Quy định về xuất xứ hàng dệt may, giày dép

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may và giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 30)

Các quy tắc chung

Do hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có các mức thuế khác nhau áp dụng với các nhóm nước khác nhau và một số mặt hàng nhập khẩu còn chịu sự quản lý bằng hạn ngạch phân bổ theo quốc gia, nên việc xác định nước xuất xứ của hàng hóa rất quan trọng

Nước xuất xứ của hàng hóa là nước chế tạo, sản xuất ra hàng hóa. Tuy nhiên, trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất hiện nay, có nhiều sự phức tạp và khó khăn trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, bởi vì rất nhiều hàng hóa được sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp từ các nguyên phụ liệu, linh kiện, bộ phận được sản xuất từ các nước khác nhau.

Nguyên tắc chung và cơ bản để xác định nước xuất xứ của hàng hóa là dựa vào sự biến đổi đặc tính và giá trị gia tăng của hàng hóa. Theo nguyên tắc này, nước xuất xứ của hàng hóa là nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa đó đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới.

Tuy nhiên, trong trường hợp nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa chỉ tiến hành những công việc lắp ráp đơn giản, không tạo ra đặc tính riêng của hàng hóa

hoặc trị giá gia tăng được tạo ra quá thấp thì nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó cũng không được coi là nước xuất xứ hàng hóa. Ví dụ, để được xem là hàng có xuất xứ từ Thái lan để được hưởng GSP của Hoa Kỳ thì hàng hóa đó phải có ít nhất 35% giá trị gia tăng được tạo ra tại Thái Lan.

Do vậy, ngoài nguyên tắc chung và cơ bản nêu trên, còn có những qui định cụ thể cách xác định nước xuất xứ hàng hóa cho một số hàng hóa cụ thể.

Quy tắc áp dụng trong trường hợp sản xuất ở nhiều nước

Trường hợp không thể xác định được xuất xứ của sản phẩm theo một trong các quy tắc trên và sản phẩm được tạo ra là kết quả của quy trình sản xuất ở hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ được xác định như sau:

-Là nước mà tại đó quy trình sản xuất hay lắp ráp quan trọng nhất xảy ra. Quy trình này được xác định trong trường hợp cụ thể thông qua pháp quyết của Tòa án hay án lệ (các bản án đã phán quyết trước đó).

-Nếu không thể xác định được quy trình lắp ráp hoặc sản xuất quan trọng nhất thì nước xuất xứ sẽ là địa điểm cuối cùng mà quy trình sản xuất hay lắp ráp đó xảy ra.

Các quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may

Xuất xứ là nơi sản phẩm dệt hoặc may 100% được sản xuất hay chế tạo ở nơi đó, trong đó:

Sợi bao gồm cả sợi đơn và sợi tổng hợp: Xuất xứ sợi, chỉ, sợ xe,… được xác định như sau:

- Đối với xơ sợi chưa xử lý – là địa điểm xe sợi. - Đối với sợi tơ – là nơi sợi được sản xuất ra.

Vải: xuất xứ vải là nơi vải được dệt, đan, kết, … lại qua các quy trình sản xuất vải khác.

Các sản phẩm dệt may khác: xuất xứ của tất cả mọi sản phẩm dệt may khác là nơi mà các thành phần của nó được lắp ráp hoàn chỉnh (trừ các bộ phận nhỏ như khuy, chuỗi hạt, … hoặc các bộ phận lắp ráp nhỏ như cổ, cổ tay áo, túi…).

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP, hiệp định quan trọng Việt Nam đang đàm phán:

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP được hiểu là: các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác đều phải có xuất xứ "nội khối". Như vậy, những ngành nào, sản phẩm nào, sử dụng các nguyên liệu của các nước thứ ba, ngoài thành viên TPP đều không được hưởng các ưu đãi thuế suất 0%. Thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do khác, chúng ta chỉ phải đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa. Chẳng hạn, để sản xuất được mũ giày thì chúng ta được phép nhập khẩu tất cả các nguyên phụ liệu mà không trùng với mã HS của mũ giày đó, từ bên ngoài khu vực mậu dịch tự do. Hơn 50% doanh nghiệp Việt Nam hiện đã đáp ứng được nguyên tắc này. Tuy nhiên, trong hiệp định TPP này lại có thêm quy định về hàm lượng giá trị khu vực; nghĩa là sản phẩm phải đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 55% tổng giá trị trở lên. Doanh nghiệp chỉ được phép nhập tối đa 45% nguyên vật liệu từ các nước ngoài khối để sản xuất ra một sản phẩm, kể cả chi phí gia công. Đối với Việt Nam, mục tiêu lớn nhất khi tham gia TPP là tăng cường lợi thế xuất khẩu sang các nước TPP, thông qua việc các nước này miễn hoặc giảm thuế cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được nếu hàng hóa của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cao và phức tạp về quy tắc xuất xứ, bắt buộc phải có nguyên liệu hoặc giá trị chủ yếu từ các nước thành viên. Trong khi đó, việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam lại phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài TPP (như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN).

Trong bối cảnh phần lớn nguyên liệu sản xuất (chiếm tỷ lệ khá cao trong trị giá sản phẩm) của nhiều ngành xuất khẩu của chúng ta đang được nhập từ Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc... (các nước nằm ngoài TPP), nếu kết quả đàm phán về xuất xứ trong TPP đòi hỏi trị giá nội địa hoặc nội khối TPP quá cao thì hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ không đáp ứng được điều kiện hưởng ưu đãi thuế trong TPP khi xuất khẩu sang các nước TPP.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may và giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 30)