnhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựngkết cấu hạ tầng KKT.

Hiện nay, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của KKT Đình Vũ - Cát Hải vẫn là nguồn vốn từ ngân sách trung ương và thành phố, trong đó vốn từ trung ương là chính, vốn từ nguồn ngân sách thành phố chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Theo kế hoạch đầu tư phát triển KKT Đình Vũ-Cát Hải của thành phố Hải Phòng và BQLKKT từ nay đến năm 2020, mỗi năm KKT cần khoảng 1.300 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình. Trong 3 năm trở lại đây, mặc dù nguồn vốn từ trung ương đã được tập trung nhưng hiện mỗi năm cũng chỉ đáp ứng được 200-250 tỷ đồng, bằng khoảng 15% tổng nhu cầu. Vì thế, nếu chỉ sử dụng vốn đầu tư từ trung ương thì tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ chậm làm giảm sức hấp dẫn của KKT. Vì vậy, KKT cần đa dạng hóa các nguồn lực trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bằng cách vận dụng các phương thức mới trong huy động vốn đầu tư. Đến nay, Chính phủ đã ban hành Luật Đầu tư mới, Nghị định 15/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/4/2015 đã tạo lập thêm các phương thức thu hút, hợp tác đầu tư mới cho phép các địa phương linh hoạt hơn trong huy động các nguồn lực để phát triển. Một số giải pháp chính sách có thể là: thực hiện đổi đất lấy hạ tầng giao thông sử dụng hình thức BT, doanh nghiệp đầu tư cho BQLKKT thuê lại hạ tầng theo hình thức BTL...

90

(4)Giải quyết các trở ngại về giao thông để tăng cường năng lực kết nối.

KKT hiện đang phải đối mặt với các vấn đề giao thông cả trong giao thông nội khu và giao thông kết nối KKT với các trung tâm công nghiệp và kinh tế của vùng. Như phần thực trạng phát triển KKT đã nêu, các vấn đề về giao thông mà KKT đang gặp phải là (1) Có những hạn chếđáng kể trong năng lực vận tải của mỗi loại hình vận tải có mặt trong khu kinh tế, (2) Khả năng kết nối, năng lực chuyển

Một phần của tài liệu Phát triển khu kinh tế đình vũ cát hải, thành phố hải phòng (Trang 92)