Tổ chức khảo nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Dạy học môn toán lớp 1, lớp 2, lớp 3 ở trường tiểu học mê linh, huyện mê linh, thành phố hà nội và những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học (LV01272) (Trang 96)

8. Dự kiến cấu trúc của đề tài

3.4.3. Tổ chức khảo nghiệm sư phạm

Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu kĩ về thực trang dạy- học môn Toán lớp 1, lớp 2, lớp 3 ở trường Tiểu học Mê Linh để từ đó đề xuất ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tôi đã tổ chức thực nghiệm ngay tại lớp mình đang giảng dạy là lớp 3A4 và thêm một số lớp đó là lớp 1A2 và lớp 2A1. Việc triển khai khảo nghiệm được tiến hành từ đầu tháng 10/ 2014 và kết thúc vào giữa tháng 11/2014.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát học sinh Khối lớp Tổng số học sinh Tỷ lệ xếp loại

Giỏi Khá Trung Bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

1 282 170 60,3 88 31,2 19 6,7 5 1,8

2 243 182 75 43 17,7 14 5,7 4 1,6

3 208 134 64,4 57 27,4 13 6,3 4 1,9

Qua quá trình khảo nghiệm sư phạm và kiểm tra khảo sát tôi nhận thấy như sau:

- Học sinh được tham gia khảo nghiệm rất hứng thú học tập. Hầu hết các em có khả năng học tốt môn Toán hơn so với các bạn ở lớp khác.

- Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản và có nhu cầu học kiên thức nâng cao hơn.

- Trong cùng một bài tập các em có nhiều cách giải khác nhau. Một số em rất hào hứng và nhạy bén trong việc lựa chọn phương pháp giải và ham thích việc học môn Toán hơn.

- Các em có điều kiện phát huy tốt mối quan hệ hợp tác với bạn bè thông qua việc được đàm thoại, thảo luận.

- Tạo được không khí học tập sôi nổi gây hứng thú học tập cho các em, kích thích lòng say mê học Toán, tránh không khí căng thẳng gây áp lực.

- Giáo viên có cơ hội học tập những phương pháp mới kết hợp với những phương pháp truyền thống để đạt được kết quả dạy học tốt nhất.

Mục tiêu của khảo nghiệm sư phạm là kiểm chứng tính khả thi và khả năng ứng dụng của luận văn. Mặc dù trong điều kiện cho phép tôi chỉ tiến hành đối với học sinh trường mình đang công tác nhưng quá trình khảo nghiệm được thực hiên rất nghiêm túc và đúng kế hoạch. Khi thử nghiệm tôi

đã tiếp thu những đóng góp, ý kiến của các đồng nghiệp để điều chỉnh nội dung khảo nghiệm cho phù hợp với thực tế của trường hơn. Qua khảo nghiệm sư phạm đã kiểm nghiệm được tính khả thi của luận văn. Chất lượng dạy- học môn Toán bước đầu đã có những hiệu quả nhất định.

Kết luận chương 3

Trong chương cuối này bằng thực tế giảng dạy và tìm hiểu thêm ở một số trường khác tôi đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục ở Tiểu học cụ thể có 4 phần lớn như sau:

Phần thứ nhất là các căn cứ mà tôi đã tìm hiểu được để xây dựng các giải pháp.

Phần thứ hai là một số nguyên tắc cần tuân thủ khi dạy học môn Toán ở Tiểu học.

Phần thứ ba là một số biện pháp sư phạm mà tôi đã đề xuất.

Phần thứ tư là khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất.

Tóm lại chất lượng Giáo dục toàn diện luôn là vấn đề nóng hiện nay trong Giáo dục, mọi ngành, mọi người trong xã hội đều quan tâm. Tuy nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện là một nhiệm vụ khó khăn nhưng chúng ta tin tưởng rằng với sự tâm huyết, yêu nghề, tận tình với học sinh, có quyết tâm của mỗi người giáo viên thì sẽ đưa chất lượng nhà trường duy trì và nâng cao hơn hơn nữa trong năm học này và trong tương lai.

KẾT LUẬN

Bằng phương pháp nghiên cứu lý luận dạy học ở Tiểu học thông qua môn Toán, xuất phát từ thực tiễn Giáo dục ở trường Tiểu học Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội luận văn nêu ra

 Giáo viên và học sinh là những nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình dạy học, tạo điều kiện tốt nhất để hoạt động dạy - học phát triển hiệu quả nhất có thể.

 Lựa chọn những giải pháp và những bài tập phù hợp, bổ ích cho học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3.

 Kiến nghị năm giải pháp góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục Tiểu học.

Các giải pháp này đã được khảo nghiệm tại trường Tiểu học Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và cần được thực hiện đồng bộ để hỗ trợ cho nhau đảm bảo kết quả cao nhất có thể.

Các tổ chức đoàn thể xã hội, mỗi phụ huynh học sinh cần quan tâm chung tay, chung sức cùng nhà trường phối kết hợp nhịp nhàng trong việc động viên, giáo dục con em mình ra sức học tập sáng tạo vì tương lai của chính bản thân và của cả cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. A. V. Da-pa-ro-get (1974), Giáo trình tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Vũ Thị Phương Anh, Hoàng Thị Tuyết (2005), Đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học, NXB Giáo dục.

[3]. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học), Vụ Giáo viên, Hà Nội.

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Chương trình Tiểu học, NXB Giáo dục.

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học, ban hành kèm theo quyết định số 14/2007/QĐ- BGDĐT ngày 14

tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[6]. Phạm Văn Cường (2009), Rèn luyện kỹ năng dạy học toán cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm, luận án Tiến sĩ

Giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Hà Hội.

[7]. Nguyễn Văn Diện (1999), Giáo dục học Tiểu học, trường Đại học Sư

phạm Hà Nội.

[8]. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lý học dạy học, NXB ĐHQG, Hà Nội.

[9]. Phạm Minh Hạc (1988), Tâm lý học tập (tập 1), NXB Giáo dục.

[10]. Phạm Minh Hạc (1988), Tâm lý học tập (tập 2), NXB Giáo dục.

[11]. Trần Diên Hiển (2003), Thực hành giải toán tiểu học (tập 1), NXB

ĐHQG Hà Nội.

[12]. Trần Diên Hiển (2003), Thực hành giải toán tiểu học (tập 2), NXB

ĐHQG Hà Nội.

[13]. Nguyễn Phụ Hy (2000), Dạy học môn toán ở bậc Tiểu học, NXB Đại

học Quốc gia, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học

[15]. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp dạy học tích cực, NXB Giáo dục.

[16]. Đào Thái Lai – Đỗ Tiến Đạt – Phạm Thanh Tâm – Trần Ngọc Giao –

Trần Luận (2005), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học (Dự án

phát triển giáo viên Tiểu học), NXB Giáo dục.

[17]. Trần Ngọc Lan (2002), “Một số thủ thuật thường dùng để đề xuất các bài

tập toán cho học sinh Tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, số 31 (chuyên đề),

quý II.

[18]. Nguyễn Hữu Lương (2004), “Nguyên nhân học toán khó và một trong

những biện pháp khắc phục”, Tạp chí Giáo dục, số xuân Giáp Thân.

[19]. A.N.Lêonchiep (1989), Hoạt động, ý thức, nhân cách, NXB Giáo dục.

[20]. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội.

[21]. Phạm Đình Thực (2002), 100 câu hỏi và đáp về việc dạy học toán ở Tiểu học, NXB Giáo dục.

[22]. Phạm Đình Thực (2002), Phương pháp sáng tác đề toán ở Tiểu học,

NXB Giáo dục.

[23]. Phạm Đình Thực (2004), Toán chọn lọc Tiểu học, NXB Giáo dục.

[24]. Nguyễn Ngọc Huân – Ngô Thái Sơn ( 2005), 500 Bài toán chọn lọc Tiểu học, NXB Đại học Sư Phạm.

[25]. Tô Hoài Phong – Huỳnh Minh Chiến – Trần Huỳnh Thống, Tuyển chọn 400 Bài Tập Toán 2, NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[26]. Vũ Dương Thụy – Đỗ Trung Hiệu (2003), Các phương pháp giải toán ở Tiểu học (tập 1), NXB Giáo dục.

[27]. Vũ Dương Thụy – Đỗ Trung Hiệu (2003), Các phương pháp giải toán ở Tiểu học (tập 2), NXB Giáo dục.

[28]. Nguyễn Văn Tuấn (2009), Lý luận dạy học, Trường Đại học Sư phạm kỹ

[29]. Ngô Thị Trang (2007), Thực trạng kỹ năng dạy học trên lớp của giáo viên Tiểu học Yên Dũng – Bắc Giang theo yêu cầu của chương trình mới, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[30]. Nguyễn Thị Xếp (2007), Dạy phương pháp suy luận logic thông qua môn toán tiểu học, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội.

[31]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật phổ cập Giáo dục Tiểu học,Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991.

Một phần của tài liệu Dạy học môn toán lớp 1, lớp 2, lớp 3 ở trường tiểu học mê linh, huyện mê linh, thành phố hà nội và những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học (LV01272) (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)