Tổng quan về ngành Giày dépViệt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may và giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 41)

Ngành công nghiệp giày dép Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam trên đà phát triển. Giày dép là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với khoảng 255 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành giày dép đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động.

Nhờ chính sách cải cách của chính phủ Việt Nam, nhiều công ty liên doanh với các đối tác nước ngoài được thành lập và ngành giày dép bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Bắt đầu từ năm 1993, ngành giày dép đã khởi sắc trở lại nhờ xu hướng di chuyển sản xuất của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động từ các nước công nghiệp phát triển và các nước công nghiệp mới sang các nước đang phát triển. Ngành giày dép Việt Nam đã bắt đầu tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ từ các nước thông qua đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), đặc biệt là các nước công nghiệp mới trong khu vực. Cùng với nó là sự dịch chuyển các đơn đặt hàng từ những nước có truyền thống về sản xuất giày dép như Đài Loan, Hàn Quốc sang Việt Nam.

Hiện ngành giày dép Việt Nam đứng thứ tư trong số 10 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, tuy nhiên 90% sản phẩm của giày dép Việt Nam là hàng gia công. Kim ngạch xuất khẩu của ngành giày dép vẫn đạt mức tăng trưởng đều đặn hàng năm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện ngành này đang phải đối mặt với bài toán hóc búa về thương hiệu, chiến lược phát triển và đang mất dần lợi thế tại các thị trường lớn.

Trong số các thị trường xuất khẩu chủ yếu của giày dép Việt Nam, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất. EU là thị trường lớn, đa dạng có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng cũng là một thị trường sang trọng và khó tính. Chinh phục thị trường này là điều không dễ đối với ngành giày dép nói chung và với mỗi doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giày dép của Việt Nam nói riêng. Thị trường EU vẫn là thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp trong ngành, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện tại Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung

Quốc về xuất khẩu giày dép sang EU và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu giày dép lớn thứ 2 của Việt Nam với tốc độ nhập khẩu tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam ký kết hiệp định song phương với Hoa Kỳ và sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đã tăng 37%. Thị trường Hoa Kỳ đang được nhiều doanh nghiệp trong ngành hướng tới, một phần do nhu cầu đa dạng, phong phú, và quan hệ song phương được cải thiện. Các doanh nghiệp chuyển hướng nhằm đa dạng hoá thị trường, hạn chế rủi ro khi bị áp thuế cao tại thị trường EU, đặc biệt tranh thủ các lợi thế về ưu đãi thuế quan, cải thiện quan hệ thương mại khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Tuy nhiên, để tiếp cận được thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác tin cậy, gắn với các kênh phân phối lớn và các nhãn hiệu giày dép nổi tiếng.

Hiện nay Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu giày dép. Việc Trung Quốc gia nhập WTO càng khẳng định điều này. Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về sản lượng sản xuất giày dép với sản lượng hàng năm khoảng 6 tỷ đôi, chiếm 1 nửa tổng sản lượng cả thế giới. Như vậy cuộc cạnh tranh giữa sản phẩm giày dép của 2 nước sẽ là cuộc canh tranh về chất lượng và giá cả. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải thừa nhận giày dép của Trung Quốc giá rẻ và mẫu mã lại phong phú hơn của Việt Nam. Chi phí sản xuất cũng thấp hơn, nguồn nguyên liệu cũng được chú trọng đầu tư một cách bài bản hơn. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, một số nhà máy sản xuất giày dép của Đài Loan đặt ở Việt Nam đã ngừng hoạt động và chuyển sang xây dựng nhà máy tại Trung Quốc, nhằm tận dụng quy chế tối huệ quốc khi buôn bán với các thành viên WTO.

Các doanh nghiệp nội địa ngành giày dép Việt Nam có 3 bất lợi lớn. Thứ nhất là không chủ động được nguồn nguyên liệu nên nhiều doanh nghiệp phải phụ thuộc vào khách hàng và phụ thuộc vào các nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Thứ hai, công nghệ lạc hậu nên không có được sức cạnh tranh và doanh nghiệp phải làm gia công cho các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là chủ yếu. Và cuối cùng, do công tác xúc tiến thương mại

kém, nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công ở tầng thứ 2, thứ 3. Như vậy, sức cạnh tranh, tiềm lực mạnh của ngành da giày thực ra đều thuộc về các công ty lớn của Đài Loan, Hàn Quốc đặt tại Việt Nam. Chính các công ty này đã khai thác các lợi thế về lao động, môi trường xã hội ổn định, giá nhân công rẻ… của Việt Nam.

Ngoài ra, trong số 30% công ty Việt Nam tham gia vào sản xuất giày dép lại có tới 70% làm gia công vì thế giá trị lợi nhuận ròng mà ngành này mang lại không lớn. Doanh số xuất khẩu của ngành giày dép tập trung chủ yếu ở những công ty nước ngoài như Samyang, Pouchen, Pouyuen…Giày vải, mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam cũng bị hàng của Trung Quốc áp đảo và Việt Nam hiện xuất khẩu chủ yếu là hàng thể thao, giày dép đi trong nhà.

Điểm yếu của các công ty sản xuất và xuất khẩu giày dépViệt Nam là chưa có sự định hướng rõ rệt, chưa tạo được dấu ấn cho thương hiệu của mình dẫn đến người tiêu dùng có nhận thức không rõ ràng về các thương hiệu. Trong khi giày trong nước chỉ mãi loay hoay với ba màu da chủ đạo là nâu, đen hoặc nửa nâu nửa đen thì Trung Quốc chọn loại giả da simili rất dễ phối màu, muốn màu nào cũng có thể sảm xuất được.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may và giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w