a. Sự phát triển về quy mô phát triển khu kinh tế
Quy mô giá trị sản xuấtcủa KKT năm 2014 đã tăng lên gấp 2 lần so với năm đầu tiên được thành lập 2008, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 11,2%/năm. Tốc độ tăng trưởng hàng năm nhìn chung cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của thành phố. Điều này cho thấy của KKT đang có vai trò tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố, trở thành một động lực tăng trưởng kinh tế mới của nền kinh tế thành phố. Nếu nhìn vào tình hình thu hút đầu tư, KKT đã trở thành một vùng lãnh thổ có sức hút đầu tư lớn, biểu hiện ở tốc độ gia tăng vốn đầu tư và cả vốn thực hiện ở đây. Vốn thực hiện đã tăng từ 350 tỷ đồng lên mức 23 nghìn tỷ đồng, vốn đăng ký lũy kế đến năm 2014 đạt 114 nghìn tỷ. Tỷ lệ vốn đầu tư vào KKT so với tổng vốn đầu tư cả thành phố tăng lên đều đặn từng năm, từ mức 1,4% năm 2008 lên tới 26,6% trong năm 2014. KKT đã trở thành khu vực có sức hút đầu tư mạnh của thành phố. KKT cũng đang có vai trò lớn trong giải quyết việc cho lao động trên địa bàn thành phố. Tốc độ tăng số lao động làm việc ở KKT luôn cao hơn so với tốc độ gia tăng việc làm chung của thành phố. Số lượng lao động làm việc trong KKT cũng tăng liên tục, từ khoảng 1,5 nghìn lao động năm 2008 lên đến trên 11,1 nghìn lao động vào cuối năm 2014, số việc làm tạo mới trên địa bàn KKT có lúc đã chiếm tới trên 50% tổng số việc làm mới được tạo ra trên địa bàn Hải Phòng.
b. Chất lượng phát triển của khu kinh tế
Để đánh giá chất lượng phát triển KKT, có thể xem xét tốc độ tăng trưởng, hay tốc độ tạo ra giá trị của nó trong mối quan hệ với nguồn lực mà nó sử dụng, và những tác động cả tích cực và tiêu cực của nó đến các mặt đời sống của con người (trong đó có lao động) và môi trường.
Xét trong mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng và nguồn lực sử dụng, có thể thấy GTSX tính trên một đơn vị diện tích đất sử dụng của KKT luôn tăng nhờ vào sự tăng trưởng liên tục của GTSX. GTSX tạo ra trên một đơn vị diện tích đất
75
của KKT đã tăng đều đặn và liên tục từ mức 0,3 tỷ đồng/ha (năm 2008) lên mức 0,87 tỷ đồng/ha (năm 2014), đây là biểu hiện của hiệu quả sử dụng đất của KKT đang tăng dần. Tỷ lệ giải ngân của các dự án cũng là một chỉ tiêu phản ánh thực chất những kỳ vọng về sự tăng trưởng của KKT, hiện tỷ lệ giải ngân chung đang ở mức 28,3% so với vốn đăng ký, đây không phải là tỷ lệ giải ngân cao nhưng là mức đang được cải thiện so với 3 năm trở lại đây cho thấy đầu tư thực chất các dự án trong KKT đang được cải thiện.
Về sử dụng nguồn lực đất đai, tỷ lệ lấp đầy mặt bằng sử dụng của KKT cũng đang tăng dần, biểu hiện ở số lượng dự án khởi công và đi vào hoạt động ổn định ngày càng tăng.Các KCN cũng đang được từng bước lấp đầy hứa hẹn sẽ còn làm tăng hiệu quả sử dụng đất ở các KCN. Về sử dụng lao động, thu nhập bình quân lao động làm việc trong KKT cũng có dấu hiệu tăng dần, từ mức 38 triệu đồng/người/năm lên 50 triệu đồng/người/nămđã cho thấy mức cải thiện thu nhập của lao động trong KKT đang được duy trì, phần nào phản ánh chất lượng tăng trưởng của doanh nghiệp hoạt động trong KKT.Tuy nhiên, mức thu nhập của lao động trong KKT hiện chỉ bằng 84% so với mức thu nhập lao động của thành phố. Những dấu hiệu gia tăng khả năng tạo ra giá trị kinh tế trên một đơn vị nguồn lực cho thấy KKT đang có mức tăng tiến về hiệu quả sử dụng nguồn lực và phần nào phản ánh chất lượng tăng trưởng của KKT. Tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành công nghệ điện tử, điện máy đang là 39% nhờ vào những ưu đãi đặc biệt cao dành cho lĩnh vực này tại KKT, tuy nhiên như những phần trên đã phân tích, cấu trúc đầu tư này thiếu hụt dòng đầu tư vào các ngành được kỳ vọng là công nghiệp đóng tàu và các ngành công nghiệp chế tạo lớn. Hiện chưa xác định được tỷ lệ vốn đầu tư vào công nghệ cao trong tổng vốn đầu tư trong KKT nhưng ước đạt khoảng 20%, đây vẫn là một tỷ lệ khá cao nếu so sánh với cơ cấu đầu tư vào thành phố hay vùng, cho thấy có thể kỳ vọng vào chất lượng tăng trưởng tương lai của KKT khi có nhiều dự án công nghệ cao sẽ đi vào hoạt động.
Tỷ lệgiá trịxuất khẩu trong tổng giá trị sản xuất của KKT có xu hướng tăng lên rõ rệt, từ mức gần như không có (0,2%) lên đến 7,2% vào năm 2014 và chắc chắn sẽ còn tăng khi các nhà máy gia công xuất khẩu của các tập đoàn đa quốc gia
76
đặt trên KKT sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới.
c. Về đóng góp của khu kinh tế vào kinh tế địa phương
Ở đây học viên nghiên cứu vai trò của KKT trong nền kinh tế địa phương là thành phố Hải Phòng thông qua việc khảo sát một số chỉ tiêu tỷ lệ phản ánh đóng góp của KKT vào sự phát triển kinh tế chung của thành phố. Các chỉ tiêu được khảo sát bao gồm: đóng góp của KKT vào GTSX chung thành phố, vào mức gia tăng tốc độ tạo ra chỗ làm, tỷ lệ lao động làm việc trong KKT với tổng lao động của thành phố, tỷ lệ giữa thu ngân sách trên KKT trong tổng thu ngân sách thành phố, mức đóng góp của KKT vào tổng giá trị xuất khẩu của thành phố, khối lượng hàng hóa do các cảng trên địa bàn KKT đảm nhận so với tổng khối lượng hàng hóa các cảng trên địa bàn xử lý được.
Về quy mô sản sinh ra GTSX, KKT đang tạo ra khoảng 4-5% tổng GTSX của thành phố và nhiều khả năng sẽ tỷ lệ này sẽ còn tăng do đây là nơi tập trung giá trị vốn đầu tư của thành phố trong khoảng 5 năm gần đây, đồng thời là nơi tập trung đến 8 khu công nghiệp đang dần được lấp đầy. Tổng số lao động làm việc trong KKT trong cơ cấu lao động của thành phố tăng từ mức 0,2% năm 2008 lên 1% vào năm 2014. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của KKT trong cơ cấu xuất khẩu thành phố đang có xu hướng tăng khá rõ, từ mức 0,4% năm 2010 lên 1,8% năm 2012, lên 3,1% năm 2013, năm 2014 là 7,2%. Sự thay đổi đi lên của chỉ tiêu này cho thấy vai trò trung tâm sản xuất xuất khẩu của KKT đang ngày càng thể hiện rõ nét hơn.
Trên lĩnh vực cung cấp nguồn cho thu ngân sách, vai trò của KKT đang được khẳng định khi thống kê cho thấy tỷ lệ đóng góp vào thu ngân sách thành phố của KKT có xu hướng tăng trong suốt 4 năm gần đây (thu ngân sách từ KKT vào các năm 2011, 2012, 2013, 2014 lần lượt chiếm 10,3%, 11,9%, 14,3% và 17,3% tổng thu nội địa của thành phố) mặc dù KKT là nơi được giảm thuế khá nhiều so với những nơi khác.