Phân tích thực trạng xuất khẩu dệt may

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may và giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 45)

Ngành dệt may của nước ta đã có lịch sử phát triển rất lâu đời. Tuy nhiên, dệt may Việt nam mới chỉ trở thành một ngành sản xuất thực sự quan trọng hơn 10 năm gần đây. Trong hơn mười năm qua xuất khẩu dệt may đã có những phát triển vượt bậc, vươn lên trở thành ngành luôn có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai, chỉ sau dầu thô. Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước bằng những đóng góp lớn vào việc thu dụng lao động và ổn định đời sống xã hội cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu.

Sau khi Hoa Kỳ thực hiện bãi bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam vào ngày 3/2/1994, mặc dù chưa được hưởng Quy chế quan hệ thương mại bình thường, một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã bắt đầu hướng sự chú ý đến thị trường này và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ đã tăng dần. Tuy vậy trong thời kỳ này do thuế suất còn cao nên các mặt hàng dệt may Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với hàng hóa của các nước đã ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ. Do đó tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ thời kỳ này còn rất thấp.

Sau khi hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết vào ngày 13/7/2000 và bắt đầu có hiệu lực vào tháng 12/2001 thì xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng rất nhanh và hiện nay Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Thời kỳ này chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ cả về kim ngạch cũng như mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Đây cũng là cú hích có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của sản xuất trong nước, mở ra một thời kỳ tăng trưởng cao của nền kinh tế với sự đóng góp rất lớn từ hoạt động xuất khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ.

Đơn vị: %

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2001 – 2008

Từ biểu đồ trên, có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng đặc biệt của thị truờng Hoa Kỳ với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Trước năm 2002, thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Nhưng cho đến năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã vượt xa những năm trước đó. Từ đây Hoa Kỳ đã trở thành thị trường lớn nhất của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.

Hiện tại, Hoa Kỳ là thị trường chiếm tới khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Vì vậy, để tránh rủi ro trong thời gian tới Việt Nam cũng cần tìm kiếm những thị trường mới và tăng cường xuất khẩu sang các thị trường khác để tránh rủi ro khi xuất khẩu quá nhiều vào thị trường Hoa Kỳ.

Để thấy rõ hơn tình hình biến động kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2009 - 2013, chúng ta hãy xem bảng sau.

Bảng 2.1: Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2009 – 2013

(Đơn vị: triệu USD, %) Năm Kim ngạch xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng

2009 4995 15,6

2010 6288 17,95

2012 7458 3,64

2013 8771 17,6

(Nguồn: số liệu Hiệp hội dệt may Việt Nam) Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta thấy rõ sự tăng trưởng mạnh về giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm qua. Xét về giá trị tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2013 tăng hơn 3,7 tỷ USD, tăng tới 75,6% so với năm 2009. Qua các năm tốc độ tăng trưởng đều đạt khá cao. Năm 2010 là năm tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt gần 18%. 2 năm cũng đạt được con số tăng trưởng ấn tượng, 2011 tăng hơn 14%, năm 2013 tăng 17,6%. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 3,64% , nhưng đây cũng là điều dễ hiểu bởi năm 2012 là năm cắt giảm chi tiêu rất mạnh của người dân Hoa Kỳ nhằm đối phó với khủng hoàng kinh tế.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng cho biết, tăng trưởng thị trường dệt may thế giới trong năm 2013 vẫn còn ở mức rất thấp, ở những thị trường xuất khẩu dệt may lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ tăng trưởng nhập khẩu chỉ khoảng 3,6%, EU chỉ tăng 0,5%, Hàn Quốc tăng 9%, Nhật Bản giảm hơn 0,5%... so với năm 2012. Nhưng dệt may Việt Nam vẫn giữ được tăng trưởng thuận lợi ở các thị trường lớn, xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt 8,6 tỷ USD, tăng 14,2%. Tổng kim ngạch XK hàng dệt may Việt Nam trong năm 2013 đạt gần 20 tỷ USD tăng gần 17% so với năm 2012, trong đó xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại ước đạt 2,13 tỷ USD; xuất khẩu hàng may mặc ước đạt 17,89 tỷ USD. Hiện dệt may chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Và trong 25 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, dệt may chiếm hơn 1/3 giá trị xuất khẩu.

(Nguồn: Báo cáo dệt may 2013, viettrade.gov.vn)

Biểu đồ 2.3: Thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2013

Thị trường Hoa Kỳ có một vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Trong giai đoạn 2005-2008, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ luôn chiếm đến trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam. Trong các năm 2011, 2012 và 2013, tỷ lệ phần trăm xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có giảm nhẹ nhưng vẫn giữ mức khoảng 49%. Điều đó cho thấy mặc dù chịu ảnh hưởng bởi những hàng rào thương mại của Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng tài chính nhưng Hoa Kỳ vẫn luôn là thị trường lớn nhất, tiềm năng nhất của dệt may Việt Nam.

Thực tế cho thấy sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mai song phương với Hoa Kỳ, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ cũng như có kinh nghiệm quản lý tốt hơn. Tuy vậy, thị phần của hàng dệt may của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ vẫn chưa tương xứng với những điều kiện thuận lơi mà chúng ta đang có.

Bảng 2.2:Thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

(Đơn vị: %) STT Quốc gia 2005 2007 2009 2011 2013

Thế giới 100 100 100 100 100 1 Trung Quốc 22,4 32,3 31,8 40,7 38,3 2 Việt Nam 2,9 4,6 5,3 7,2 8,5 3 Ấn Độ 4,6 5,1 4,6 5,9 6,4 4 Indonesia 3,1 4,2 4 5,3 5,6 5 Các nước khác 67 53,8 54,3 40,9 41,2

(Nguồn: số liệu Hiệp hội Dệt may Việt Nam) Hiện nay nếu tính theo đơn vị từng quốc gia Việt Nam là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu sang dệt may sang thị trường Hoa Kỳ. Tuy là nước đứng thứ 4 về xuất khẩu sang dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, nhưng thị phần của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ còn rất nhỏ bé, chỉ khoảng 7-8%. Con số này vẫn quá nhỏ bé, khi mà hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc luôn chiếm tới hơn 30% nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ. Vì thế trong thời gian tới Việt Nam hoàn toàn có thể nâng cao và hi vọng vào một mức kim ngạch cao hơn.

Về cơ cấu sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ:

Trong những năm gần đây, ngành dệt may nói chung và ngành may mặc Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Giai đoạn năm 2006-2011, ngành dệt may nước ta tăng trưởng với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may trong năm 2010 tăng 14.5% so với năm 2009. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ đều tăng như sợi toàn bộ tăng 11%, vải lụa thành phẩm tăng 8,9%, quần áo may sẵn tăng 12,6%. Sự phát triển ấn tượng của ngành dệt may đã góp phần đưa Việt Nam trở thành nước đứng trong top 5 nước xuất khẩu dệt may

sang thị trường Hoa Kỳ. Hàng may mặc đang vươn lên và tham gia vào những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, bên cạnh những mặt hàng khác như dầu thô, giày dép, thủy sản..

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ các sản phẩm may mặc, còn các sản phẩm sợi, vải và trang trí nội thất chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu (3 – 6%). Trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nhiều nhất là các sản phẩm làm từ bông rồi đến các sản phẩm từ sợi nhân tạo. Số lượng các mặt hàng xuất khẩu cũng ngày càng tăng lên, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực truyền thống của Việt Nam như áo sơ mi, quần chất liệu bông và sợi nhân tạo. Các mặt hàng này không chỉ đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mà còn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng đó của Hoa Kỳ, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất vào Hoa Kỳ.

Bảng 2.3: Cơ cấu sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Đơn vị: triệu USD, % Chủng loại 2012 2013 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Áo thun 1006,83 13,5 1377,05 15,7 Quần dài 1387,188 18,6 1355,1 15,45 Áo Jacket 1029,204 13,8 1179,7 13,45 Áo sơ mi 417,648 5,6 464,86 5,3 Áo khoác 329,64 4,42 315,75 3,6

Quần Short 281,9 3,78 298,2 3,4 Q.áo trẻ em 166,3 2,23 307,86 3,51 Các loại khác 2839,25 38,07 3560,19 40,6

Tổng 7458 100 8771 100

(Nguồn: Báo cáo Dệt may 2013, viettrade.goc.vn)

Từ bảng số liệu trên, ta thấy:

Thứ nhất, các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang thị trường Hoa Kỳ vẫn là 3 mặt hàng áo thun, quần dài và áo jacket. Trong năm 2012 giá trị kim ngạch xuất khẩu của 3 mặt hàng này bằng 45,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ, đạt 3,4 tỷ USD. Trong năm 2013 các con số tương đương là 44,6% và 3,9 tỷ USD. Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta nên đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ.

Thứ hai, tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong cả 2 năm 2012 và 2013 đều có tốc độ tăng trưởng dương. Điều đó thể hiện Việt Nam không chỉ chú trọng xuất khẩu một vài mặt hàng chủ lực sang thị trường Hoa Kỳ mà chúng ta đầu tư vào tất cả các mặt hàng, tập trung phục vụ tất cả các đối tượng khách hàng.

Thứ ba, trong năm 2013, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần áo trẻ em tăng lên một cách rõ rệt. Điều này cho thấy trong thời gian tới, rất có thể quần áo trẻ em sẽ vươn lên chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu các mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Không những thế, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác cũng có tốc độ tặng trưởng đáng kể, điều đó thể hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Bên cạnh những mặt hàng chủ lực trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang Hoa Kỳ rất nhiều chủng loại hàng hóa khác với giá trị tương đối lớn như quần áo trẻ em, váy, áo len từ sợi bông, đồ lót…

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may và giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w