Định hướng xuất khẩu hàng dệt may và giày dépViệt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may và giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 64)

Đối với dệt may

Chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 là phát triển ngành Dệt may theo hướng chuyên môn hóa - hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Nhà nước tạo điều kiện cho ngành Dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Sẽ có biện pháp để khắc phục những điểm yếu của ngành Dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, chưa quan tâm nhiều đến mẫu mã sản phẩm, công nghiệp phụ trợ còn yếu, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời. Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển lâu dài của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường trong nước. Tập trung vào phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập khẩu đầu vào, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển ngành Dệt may cần phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn. Đa dạng hóa hình thức sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt may, đồng thời huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển Dệt may Việt Nam. Trong đó cần chú trọng kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào các lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và chưa có kinh nghiệm. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của ngành Dệt may Việt Nam. Trong đó cần chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề.

Quyết tâm phát triển ngành Dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, là một mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và toàn thế giới. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú

trọng công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm dệt may có tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp.

Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển ngành dệt may giai đoạn 2010 – 2020

Đơn vị: % Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008 – 2010 Giai đoạn 2011 – 2020 - Tăng trưởng sản xuất hàng

năm

16 – 18 12 – 14

- Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm

20 15

(Nguồn: Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg)

Đối với giày dép

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giày dép Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 với nội dung là phát triển ngành giày dép Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và lộ trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Huy động các thành phần kinh tế, các nguồn lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài để xây dựng và phát triển ngành giày dép Việt Nam theo hướng chủ động phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, tăng việc làm, tăng thu nhập đi đôi với cải thiện đời sống người lao động. Xây dựng ngành giày dép Việt Nam đến năm 2020 thành một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Tiếp tục giữ vị trí trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm giày dép hàng đầu thế giới. Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội trên cơ sở thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt, số lượng lao động được qua đào tạo ngày càng tăng.

Ngành giày dép sẽ tập trung nâng cao năng lực tự thiết kế mẫu mã, phát triển sản phẩm mới và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực da giày nói riêng và thời trang nói chung. Do đó, trong giai đoạn tới, ngành giày dép sẽ phối hợp với ngành dệt may và một số ngành liên quan làm trụ cột phát triển công nghiệp thời trang Việt Nam tại một số đô thị và thành phố lớn. Trong đó, giày dép thông dụng vẫn là sản phẩm chủ yếu của ngành giai đoạn tới, đặc biệt giày vải, giày thể thao được ưu tiên hàng đầu trong sản xuất và xuất khẩu. Đối với sản phẩm da thuộc, ngành sẽ tập trung sản xuất da thuộc với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm nhập siêu và nâng cao giá trị cho sản phẩm da thuộc.

Về mục tiêu cụ thể, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành giày dép giai đoạn 2011 – 2015 đạt 9,4%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 đạt 8,8%/năm; giai đoạn 2020 – 2025 đạt 8,2%/năm. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2015 là 9,1 tỷ USD; năm 2020 là 14,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 21 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn 2011 – 2015 là 10,9%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 là 9,7%/năm và giai đoạn 2021 – 2025 là 7,6%/năm. Nâng dần tỷ lệ nội địa hóa các loại sản phẩm. Phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa hóa đạt 60- 65%, năm 2020 đạt 75-80% và năm 2025 đạt 80-85%. Cùng với ngành Dệt may và một số ngành liên quan làm trụ cột phát triển công nghiệp Thời trang Việt Nam tại một số đô thị, thành phố lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may và giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 64)