Tăng cường cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng dệt may, giày

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may và giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 66)

sản phẩm mới và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực da giày nói riêng và thời trang nói chung. Do đó, trong giai đoạn tới, ngành giày dép sẽ phối hợp với ngành dệt may và một số ngành liên quan làm trụ cột phát triển công nghiệp thời trang Việt Nam tại một số đô thị và thành phố lớn. Trong đó, giày dép thông dụng vẫn là sản phẩm chủ yếu của ngành giai đoạn tới, đặc biệt giày vải, giày thể thao được ưu tiên hàng đầu trong sản xuất và xuất khẩu. Đối với sản phẩm da thuộc, ngành sẽ tập trung sản xuất da thuộc với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm nhập siêu và nâng cao giá trị cho sản phẩm da thuộc.

Về mục tiêu cụ thể, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành giày dép giai đoạn 2011 – 2015 đạt 9,4%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 đạt 8,8%/năm; giai đoạn 2020 – 2025 đạt 8,2%/năm. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2015 là 9,1 tỷ USD; năm 2020 là 14,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 21 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn 2011 – 2015 là 10,9%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 là 9,7%/năm và giai đoạn 2021 – 2025 là 7,6%/năm. Nâng dần tỷ lệ nội địa hóa các loại sản phẩm. Phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa hóa đạt 60- 65%, năm 2020 đạt 75-80% và năm 2025 đạt 80-85%. Cùng với ngành Dệt may và một số ngành liên quan làm trụ cột phát triển công nghiệp Thời trang Việt Nam tại một số đô thị, thành phố lớn.

3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may, giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trường Hoa Kỳ

3.2.1. Tăng cường cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng dệt may, giày dépdép dép

Đối với ngành dệt may và giày dép hiện nay thì vấn đề cấp thiếp đầu tiên phải kể đến là nguồn nguyên phụ liệu, khi mà nguồn nguyên phụ liệu trong nước không thể tự cung cấp đầy đủ. Hiện nay nguồn cung trong nước mới chỉ cung cấp với số lượng hạn chế, chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, khiến cho hoạt động của ngành sản xuất bị hạn chế, luôn phải phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố bên ngoài dẫn đến giá hàng hóa, cũng như khối lượng hàng luôn trong tình trạng không ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh

của doanh nghiệp. Vì thế, Nhà nước cần phải có các biện pháp thích hợp để thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ liệu song song với ngành dệt may và giày dép, và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường, chất lượng… của thị trường Hoa Kỳ ngay từ đầu.

Nhà nước cần có biện pháp khuyến khích nhiều thành phần tham gia đầu tư vào ngành sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và giày dép. Ưu tiên hỗ trợ vốn Nhà nước, vốn ODA cho các công trình thủy lợi thuộc các vùng tập trung sản xuất, chuyên canh và thâm canh có tưới tiêu, kiên cố hóa kênh mương đối với hệ thống công trình thủy lợi đã xây dựng. Đầu tư phát triển các cơ sở thuộc da có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, sắp xếp lại các cở sở thuộc da hiện có nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu sợi và da trong nước. Kết hợp công nghiệp chế biến da với khuyến khích phát triển chăn nuôi công nghiệp, giết mổ tập trung để nâng cao chất lượng cũng như sản lượng da nguyên liệu. Cần phải phối hợp với các ngành dệt, nhựa, cơ khí để phát triển nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu của ngành. Xây dựng các khu công nghiệp tập trung có đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may và giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 66)