Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may và giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 61)

Quy mô xuất khẩu hàng dệt may, giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ còn rất nhỏ bé có nguyên nhân chủ quan đầu tiên là do khả năng sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu. Nếu so sánh Trung Quốc, quốc gia được ví như là công xưởng sản xuất của thế giới, quy mô sản xuất, số lượng nhà sản xuất cũng như số lượng lao động của Việt Nam vẫn thua kém khá nhiều. Vì thế không quá khó hiểu khi thị phần của hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc luôn vượt trội so với các quốc còn lại.

Đặc thù sản xuất, xuất khẩu của ngành dệt may, giày dép Việt Nam hầu hết là qua trung gian dưới hình thức gia công, các giao dịch phụ thuộc nhiều vào ý kiến chỉ định từ phía đối tác. Vì vậy các rủi ro pháp lý mà các doanh nghiệp dệt may có nguy cơ gặp phải chủ yếu là loại rủi ro mang tính chính sách như rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại. Việt Nam phần lớn chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng với lượng giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị. Một lượng lớn các nhà sản xuất sản phẩm dệt may, giày dép của Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng ủy thác xuất khẩu (gia công thuần túy) cho các đại lý mua hàng và cơ sở thu mua. Vì thế, tuy sản

phẩm dệt may của Việt Nam xuất đi nhiều nơi, Việt Nam có tên trong top các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới nhưng giá trị thu về là không nhiều.

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhưng giá trị gia tăng còn chưa cao là vấn đề nguyên phụ liệu. Thực tế chứng minh, Việt Nam không thể sản xuất đủ lượng sợi tự nhiên để đáp ứng nhu cầu sản xuất và ít kinh nghiệm trong việc sản xuất các loại vải dệt thoi nên chủ yếu phát triển các loại vải dệt kim làm từ sợi tổng hợp và pha trộn. Hơn nữa, điều kiện kỹ thuật, công nghệ còn nhiều hạn chế nên đa số sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam vẫn thuộc nhóm trung bình, hàm lượng công nghệ cồn thấp, chất lượng hàng hóa rất khiêm tốn.

Tình trạng không chủ động nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng khiến cho các doanh nghiệp không hoàn toàn tự kiểm soát được kế hoạch xuất khẩu Việc xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ dù đã được nhắc đến nhiều lần nhưng vẫn chưa thực sự được triển khai. Sản xuất dệt may, giày dép hiện vẫn còn phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc. Hiệu suất đầu tư của các doanh nghiệp vào các ngành sản xuất nguyên phụ liệu cũng còn khá thấp. Nguyên nhân chính là do công tác đầu tư còn khép kín với từng doanh nghiệp, chưa có được mối liên kết trong nội bộ và tính chuyên môn hoá theo từng ngành và từng sản phẩm. Các doanh nghiệp vẫn “độc lập tác chiến” và khi có được đơn hàng lớn hơn so với năng lực của mình thì đành lắc đầu từ chối và tiếc nuối nhìn đối tác chạy sang nước láng giềng. Đây là hiện tượng không mới, nhưng để có thể giải quyết được không phải là một bài toán dễ cho doanh nghiệp và Nhà nước.

Yếu tố lao động trong ngành dệt may, giày dép cũng đang được coi là nguyên nhân không kém phần quan trọng, góp phần làm cho hai ngành này còn nhiều khó khăn khi tiếp cận với thị trường Hoa Kỳ. Chưa tính đến trình độ tay nghề, chỉ riêng việc thiếu lao động cũng làm các doanh nghiệp trong hai ngành này gặp nhiều khó khăn. Trong vài năm trở lại đây, sau mỗi dịp Tết nguyên đán, công nhân về quê ăn tết và nghỉ ngơi, có tới 1/5 không trở lại làm việc. Khi đó, các đơn hàng đã ký và không thể trễ hẹn, áp lực giao hàng đúng hạn khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng lao động.

Sự hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, giày dép còn chưa phát huy được hiệu quả, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay. Công tác xúc tiến thương mại của Việt Nam nói chung còn khá yếu, chưa tạo được nhiều sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp cả trong nước lẫn thị trường nước ngoài. Công tác chủ yếu của các phòng xúc tiến thương mại địa phương vẫn chỉ là cung cấp thông tin khái quát về thị trường, chưa có những thông tin chuyên sâu và kết nối với tình hình thực tế tại các thương vụ ở các thị trường nước ngoài.

Ngoài ra một vấn đề đã được nhắc đến khá nhiều trong thời gian mà các doanh nghiệp gặp phải đó là vay vốn sản xuất. Trong điều kiện nhiều cơ sở sản xuất phải hoạt động cầm chừng, thậm chí đóng cửa, tuy đã có chỉ thị từ trên nhưng việc tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp sản xuất dệt may, giày dép còn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn làm hạn chế sức sản xuất trong nước, ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng xuất khẩu hàng dệt may, giày dép.

Công tác hỗ trợ từ phía các Hiệp hội còn chưa đạt hiệu quả cao, ảnh hưởng đến sự đoàn kết trong nội bộ ngành và chưa tạo ra sức cạnh tranh cho hàng dệt may, giày dép Việt Nam. Hoạt động của hiệp hội còn nhiều bất cập, như chưa có được vai trò chủ động và tích cực cần thiết; quá trình đóng góp, phản biện chưa chuyên nghiệp và chưa hiệu quả; chưa thể hiện được hết tiếng nói đồng thuận của các doanh nghiệp thành viên; sự liên kết còn yếu… các cơ quan Nhà nước còn chưa chú ý đúng mức tới vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, chưa thực sự minh bạch, công khai và dân chủ trong quá trình xây dựng pháp luật và chính sách; vai trò và tiếng nói của hiệp hội hiện đang bị xem nhẹ. Bên cạnh đó, thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, thiếu cán bộ chuyên trách cũng là một khó khăn lớn của các hiệp hội. Trình độ chuyên nghiệp của các hiệp hội Việt Nam vẫn còn yếu.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀ GIÀY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CHO ĐẾN 2020

3.1. Định hướng xuất khẩu hàng dệt may và giày dép Việt Nam

Đối với dệt may

Chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 là phát triển ngành Dệt may theo hướng chuyên môn hóa - hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Nhà nước tạo điều kiện cho ngành Dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Sẽ có biện pháp để khắc phục những điểm yếu của ngành Dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, chưa quan tâm nhiều đến mẫu mã sản phẩm, công nghiệp phụ trợ còn yếu, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời. Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển lâu dài của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường trong nước. Tập trung vào phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập khẩu đầu vào, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển ngành Dệt may cần phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn. Đa dạng hóa hình thức sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt may, đồng thời huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển Dệt may Việt Nam. Trong đó cần chú trọng kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào các lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và chưa có kinh nghiệm. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của ngành Dệt may Việt Nam. Trong đó cần chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề.

Quyết tâm phát triển ngành Dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, là một mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và toàn thế giới. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú

trọng công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm dệt may có tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp.

Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển ngành dệt may giai đoạn 2010 – 2020

Đơn vị: % Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008 – 2010 Giai đoạn 2011 – 2020 - Tăng trưởng sản xuất hàng

năm

16 – 18 12 – 14

- Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm

20 15

(Nguồn: Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg)

Đối với giày dép

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giày dép Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 với nội dung là phát triển ngành giày dép Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và lộ trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Huy động các thành phần kinh tế, các nguồn lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài để xây dựng và phát triển ngành giày dép Việt Nam theo hướng chủ động phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, tăng việc làm, tăng thu nhập đi đôi với cải thiện đời sống người lao động. Xây dựng ngành giày dép Việt Nam đến năm 2020 thành một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Tiếp tục giữ vị trí trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm giày dép hàng đầu thế giới. Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội trên cơ sở thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt, số lượng lao động được qua đào tạo ngày càng tăng.

Ngành giày dép sẽ tập trung nâng cao năng lực tự thiết kế mẫu mã, phát triển sản phẩm mới và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực da giày nói riêng và thời trang nói chung. Do đó, trong giai đoạn tới, ngành giày dép sẽ phối hợp với ngành dệt may và một số ngành liên quan làm trụ cột phát triển công nghiệp thời trang Việt Nam tại một số đô thị và thành phố lớn. Trong đó, giày dép thông dụng vẫn là sản phẩm chủ yếu của ngành giai đoạn tới, đặc biệt giày vải, giày thể thao được ưu tiên hàng đầu trong sản xuất và xuất khẩu. Đối với sản phẩm da thuộc, ngành sẽ tập trung sản xuất da thuộc với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm nhập siêu và nâng cao giá trị cho sản phẩm da thuộc.

Về mục tiêu cụ thể, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành giày dép giai đoạn 2011 – 2015 đạt 9,4%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 đạt 8,8%/năm; giai đoạn 2020 – 2025 đạt 8,2%/năm. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2015 là 9,1 tỷ USD; năm 2020 là 14,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 21 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn 2011 – 2015 là 10,9%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 là 9,7%/năm và giai đoạn 2021 – 2025 là 7,6%/năm. Nâng dần tỷ lệ nội địa hóa các loại sản phẩm. Phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa hóa đạt 60- 65%, năm 2020 đạt 75-80% và năm 2025 đạt 80-85%. Cùng với ngành Dệt may và một số ngành liên quan làm trụ cột phát triển công nghiệp Thời trang Việt Nam tại một số đô thị, thành phố lớn.

3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may, giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trường Hoa Kỳ

3.2.1. Tăng cường cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng dệt may, giày dépdép dép

Đối với ngành dệt may và giày dép hiện nay thì vấn đề cấp thiếp đầu tiên phải kể đến là nguồn nguyên phụ liệu, khi mà nguồn nguyên phụ liệu trong nước không thể tự cung cấp đầy đủ. Hiện nay nguồn cung trong nước mới chỉ cung cấp với số lượng hạn chế, chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, khiến cho hoạt động của ngành sản xuất bị hạn chế, luôn phải phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố bên ngoài dẫn đến giá hàng hóa, cũng như khối lượng hàng luôn trong tình trạng không ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh

của doanh nghiệp. Vì thế, Nhà nước cần phải có các biện pháp thích hợp để thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ liệu song song với ngành dệt may và giày dép, và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường, chất lượng… của thị trường Hoa Kỳ ngay từ đầu.

Nhà nước cần có biện pháp khuyến khích nhiều thành phần tham gia đầu tư vào ngành sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và giày dép. Ưu tiên hỗ trợ vốn Nhà nước, vốn ODA cho các công trình thủy lợi thuộc các vùng tập trung sản xuất, chuyên canh và thâm canh có tưới tiêu, kiên cố hóa kênh mương đối với hệ thống công trình thủy lợi đã xây dựng. Đầu tư phát triển các cơ sở thuộc da có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, sắp xếp lại các cở sở thuộc da hiện có nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu sợi và da trong nước. Kết hợp công nghiệp chế biến da với khuyến khích phát triển chăn nuôi công nghiệp, giết mổ tập trung để nâng cao chất lượng cũng như sản lượng da nguyên liệu. Cần phải phối hợp với các ngành dệt, nhựa, cơ khí để phát triển nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu của ngành. Xây dựng các khu công nghiệp tập trung có đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư.

3.2.2. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại

Cục xúc tiến thương mại cần phải phối hợp với thương vụ và đại diện thương mại của Việt Nam tại Hoa Kỳ để cso thể chủ động hỗ trợ thông tin về thị trường Hoa Kỳ thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi thông tin về thị trường Hoa Kỳ, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường Hoa Kỳ, khảo sátnhu cầu thị trường, tham gia hội chợ, triển lãm,…

Cần phải đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp về thông tin về thị trường, tư vấn hoạt động xuất khẩu, đào tạo chuyên sâu kỹ năng xuất khẩu, tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ, quảng bá thương hiệu quốc gia, tiến tới thành lập trung tâm thương mại, giới thiệu sản phẩm dệt may xuất khẩu trong và ngoài nước, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển thương mại điện tử phục vụ xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ

3.2.3. Hỗ trợ đổi mới công nghệ sản xuất dệt may, giày dép

Hiện nay chúng ta nhập khẩu máy móc, thiết bị chủ yếu từ Châu Á, giá rẻ nhưng chất lượng cũng như năng suất chưa cao. Máy móc thiết bị hiện đại sẽ sản xuất ra hàng hóa chất lượng cao, tạo được sức cạnh tranh được trên thị trường nước ngoài. Thêm vào đó, khi xuất khẩu hàng dệt may và giày dép vào Hoa Kỳ cẩn phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Hoa Kỳ, do đó nên tập trung hướng vào việc nhập khẩu công nghệ từ Hoa Kỳ, chất lượng cao lại có thể đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của thị trường Hoa Kỳ.

Nhập khẩu công nghệ nguồn từ Hoa Kỳ có thể thực hiện bằng hai biện pháp sau: (1) Đầu tư của Chính phủ; (2) Thu hút các nhà đầu tư Hoa Kỳ tham gia vào quá

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may và giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w