Chính sách thuế quan

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may và giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 26)

Chính sách Thương mại Quốc tế của Hoa Kỳ có sự phân biệt đối xử khác nhau thông qua quy định về thuế suất. Đối với những nước có quan hệ thương mại bình thường như là thành viên của WTO hay chưa là thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ thì được hưởng mức thuế MFN, từ 1 – 40%. Thuế ưu đãi dành cho các nước có thỏa thuận ưu đãi với Hoa Kỳ như NAFTA, nhóm Caribbean và thuế GSP dành cho nước kém và phát triển. Còn đối với nước chưa là thành viên WTO và chưa ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ thì áp dụng mức thuế phi tối huệ quốc, từ 20 – 110%.

Để đạt được mục tiêu tiếp cận các thị trường một cách không phân biệt và công bằng, Hoa Kỳ thực hiện hệ thống thương mại mở và sẵn sàng cho phép các nước tiếp cận thị trường của mình một cách thuận lợi nếu các nước đó đáp lại bằng cách giảm bớt các hàng rào thương mại của mình, như là một phần của các hiệp định thương mại đa phương hoặc song phương.

Mọi hàng hóa khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều bị đánh thuế. Hầu hết các dòng thuế của Hoa Kỳ đều được cam kết theo lộ trình quy định của WTO, thông thường ở mức thấp, chính điều này khiến chế độ thương mại Hoa Kỳ dễ dự đoán. Hệ thống thuế của Hoa Kỳ quy định áp dụng thuế thấp với sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm thô khai thác tự nhiên, sản phẩm công nghiệp nặng. Điều này đã mở cửa thị trường Hoa Kỳ cho các quốc gia phát triển và xuất khẩu dầu thô. Nhưng Hoa Kỳ duy trì

thuế khá cao với hàng dệt may, giày dép, đồ dùng gia đình và một số thực phẩm. Điều này đã gây khó khăn cho các quốc gia đang phát triển, thu nhập thấp.

Hoa Kỳ áp dụng biểu thuế quan hài hoà được thống nhất giữa các bang và chính thức áp dụng từ 1/1/1989. Hầu hết thuế quan theo giá trị từ mức dưới 1% tới gần mức 90%. Mức thuế hầu hết là 2 – 7%. Mức thuế MFN trung bình là 4%. Riêng mặt hàng dệt may, giày dép thường chịu mức thuế cao hơn. Mức thuế MFN năm 2002 áp dụng đối với số lượng trong hạn ngạch bình quân là 9%, trong khi đó mức thuế đối với số lượng vượt hạn ngạch trung bình là 53%.

Đối với các nước đang phát triển, Hoa Kỳ có sự phân chia thuế quan như sau: - Nhóm 1 (là thành viênWTO): MFN, 4%. Việt Nam hiện đang trong nhóm này. - Nhóm 2 (chưa là thành viên WTO, nhưng đã có hiệp định thương mại song phương): còn 1 số hạn chế nhất định, 1 số nước được hưởng MFN từng năm.

- Nhóm 3 (có quyền lợi đối nghịch Hoa Kỳ): không được hưởng MFN, thuế suất phi tối huệ quốc từ 20 – 110%.

- Nhóm 4 (được hưởng ưu đãi đặc biệt): được hưởng thuế ưu đãi đối với 1 số sản phẩm theo chương trình đơn phương đặc biệt hoặc ký hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ (Isarel, Giocdani, Singapore)

Một điểm quan trọng trong chính sách thuế quan của Hoa Kỳ là hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, là một chương trình miễn thuế nhập khẩu cho hàng hoá từ các nước hưởng lợi là các quốc gia độc lập hoặc các quốc gia và lãnh thổ phụ thuộc đang phát triển để khuyến khích tăng trưởng kinh tế ở những nước này. Chương trình này được Hoa Kỳ ban hành trong Luật Thương mại năm 1974 , có hiệu lực từ ngày 1/1/1976, và được gia hạn thêm trong từng kỳ (đã được gia hạn 12 lần, lần gần nhất là vào 10/2011). GSP đã đc áp dụng cho 4880 sản phẩm từ khoảng 129 nước và lãnh thổ đang phát triển. Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ sau khi tham khảo ý kiến công chúng, Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ, và các cơ quan hành pháp. Tổng thống quyết định những mặt hàng và những nước đựợc hưởng GSP.

Để tránh sự cạnh tranh không bình đẳng của các doanh nghiệp nước ngoài đối với doanh nghiệp trong nước trên thị trường Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã ban hành 2 đạo luật: Luật thuế chống bán phá giá (ADs) và Luật thuế chống trợ giá (CVDs). Nếu hàng hoá nước ngoài xuất sang thị trường Mỹ bị phát hiện là bán phá giá hoặc trợ giá thì hai đạo luật trên sẽ được áp dụng để loại trừ sự cạnh tranh không bình đẳng này. ADs hầu hết được áp dụng cho mặt hàng trung gian như thép và dược phẩm. Pháp luật về phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ có từ những năm đầu thế kỷ XX (1916), được định hình rõ ràng trong Luật thuế quan năm 1930 và từ đó đến nay tiếp tục được bổ sung them rất nhiều chi tiết, trở thành một hệ thống hoàn chỉnh các quy định kỹ thuật phức tạp, tinh vi theo hướng bảo vệ tối đa quyền lợi của các nhà sản xuất trong nước. Đối mặt với một hệ thống các quy định phức tạp và bất lợi này, hàng hóa Việt Nam hay bất kỳ nước xuất khẩu nào khác có rất ít cơ may để thắng trong các điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp ở Hoa Kỳ. Vì thế ngay từ khâu sản xuất cho đến khâu xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp cần chú ý tới tất cả những quy định có liên quan đến mặt hàng mà mình xuất khẩu để vừa được hưởng những ưu đãi, vừa tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra do không tìm hiểu kỹ luật pháp tại Hoa Kỳ.

Bảng 1.5 dưới đây nêu tóm tắt hệ thống quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp tại thị trường Hoa Kỳ

Bảng 1.5: Tóm tắt yếu tố cơ bản về chống bán phá giá, chống trợ cấp ở Hoa Kỳ

Yếu tố Chống bán phá giá Chống trợ cấp Điều kiện áp dụng - Có hành vi nhập khẩu bán phá giá

- Gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại đáng kể (đối với ngành sản xuất nội địa)

- Mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại

- Có hiện tượng hàng nhập khẩu đc trợ cấp

- Gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại đáng kể (đối với ngành sản xuất nội địa)

- Mối quan hệ nhân quả giữa việc trợ cấp và thiệt hại

Thủ tục điều tra

Điều tra sơ bộ và cuối cùng tối đa 280 – 420 ngày

Điều tra sơ bộ và cuối cùng tối đa 205 – 270 ngày Biện pháp cụ thể Thuế chống bán phá giá Cam kết giá (ít)

Thuế chống trợ cấp (Thuế đối kháng) Cam kết giá (ít)

Mức thuế

Bằng với biên độ phá giá Bằng với biên độ trợ cấp

Thời gian AD biện pháp 5 năm Có thể gia hạn ko hạ chế số lần (theo kết quả rà soát cuối kỳ)

5 năm

Có thể gia hạn ko giới hạn số lần (theo kết quả rà soát cuối kỳ)

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo WTO về chống bán phá, chống trợ cấp)

Thuế quan áp dụng khi Việt Nam tham gia TPP:

Lợi ích này được suy đoán là sẽ có được khi hàng hóa Việt Nam được tiếp cận các thị trường Hoa Kỳ với mức thuế quan thấp hoặc bằng 0. Như vậy lợi ích này chỉ xảy ra trong thực tế nếu hàng hóa Việt Nam đang phải chịu mức thuế quan cao ở Hoa Kỳ và thuế quan là vấn đề duy nhất làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường này.

Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, nếu Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường lớn như Hoa Kỳ với mức thuế suất bằng 0 hoặc thấp như vậy sẽ mang lại một lợi thế cạnh tranh rất lớn và một triển vọng tiềm năng cho các ngành hàng của Việt Nam, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn người lao động hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ xuất khẩu. Lợi ích này không chỉ dừng lại ở những nhóm mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu (dệt may, giầy dép…) mà nó

còn là động lực để nhiều nhóm mặt hàng khác hiện chưa có kim ngạch đáng kể có thể gia tăng sức cạnh tranh. Nói một cách khác, lợi thế này không chỉ nhìn từ góc độ hiện tại mà còn được nhìn thấy cả tiềm năng trong tương lai. Trong khi cơ hội tăng xuất khẩu với giá cạnh tranh là có thật và rất lớn (ví dụ dệt may, da giầy…), những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh hay phòng vệ thương mại với quy chế nền kinh tế phi thị trường mà Hoa Kỳ thực hiện có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan. Cũng như vậy đối với những điều kiện ngặt nghèo về lao động, về xuất xứ nguyên liệu cũng có thể khiến hàng hóa Việt Nam không tận dụng được lợi ích từ việc giảm thuế trong TPP.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may và giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w